Hà Nội kiểm tra các dự án đầu tư để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 123/KH-UBND về kiểm tra, đánh giá các dự án đầu tư của thành phố Hà Nội năm 2023, nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc để có giải pháp kịp thời tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Danh mục dự án kiểm tra, đánh giá đầu tư và cơ quan đầu mối chủ trì thực hiện, kiểm tra định kỳ các dự án đầu tư năm 2023, gồm: Dự án đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có 44 dự án thuộc Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 22/4/2022 của UBND thành phố ban hành kế hoạch kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án đầu tư của thành phố năm 2022 chưa được kiểm tra; 10 dự án mới không thuộc các kế hoạch kiểm tra đã ban hành.

Các dự án vốn ngoài ngân sách có 15 dự án thuộc Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 22/4/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành chưa được kiểm tra; 11 dự án mới thuộc các nhóm dự án chưa được thanh tra, kiểm tra và một số dự án thuộc nhóm các dự án đã giải phóng mặt bằng, đang xây dựng công trình một phần dự án nay chủ đầu tư đang ngừng thực hiện không theo quy định của pháp luật được các cơ quan rà soát khi triển khai thực hiện Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 8/6/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về kiểm tra, xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất, chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai để tổ chức kiểm tra, giám sát theo trình tự, thủ tục theo quy định.

Các đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Ảnh: Nhân Dân
Các đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Ảnh: Nhân Dân

Kế hoạch cũng nêu rõ, về kiểm tra khi điều chỉnh dự án đầu tư, các dự án đầu tư công, dự án PPP và dự án vốn nhà nước ngoài đầu tư công khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư phải thực hiện công tác kiểm tra trước khi điều chỉnh dự án theo quy định.

Chủ đầu tư các dự án nêu trên có trách nhiệm lập báo cáo giám sát đánh giá đầu tư dự án phục vụ điều chỉnh dự án gửi cơ quan đầu mối kiểm tra theo quy định để tổ chức kiểm tra trước khi thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án theo quy định.

Về đánh giá đầu tư, thành phố giao các sở quản lý chuyên ngành: Xây dựng, Giao thông vận tải, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Giáo dục, Văn hóa-Thể thao lựa chọn tối thiểu 2 dự án thuộc lĩnh vực ngành quản lý, tổ chức đánh giá hiệu quả đầu tư hoặc đánh giá tác động của dự án theo quy định.

Thông qua kiểm tra phát hiện những khó khăn, vướng mắc để có giải pháp kịp thời tháo gỡ, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý những vướng mắc, phát sinh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, dự án. Phát hiện những hạn chế, bất cập của quy định về giám sát, đánh giá đầu tư, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.

TP Đà Nẵng sắp có thêm Bệnh viện Đa khoa 434 tỷ đồng ở Liên Chiểu

Ngày 23/4, theo đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng, UBND Thành phố này vừa ban hành Quyết định số 749/QĐ-UBND về việc Chấp thuận chủ trương Đầu tư đối với dự án Bệnh viện Đa khoa tại khu đất số 522B Nguyễn Lương Bằng.

Theo đó, Bệnh viện Đa khoa này được xây dựng tại Khu đất 522B Nguyễn Lương Bằng, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu. Tổng vốn đầu tư gần 434 tỷ đồng.

Dự án có quy mô 150 giường, với 9 tầng, mật độ xây dựng 40%. Diện tích đất sử dụng 6.356m2.

Dự án với mục tiêu đầu tư xây dựng bệnh viện đảm bảo đủ điều kiện về hạ tầng cơ sở, trang thiết bị kỹ thuật, năng lực cán bộ và tổ chức bộ máy để đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện toàn diện công tác y tế, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Bệnh viện với mong muốn nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân.

Qua đó, bệnh viện, dịch vụ góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe của nhân dân; góp phần tạo cảnh quan, điểm nhấn kiến trúc đặc trưng cho các tuyến đường du lịch trọng điểm của Thành phố này.

Bệnh viện cũng phục vụ khám và chữa bệnh theo yêu cầu cho nhân dân, đặc biệt tập trung lĩnh vực khám, chữa bệnh chất lượng cao cho khách du lịch. Dự án này có thời gian hoạt động 50 năm.

Việc Chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án theo quy định của Luật Đầu tư 2020 để làm cơ sở tổ chức kêu gọi nhà đầu tư thực hiện dự án thông qua hình thức lựa chọn nhà đầu tư Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Liên quan dự án này, UBND TP Đà Nẵng đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, tham mưu UBND TP Đà Nẵng tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về Đấu giá tài sản và các quy định có liên quan, nhằm sớm lựa chọn được nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án.

Đến năm 2030, xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành đô thị loại I

Theo phê duyệt, phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng hiện hữu (Đô thị Bắc Giang). Diện tích lập quy hoạch khoảng: 25.830 ha. Trong đó thành phố Bắc Giang: 6.656 ha; huyện Yên Dũng: 19.174 ha.

Mục tiêu quy hoạch nhằm cụ thể hóa các định hướng chiến lược của Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan để xây dựng và phát triển đô thị Bắc Giang trở thành một đô thị trung tâm, cửa ngõ quan trọng phía Đông Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội.

Đến năm 2030 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phù hợp với Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã; phấn đấu xây dựngđô thị Bắc Giang trở thành đô thị loại I (trong đó sáp nhập toàn bộ địa giới hành chính huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc Giang).

