Kiến nghị xử lý hơn 67 tỷ đồng tiền vi phạm đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai ở Nam Định

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm vừa ký ban hành thông báo Kết luận thanh tra trách nhiệm của UBND tỉnh Nam Định trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2015-2020; công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương giai đoạn 2010-2020.

Kết luận cho thấy, những năm qua, UBND tỉnh Nam Định cùng với các ngành, cấp trong hệ thống chính trị có nhiều cố gắng, song vẫn còn một số tồn tại, thiếu sót.

Cụ thể, đối với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở lĩnh vực như khiếu nại, tố cáo và công khai minh bạch trong chuyển đổi vị trí công tác, kê khai tài sản thu nhập còn hạn chế. Nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa tập trung nhiều vào chính sách về đất đai, nhà cửa.

Ngoài ra, việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra tại một số đơn vị của tỉnh cũng chậm, chưa chú trọng việc thanh tra trách nhiệm người đứng đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng; có cuộc thanh tra thực hiện chưa đầy đủ trình tự thủ tục.

Đáng chú ý, kết luận của TTCP có nêu Chủ tịch UBND các cấp, sở, ngành của Nam Định chưa thực hiện tiếp dân định kỳ đầy đủ; tồn tại việc ủy quyền, phân công cho cấp phó tiếp; công tác ghi chép lại sổ tiếp dân không đủ thông tin; một số cơ quan chậm sửa đổi, bổ sung quy chế tiếp dân theo quy định tại Luật Tiếp công dân 2013...

Về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, TTCP kết luận UBND tỉnh Nam Định chưa kịp thời hủy bỏ một số quy định về cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư không phù hợp; Sở Xây dựng chưa thực hiện công bố giá một số vật liệu cho các dự án giao thông, thủy lợi đã có trên thị trường; UBND tỉnh và UBND các huyện còn chậm rà soát, thành lập các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực.

Qua thanh tra 6 dự án đầu tư xây dựng vốn ngân sách nhà nước cho thấy, vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót như: Thường trực HĐND tỉnh đồng ý chấp thuận chủ trương đầu tư dự án mà không thông qua HĐND tỉnh; áp dụng hình thức quản lý dự án, bố trí nguồn vốn cho dự án chưa phù hợp; có dự án chậm bàn giao đưa vào sử dụng…

Đối với công tác quản lý, sử dụng đất, cơ quan thanh tra cho rằng, có 6 dự án thuê đất tại Nam Định với tổng diện tích 1,77ha, chủ đầu tư đã sử dụng đất nhưng chưa ký hợp đồng thuê đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính; tỉnh còn cho Công ty TNHH MTV Phương Hiển thuê 512,6m2 đất tại thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh) nhưng không thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất.

Dân cụm Vinhomes Smart City căng băng rôn về vấn đề bảo trì thang máy
Kiến nghị xử lý hơn 67 tỷ đồng tiền vi phạm đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai ở Nam Định. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, vẫn còn 17 doanh nghiệp được cổ phần hóa đang sử dụng khoảng 57,52ha đất chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý như: lập, phê duyệt phương án sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất.

Có một số dự án sử dụng dưới 10ha đất lúa có văn bản chấp thuận của Thường trực HĐND tỉnh nhưng không có Nghị quyết của HĐND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất lúa. Đáng chú ý, tại dự án đầu tư xây dựng đường tỉnh lộ 489C đoạn từ nút giao Quốc lộ 21 cầu Lạc Quần đến cầu Sa Cao (huyện Xuân Trường) sử dụng 27,5ha đất trồng lúa nhưng chưa xin ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng.

Qua thanh tra với 3 dự án sử dụng đất, gồm: Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Yên Dương; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy đóng tàu Thịnh Long (huyện Hải Hậu) cho thấy, việc xác định tiền thuê đất theo phương pháp thặng dư của cơ quan chức năng còn nhiều lúng túng, có một số khoản doanh thu, chi phí của dự án được xác định chưa phù hợp.

Riêng chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Yên Dương, đã xây dựng nhà điều hành, cụm bể nước thải trên ô đất hạ tầng kỹ thuật khi chưa được cơ quan chức năng bàn giao đất và tính tiền thuê đất.

Còn tại dự án đầu tư xây dựng nhà máy đóng tàu Thịnh Long, UBND tỉnh Nam Định giao 825.257,9m2 đất cho Công ty TNHH MTV Đóng tàu Thịnh Long thực hiện nhưng thiếu thủ tục quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chủ đầu tư không tổ chức lập, điều chỉnh dự án và điều chỉnh quy hoạch chi tiết khi diện tích giảm còn 418.028m theo Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 29/01/2015 của UBND huyện Hải Hậu.

