Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9/12/2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Chỉ thị nêu: Ngày 01 tháng 10 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 (Chiến lược TTX). Để đảm bảo Chiến lược được triển khai đúng lộ trình, hiệu quả và đạt được mục tiêu đã đề ra, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 đã được Thủ tướng ban hành, theo đó các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được phân giao đến từng các bộ, ngành, địa phương.
Trong thời gian qua, mặc dù phải đối mặt với các thách thức đa chiều, nhưng dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự chủ động tích cực của các bộ, ngành, địa phương, tiến trình tăng trưởng xanh (TTX) của Việt Nam đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy vậy, TTX chưa thực sự trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế do vẫn tồn tại một số hạn chế, thách thức trong quá trình triển khai: Một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp TTX chưa được kịp thời lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công dẫn đến sự thiếu đồng bộ, thiếu nguồn lực triển khai ở các bộ, ngành, địa phương; khung khổ thể chế, chính sách cho đầu tư cho TTX còn phân tán, các công cụ tài chính xanh chưa hoàn thiện, thiếu những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư mang tính đột phá cho TTX, dẫn tới chưa tạo được môi trường thuận lợi để tiếp cận, huy động, thu hút và tiếp nhận nguồn lực cho TTX; năng lực triển khai còn hạn chế, nhận thức về vai trò và lợi ích của TTX chưa thực sự đi sâu vào tư duy của người dân và doanh nghiệp.
Để thúc đẩy thực hiện TTX, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 năm 2050, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ đã được phân giao tại Chiến lược TTX và Kế hoạch hành động TTX.
Trong đó, Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kịp thời lồng ghép, tích hợp mục tiêu, nhiệm vụ TTX vào các chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch và các văn bản pháp luật của các ngành, lĩnh vực dự kiến ban hành trong thời gian tới; rà soát, đánh giá tiềm năng của các ngành, lĩnh vực mới trong TTX. Đẩy nhanh thực hiện các chương trình, dự án, đề án thí điểm các mô hình mới gắn với TTX; đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, lợi ích của TTX cho người dân, cộng đồng doanh nghiệp; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các Bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện TTX.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, báo cáo thực hiện Chiến lược TTX; xây dựng lộ trình hiện thực hóa TTX gắn với phát triển kinh tế - xã hội với tầm nhìn dài hạn hướng tới mục tiêu trung hòa cacbon.
Thể chế hóa, giám sát việc điều chỉnh, bổ sung áp dụng các chính sách, mô hình, công cụ kinh tế mới để thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, bền vững, bảo đảm bình đẳng và năng lực cạnh tranh, phát huy vai trò quan trọng của khu vực tư nhân trong quá trình chuyển đổi xanh.
Tăng cường vận động, huy động mọi nguồn lực cho TTX; sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công theo hướng ưu tiên nguồn vốn ngân sách nhà nước cho TTX; xây dựng cơ chế ưu đãi đầu tư thúc đẩy TTX, cơ chế hỗ trợ dự án thí điểm xanh tại Việt Nam; tổng hợp danh sách các dự án thí điểm xanh, danh mục các nhiệm vụ, dự án xanh trọng điểm trong từng thời kỳ.
Bộ Tài chính rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về quản lý và sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước thúc đẩy TTX; xây dựng, hoàn thiện chính sách ưu đãi về tài chính khuyến khích đầu tư vào các dự án xanh; khẩn trương hoàn thiện Đề án thành lập và phát triển thị trường cacbon tại Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế về ngân hàng và tín dụng phù hợp với các mục tiêu TTX đặc biệt là tín dụng xanh và ngân hàng xanh; xây dựng các giải pháp tập trung nguồn lực cho tín dụng xanh, chính sách tín dụng ưu đãi cho các dự án xanh; chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cấp tín dụng xanh, tập trung nguồn vốn cho các ngành kinh tế xanh, dự án xanh, thân thiện với môi trường.
Bộ Công Thương cơ cấu lại, nâng cấp các ngành công nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ; tăng cường thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp xanh như năng lượng tái tạo, hydrogen, phương tiện vận tải điện, hạ tầng sạc điện...; hoàn thiện và thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện Tuyên bố về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; cam kết về các mục tiêu năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng toàn cầu; đẩy mạnh nghiên cứu, thực hiện các giải pháp thích ứng với Cơ chế điều chỉnh biên giới cacbon (CBAM).
Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực quan trắc, dự báo, cảnh báo thiên tai; ưu tiên bố trí các nguồn lực, đẩy nhanh thực hiện các dự án trọng điểm về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển, sạt lở đất...
Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách về trao đổi, bù trừ tín chỉ cacbon; trình ban hành tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh; hoàn thiện bộ tiêu chí xanh quốc gia làm cơ sở xác định và phân loại các hoạt động kinh tế; hoàn thiện các quy định, chính sách, các hướng dẫn về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đẩy nhanh việc thực hiện kinh tế tuần hoàn.
Bộ Xây dựng xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách và công cụ giám sát, đánh giá phát triển đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, công trình xây dựng xanh, hạ tầng công cộng và các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường; sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng phát thải cacbon thấp; sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch.
Hoàn thiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật, tập trung nội dung về ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải (cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn, chiếu sáng, cấp năng lượng…).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, công nghệ cao, bảo vệ môi trường, giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu; hoàn thiện hạ tầng nông nghiệp, nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu, trọng tâm là các công trình thủy lợi, nước sạch phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; tập trung triển khai hiệu quả Đề án "Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với TTX vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".
Bộ Ngoại giao tham mưu thiết lập các khuôn khổ hợp tác về kinh tế xanh, thúc đẩy công tác "ngoại giao kinh tế", "ngoại giao công nghệ", "ngoại giao khí hậu", hợp tác công nghệ, huy động các nguồn tài chính cho TTX, chuyển đổi xanh; chủ động tham gia, đóng góp tích cực trong các khuôn khổ hợp tác, sáng kiến quốc tế về TTX và phát triển bền vững để nâng cao vai trò, hình ảnh quốc tế của Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc huy động các nguồn lực quốc tế, tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chuỗi cung ứng xanh toàn cầu.
Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp, các nhà sản xuất, các tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội, thay đổi nhận thức, hành vi sản xuất, tiêu dùng, lối sống xanh; đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ TTX; tích hợp TTX vào các chương trình, kế hoạch đầu tư hạ tầng đồng bộ trong chuyển đổi số.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tích hợp, lồng ghép TTX vào công tác giáo dục, đào tạo trong các cấp học, tuyên truyền, giáo dục về kỹ năng mềm, hình thành phong cách, ý thức sống xanh, văn minh; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho các ngành, lĩnh vực liên quan quan tới TTX (ngành năng lượng mới: hydrogen).
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách phát triển du lịch xanh; xử lý vi phạm với các hành vi xâm phạm môi trường, cảnh quan, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch; xây dựng, triển khai hiệu quả Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xây dựng bộ tiêu chuẩn phát triển du lịch xanh đồng bộ và hiệu quả; phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch theo hướng xanh, phát huy các giá trị tài nguyên tự nhiên và di sản văn hóa dân tộc; đẩy mạnh quảng bá du lịch xanh.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thiện các chính sách lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy tạo việc làm xanh, hỗ trợ chuyển đổi việc làm, tạo việc làm mới và bảo đảm an sinh xã hội; chính sách phát triển sinh kế bền vững cho người lao động, nhất là lao động yếu thế; thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển thị trường lao động, tạo việc làm trong các lĩnh vực liên quan tới TTX; tích hợp; bổ sung thêm các ngành, nghề đào tạo mới trong các lĩnh vực cho TTX vào chương trình đào tạo, đào tạo giáo dục nghề nghiệp; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hướng tới môi trường đào tạo nghề xanh, đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí xanh của quốc gia và thế giới.
Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện danh mục quốc gia tổng hợp các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phát thải cacbon thấp trong các ngành sản xuất; ưu tiên phân bổ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo cho TTX.
Bên cạnh đó, triển khai nghiên cứu phát triển và ứng dụng các nguồn năng lượng mới, đặc biệt là công nghệ sản xuất, lưu trữ, phân phối và sử dụng hydrogen; thu giữ/sử dụng cacbon (CCS/CCUS); nghiên cứu, thử nghiệm, cải tiến, đổi mới công nghệ sạch trong các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp tư nhân lớn theo hướng chuyển dịch sang kinh tế các-bon thấp, giảm tiêu thụ năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính.
Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông xanh, năng lượng xanh (trong đó có nhiên liệu hydrogen đối với phương tiện, thiết bị, hạ tầng giao thông xanh).
Cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề có liên quan, viện nghiên cứu, trường đại học chủ động phối hợp cùng các bộ, ngành tham gia, huy động đóng góp của các tổ chức trong nước và quốc tế, các đối tác phát triển trong thực hiện Chiến lược quốc gia về TTX; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về TTX...