Theo nhiệm vụ quy hoạch, đến năm 2030, dân số đô thị Bắc Giang khoảng 472.000 người. Trong đó dân số nội thị khoảng 365.200 người, chiếm 77% tổng dân số; đến năm 2045, dân số đô thị Bắc Giang khoảng 666.000 người. Trong đó dân số nội thị đô thị Bắc Giang khoảng 565.000 người, chiếm 85% tổng dân số.

Yêu cầu trọng tâm cần nghiên cứu quy hoạch đô thị Bắc Giang là tập trung khai thác các lợi thế có vị trí chiến lược: đô thị cửa ngõ, trung tâm phía Đông Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và nằm trên nhiều tuyến giao thông đối ngoại rất đa dạng, thuận lợi và quan trọng.

Đến năm 2030, phấn đấu xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành đô thị loại I
Đến năm 2030, phấn đấu xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành đô thị loại I. Ảnh minh họa

Về định hướng phát triển không gian đô thị, định hướng phát triển đô thị đến năm 2030 tập trung tái phát triển chỉnh trang, bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, không gian mở tại khu vực thành phố hiện hữu và các thị trấn (huyện Yên Dũng), các xã dự kiến lên phường để tập trung nguồn lực đầu tư phát triển và mở rộng đô thị trong tương lai, đáp ứng tiêu chí đô thị loại I.

Định hướng phát triển đô thị Bắc Giangđến năm 2045, tiếp tục phát triển đô thị theo hướng Nam và hướng Đông, gồm các khu đô thị mới đồng bộ, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu nhà ở công nhân có kết hợp với sản xuất tạo được nét đặc thù của đô thị, khu nông nghiệp công nghệ cao, khu cây xanh vui chơi giải trí và dịch vụ du lịch.

Thiết kế đô thị hiện đại, hấp dẫn, giàu bản sắc, dựa trên cấu trúc cảnh quan và sinh thái tự nhiên, đặc biệt là cảnh quan dãy núi Nham Biền và cảnh quan dọc hai bên sông Thương, sông Cầu... phải được khai thác hiệu quả.

Thiết kế đô thị phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội, trong đó nâng cấp, cải tạo và khai thác các khu đô thị hiện hữu; tăng cường khả năng giao lưu và tạo sự hấp dẫn của đô thị du lịch thông qua hệ thống không gian công cộng, quảng trường, không gian cảnh quan tự nhiên.

Dự án nhà phố và biệt thự Park Town Phú Quốc tại Phú Quốc

Park Town Phú Quốc có vị trí tọa lạc tại ấp Búng Gội, xã Cửa Dương, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Dự án nằm cách trung tâm thành phố Phú Quốc khoảng 10 phút di chuyển và cách sân bay quốc tế Phú Quốc khoảng 30 phút di chuyển.

Park Town Phú Quốc có tổng diện tích 3,4 ha, mật độ xây dựng 36%. Dự án được thiết kế xây dựng với các loại hình nhà phố và biệt thự song lập, cung cấp ra thị trường 150 sản phẩm với chiều cao xây dựng từ 2 – 3 tầng.

Dự án Park Town Phú Quốc sở 4 loại nhà phố và biệt thự với đa dạng diện tích và thiết kế, bao gồm:

Nhà liền kề mặt tiền 5 m: 47 căn, diện tích đất phổ biến 100 m2, diện tích sàn xây dựng từ 200 - 225 m2 với chiều cao từ 2,5 – 3 tầng.

Nhà liền kề mặt tiền 6 m: 45 căn, diện tích đất phổ biến 110 m2, diện tích sàn xây dựng từ 200 – 225 m2 với chiều cao 3 tầng.

Nhà liền kề mặt tiền 7 m: 45 căn, diện tích đất phổ biến 110 m2, diện tích sàn xây dựng từ 200 – 225 m2 với chiều cao 3 tầng.

Nhà liền kề mặt tiền 9 m: 3 căn, diện tích đất từ 161 – 178 m2 với chiều cao xây dựng 4 tầng.

Các sản phẩm nhà phố và biệt thự tại Park Town Phú Quốc
Các sản phẩm nhà phố và biệt thự tại Park Town Phú Quốc.

Biệt thự song lập: 28 căn, diện tích phổ biến 180 m2, diện tích sàn xây dựng 213 m2 với chiều cao 2,5 tầng.

Cư dân tại dự án Park Town Phú Quốc sở hữu hệ thống tiện ích nội khu bao gồm: Khu club house, bãi đỗ xe, công viên trung tâm, công viên ven suối, khu vui chơi trẻ em, nhà sinh hoạt cộng đồng, phòng đa năng, phòng gym-yoga, sân chơi cát cho trẻ em…

Từ dự án, cư dân có thể tiếp cận được những tiện ích lân cận như: Cách bãi tắm Ông Lang 2 km, cách cảng Quốc tế Dương Đông & KĐT mới Vingroup 3 km, cách KDL Suối Đá Bàn 5 km, cách trung tâm Dương Đông 5 km, cách sân bay quốc tế Phú Quốc, cách cáp treo An Thới 30 km…

Chủ đầu tư dự án Park Town Phú Quốc là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hạ tầng Đô thị Corporation, được thành lập ngày 29/04/2009, đặt trụ sở tại số 19 đường Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Các sản phẩm tại dự án Park Town Phú Quốc có mức giá tham khảo từ thị trường, khoảng 7 tỷ đồng với căn nhà phố và 10 tỷ đồng với biệt thự.