Với những vi phạm nêu trên, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định tổ chức rà soát, xử lý về kinh tế tổng số tiền hơn 67,6 tỷ đồng trong việc quản lý đầu tư xây dựng và công tác quản lý sử dụng đất. Đồng thời yêu cầu UBND tỉnh này tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử nghiêm các cá nhân có liên quan đến vi phạm. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

Hà Nội: Quận Ba Đình hoàn thành di dời người dân tại 3 chung cư nguy hiểm cấp độ D

Trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) có 5 nhà chung cư nguy hiểm cấp độ D được ưu tiên triển khai cải tạo, xây dựng lại trong đợt 1. Đến nay, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình đã hoàn thành di dời toàn bộ các hộ dân tại 3 nhà và đang khẩn trương di dời nốt các hộ dân tại 2 nhà còn lại.

Tại tập thể Bộ Tư pháp, toàn bộ 42 hộ gia đình đã bàn giao căn hộ cũ, nhận tiền hỗ trợ và nhận nhà tạm cư.

Đơn nguyên 1 nhà A tập thể Ngọc Khánh, toàn bộ 27 hộ gia đình đã bàn giao căn hộ, nhận tiền hỗ trợ và nhận nhà tạm cư (gồm 26 hộ nhận nhà tạm cư, 1 hộ nhận tiền hỗ trợ tự lo chỗ ở).

Dân cụm Vinhomes Smart City căng băng rôn về vấn đề bảo trì thang máy
Đơn nguyên 3 nhà C8 tập thể Giảng Võ. Ảnh: Nhân dân

Tại đơn nguyên 3 nhà C8 tập thể Giảng Võ, đến nay có 36/37 trường hợp đã nhận tiền hỗ trợ, nhận nhà tạm cư và bàn giao căn hộ cũ (gồm 1 cơ quan, 19 hộ dân nhận căn hộ tạm cư và 16 hộ dân nhận tiền tự lo chỗ ở). Một hộ dân đã di dời ra khỏi nhà C8, tuy nhiên chưa đồng thuận nhận tiền hỗ trợ và nhà tạm cư.

Theo đại diện Ủy ban nhân dân quận Ba Đình, còn 23 hộ dân tại 2 đơn nguyên nhà G6A Thành Công và 3 hộ dân tại nhà số 148-150 phố Sơn Tây chưa chịu di dời.

Lý do các hộ dân chưa chịu di dời vì không đồng thuận với kết quả kiểm định và chưa đồng ý đến nơi tạm cư do chất lượng nhà tạm cư kém và vị trí quá xa nơi ở cũ.

Trong tháng 2/2023, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tiếp tục vận động các hộ dân nhận tiền tạm cư và bàn giao căn hộ; đồng thời hoàn thiện hồ sơ, ban hành quyết định cưỡng chế di dời đối với trường hợp cố tình không chịu di dời.

Chậm 30 ngày, Hậu Giang thúc tiến độ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

Ngày 8/2, UBND tỉnh Hậu Giang đã có buổi làm việc cùng Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận về tình hình triển khai 2 dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1 và dự án cao tốc Bắc - Nam, phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025, đoạn qua địa bàn tỉnh.

Dự án thành phần 3 thuộc dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đi qua địa bàn tỉnh Hậu Giang có chiều dài 37km, mức đầu tư hơn 9.600 tỷ đồng. Trong đó, chi phí GPMB hơn 1.600 tỷ đồng. Tổng diện tích đất dự kiến thu hồi gần 260ha.

UBND tỉnh Hậu Giang giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) là chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Còn Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Theo báo cáo Sở GTVT tỉnh Hậu Giang, đến nay chủ đầu tư đã tổ chức thẩm định hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi và trình UBND tỉnh phê duyệt dự án.

Hiện Sở đang làm thủ tục trình kế hoạch triển khai dự án sau khi được UBND tỉnh phê duyệt dự án. Dự kiến trong tháng 4/2023 sẽ hoàn thiện công tác lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật trình Bộ GTVT thẩm định.

Về công tác GPMB, đơn vị thực hiện đã tiếp nhận cọc, mốc, đang tiến hành kiếm điếm phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đạt khoảng 22% khối lượng.

Ông Mai Văn Tân, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hậu Giang cho biết, do chưa thống nhất thống nhất phương án thiết kế cơ bản để làm cơ sở cho việc cắm cọc GPMB, dẫn đến việc tổ chức cắm cọc chậm hơn 30 ngày so với kế hoạch.