Ngày 1/7, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup - ông Phạm Nhật Vượng - công bố thành lập Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh (For Green Future) hoạt động trong lĩnh vực mua bán và cho thuê ô tô điện.
Giá vàng nhẫn ngày 10/12 tăng gần 400 nghìn đồng/lượng. Tuy nhiên so với mức kỷ lục được lập lên tới 89 triệu đồng/lượng cách đây 2 tháng, hiện giá vàng giảm hơn 4 triệu đồng/lượng.
Đây là một trong những nội dung chính của Công điện số 129/CĐ-TTg ngày 9/12/2024 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành ngày 9/12/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với thương mại điện tử.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1508/QĐ-TTg giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025, giao dự toán, kế hoạch đầu tư công từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương, kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ngân sách trung ương.
Trong lần tái xuất này, tỷ phú Trung Quốc Jack Ma bày tỏ sự lạc quan về tương lai của AI, khẳng định rằng thế hệ hiện tại đang đứng trước cơ hội lịch sử để tận dụng sự bùng nổ công nghệ mới này.
Cổ phiếu YEG (tăng trần) của Yeah1 tiếp tục nối dài chuỗi tăng giá ấn tượng trong bối cảnh concer thứ hai của "Anh trai vượt ngàn chông gai" sắp được tổ chức tại Hưng Yên vào ngày 14/12 tới. Tuy nhiên, nhà sản xuất này dù đạt được những kết quả kinh doanh khả quan, Yeah1 vẫn đối mặt với áp lực từ nợ vay gia tăng.
Sau chuỗi ngày ảm đạm, VN-Index lấy lại đà tăng gần 4 điểm trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 9/12. Công ty Chứng khoáng Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) nêu quan điểm nếu dòng tiền duy trì được sự phân hóa và thanh khoản ổn định thì VN-Index sẽ sớm hướng tới mốc 1.300 điểm.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Theo CNBC đưa tin, các nhà lãnh đạo Trung Quốc hôm thứ Hai (9/12) đã cam kết thực hiện các biện pháp tài khóa “chủ động hơn” và chính sách tiền tệ “nới lỏng vừa phải” vào năm tới để thúc đẩy tiêu dùng trong nước.
Giá vàng ngày 9/12 ghi nhận giá vàng SJC duy trì ổn định quanh mốc 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn lấy đà tăng trở lại. Tuy nhiên, sau một tuần trồi sụt nhà đầu tư vẫn chịu lỗ khi đu đỉnh vàng.
Trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng phát hiện các hành vi bất thường như thao túng giá, giao dịch nội gián, hay các hành vi giao dịch khác đối với dữ liệu giao dịch lớn. Các thuật toán học máy có thể phân tích khối lượng giao dịch lớn và nhận diện các mẫu hành vi phức tạp mà các hệ thống truyền thống khó có thể phát hiện, giúp can thiệp kịp thời và chính xác hơn.
Bộ Tài chính đề xuất, từ 1/1/2025, cá nhân/chủ hộ kinh doanh có số tiền nợ thuế quá hạn trên 120 ngày từ 10 triệu đồng trở lên sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. Cơ quan thuế sẽ thông báo cho người nộp thuế qua phương thức điện tử.
Từ ngày 25/12, doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế sẽ phải thực hiện theo quy định mới về công bố thông tin.
Thị trường chứng khoán sau những ngày ảm đạm, VN-Index đã hồi phục và tăng vượt ngưỡng 1.265 điểm. Theo các chuyên gia nhận định, nhà đầu tư có thể cân nhắc gia tăng giải ngân trong giai đoạn này khi các cổ phiếu đầu tư dài hạn đang có mức định giá hấp dẫn, tập trung vào những doanh nghiệp có nền tảng cơ bản và triển vọng kinh doanh tích cực.
Theo báo cáo mới đây của VNDirect Research, các ETF Việt Nam tiếp tục ghi nhận dòng vốn rút ròng trong tháng 11, với giá trị rút ròng là 1.341 tỷ đồng.
Ngày 5/12, giá đồng bitcoin đã lần đầu tiên vượt qua mức 100.000 USD, tiếp nối đà tăng mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng trước
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1510/QĐ-TTg ngày 4/12/2024 phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3.
Tháng 11/2024, Sở GDCK Hà Nội tổ chức 17 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) do Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành. Theo đó, KBNN gọi thầu TPCP tại 5 kỳ hạn gồm 5, 10, 15, 20 và 30 năm, huy động được 20.760,5 tỷ đồng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?