Mặt khác, trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11/2022, triều cường lên cao, ảnh hưởng đến tiến độ cắm cọc GPMB của dự án. Tuy nhiên, Sở đã phấn đấu đẩy nhanh công việc để hoàn thành theo đúng tiến độ.

Sau khi nghe đơn vị báo cáo, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá, tiến độ triển khai thực hiện dự án còn chậm.

Từ đó, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đề nghị Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh phối hợp các huyện có dự án đi qua rốt ráo thực hiện việc kiểm đếm, đo đạc, áp giá chi trả bồi hoàn, bù lại thời gian chậm trễ. Phấn đấu đến cuối tháng 5/2023 bàn giao ít nhất 70% mặt bằng cho dự án.

Dân cụm Vinhomes Smart City căng băng rôn về vấn đề bảo trì thang máy
Công nhân cắm cọc GPMB cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Ảnh: Báo Giao thông

Đối với Sở GTVT, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, căn cứ vào cơ chế đặc thù từ đó xây dựng tiêu chí phân chia gói thầu, lựa chọn nhà thầu để chuẩn bị cho việc khởi công dự án.

Liên quan đến tiến độ triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau (hay còn gọi là cao tốc Cần Thơ - Cà Mau), theo báo cáo của Sở TN&MT, đến nay tỉnh đã bàn giao hơn 92% mặt bằng cho dự án.

Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, các huyện đang phối hợp đơn vị thi công rà soát vận động xử lý phát sinh vướng mắc về mặt bằng thi công từng vị trí cụ thể.

Số hộ được tái định cư đã phê duyệt đến thời điểm hiện nay là 402 hộ với 503 nền tái định cư. Trước mắt, ngành chức năng đã vận động di dời và hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cư được một số trường hợp cần gấp về mặt bằng. Nhưng do số lượng quá lớn nên chưa thể vận động được nhiều hộ di dời và bàn giao mặt bằng.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh phối hợp chủ đầu tư vận động các trường hợp còn lại bàn giao mặt bằng.

Bên cạnh đó, các địa phương bị ảnh hưởng bởi dự án tiếp tục rà soát, tổng hợp các trường hợp có nhà bị cắt xén một phần tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý.

Riêng các khu tái định cư phục vụ cho dự án, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang giao UBND huyện khẩn trương hoàn thành thủ tục phê duyệt khu tái định cư. Đồng thời xem xét, ưu tiên bố trí sớm cho những trường hợp cấp thiết về nhà ở.

Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài hơn 110km, tổng mức đầu tư hơn 27.523 tỷ đồng. Trong đó, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang có chiều dài hơn 37km, chi phí GPMB đoạn này hơn 1.950 tỷ; đoạn Hậu Giang- Cà Mau có chiều dài hơn 73km, chi phí GPMB hơn 1.980 tỷ đồng.

Riêng địa bàn tỉnh Hậu Giang, dự án đi qua dài hơn 63km với hơn 2.000 hộ dân bị ảnh hưởng. Trong đó, có hơn 200 hộ được đề nghị phê duyệt tái định cư với hơn 300 nền.

Chú trọng kiểm tra việc sử dụng nhà, đất công để kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết

Bộ Tài chính vừa có công văn số 1076/BTC- QLCS gửi các bộ, ngành, địa phương về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tại công văn, Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chú trọng kiểm tra việc sử dụng tài sản công là nhà, đất vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

Để để tiếp tục tăng cường công tác quản lý việc sử dụng tài sản công (TSC), Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan trung ương, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện nghiêm và đầy đủ các quy định của Luật Quản lý, sử dụng TSC, Nghị định số 151/2017/NĐ – CP (NĐ 151) và các văn bản pháp luật có liên quan về quản lý, sử dụng TSC; đặc biệt là việc sử dụng TSC vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần lập, thẩm định, phê duyệt đề án sử dụng TSC vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; đồng thời, tổ chức thực hiện theo đề án đã được phê duyệt; xác định giá trị tài sản để đưa vào liên doanh, liên kết, xác định giá cho thuê TSC…

Theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) năm 2017, Nghị định số 151/2017/NĐ – CP (NĐ 151) của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật, cơ quan nhà nước được sử dụng TSC được giao để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, không được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật về hội được sử dụng TSC được giao vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết trong một số trường hợp, khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng TSC.

Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, thanhh tra việc sử dụng TSC tại đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức thuộc phạm vi quản lý vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, chú trọng vào kiểm tra việc sử dụng TSC là nhà, đất. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, thanh tra, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và chấm dứt ngay các trường hợp kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định của pháp luật.

Các bộ, ngành, địa phương phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND các tỉnh, thành phố, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể quần chúng thực hiện giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng TSC, trong đó có việc sử dụng TSC tại đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.