'Khu đất vàng' 275 Nguyễn Trãi vừa bị thu hồi sẽ xây dựng nhà ở xã hội
Bất động sảnDự kiến, ô đất ký hiệu N02 nằm tại số 275 Nguyễn Trãi được xem là vị trí "đất vàng" sẽ được xây dựng nhà ở xã hội với 408 căn hộ.
Tin bất động sản ngày 19/3 đáng chú ý với thông tin Thủ tướng vừa phê duyệt quyết định về phạm vi ranh giới lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính TP Đà Lạt và các huyện lân cận; nhằm giải quyết tình trạng ách tắc giao thông, không gian đô thị đang bị phá vỡ, đặc biệt là vùng lõi của Đà Lạt... Và các sản phẩm của dự án The Zenpark - Vinhomes Ocean Park có giá từ 1,5 tỷ đồng...
Ngày 19/3, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết Thủ tướng đã ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045.
Theo đó, phạm vi ranh giới lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính TP Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà (gồm thị trấn Nam Ban và các xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà) với tổng diện tích tự nhiên khoảng 335.930ha, gần gấp 9 lần TP Đà Lạt hiện nay.
Hiện độ cao trung bình của TP Đà Lạt là 1.500m, còn với phạm vi ranh giới vừa được Thủ tướng phê duyệt lập điều chỉnh quy hoạch, cao trình được xác định từ 850m trở lên.
Theo nhiệm vụ được Thủ tướng phê duyệt, quy mô dân số Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm đến năm 2035 khoảng 1.100.000 - 1.150.000 người; đến năm 2045 khoảng 1.900.000 - 1.950.000 người.
Quyết định của Thủ tướng nêu rõ việc điều chỉnh quy hoạch lần này nhằm bảo tồn và phát triển Đà Lạt thành đô thị đặc thù về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, lịch sử, cảnh quan tự nhiên; phát triển du lịch - văn hóa - khoa học, xanh và hiện đại có đẳng cấp quốc tế. Phát triển đô thị theo hướng bền vững.
![]() |
Toàn cảnh thành phố Đà Lạt từ trên cao. |
Đồng thời, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của TP Đà Lạt, đón đầu những dự án sắp tới mà Lâm Đồng đang triển khai như đường cao tốc, hàng không; giải quyết tình trạng ách tắc giao thông, không gian đô thị đang bị phá vỡ, đặc biệt là vùng lõi của Đà Lạt...
Trước nguy cơ quá tải về mật độ nhà ở, dân cư và du khách, dẫn đến phá vỡ cảnh quan kiến trúc thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng sẽ quy hoạch 5 đô thị vệ tinh để giải nén cho thành phố này; giữ cho vùng lõi Đà Lạt không bị “biến dạng” trước làn sóng đô thị hóa mạnh mẽ từ bất động sản du lịch và nhập cư.
Xác định một trong những vệ tinh chiến lược là huyện huyện Đức Trọng nên quá trình quy hoạch sẽ gắn với lộ trình chuyển đổi huyện Đức Trọng thành thị xã. Trong tương lai, Đức Trọng là đô thị chia sẻ rất nhiều chức năng cho Đà Lạt kể cả về thương mại, dịch vụ, vấn đề nhà ở, đất ở cho người dân.
Vệ tinh quan trọng khác nằm ở hướng Đông, Bắc, nơi còn quỹ đất và mảng xanh lớn, bao gồm các xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành (Đà Lạt) và một phần huyện Lạc Dương. Sẽ có lộ trình sáp nhập huyện Lạc Dương vào TP Đà Lạt.
Sau điều chỉnh, TP Đà Lạt sẽ trở thành đô thị du lịch quốc gia, đô thị có đặc trưng về di sản, là một trong các động lực tăng trưởng của vùng quy hoạch (Đà Lạt và vùng phụ cận) nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Sau nhiều năm dự án đường sắt Yên Viên-Cái Lân bị “treo" gây bức xúc cho người dân vùng dự án, mới đây, ông Cao Tường Huy - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ký văn bản số 518/UBND-GT1 về việc giải quyết vướng mắc đối với Tiểu dự án đường sắt Phả Lại - Hạ Long gửi Bộ Giao thông vận tải để sớm có phương án đối với dự án này.
Văn bản nêu rõ việc sớm tái khởi động dự án sẽ góp phần giải quyết các tồn tại khó khăn vướng mắc trong quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng công trình đối với các hộ dân có diện tích nằm trong phạm vi thực hiện dự án, giúp người dân sớm được bồi thường giải phóng mặt bằng ổn định đời sống, tránh kiến nghị, khiếu kiện kéo dài; đồng thời để dần hoàn thiện hạ tầng giao thông theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và các tỉnh trong khu vực có tuyến đường đi qua.
UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ sớm cho phép khởi động lại Dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân để giải quyết dứt điểm các thủ tục thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng cho các hộ dân trong phạm vi Tiểu dự án Phả Lại - Hạ Long theo đúng quy định của pháp luật.
Trong trường hợp dự án chưa được sớm khởi động lại, đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, thu hồi chủ trương đầu tư để có cơ sở thu hồi, hủy bỏ các văn bản liên quan đến việc thu hồi đất trên dự án giải phóng mặt bằng thuộc Tiểu dự án Phả Lại - Hạ Long.
Ngày 12/2 vừa qua, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện hạ tầng, trong đó có ưu tiên tuyến đường từ Uông Bí lên Yên Tử, đường kết nối với Lạng Sơn, Bắc Giang, đường ven biển, hạ tầng cửa khẩu biên giới.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn thành các thủ tục để tỉnh Lạng Sơn triển khai đầu tư nâng cấp quốc lộ 4B nối với cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, từ đó kết nối Quảng Ninh - Lạng Sơn - Cao Bằng và kết nối vùng Đông Bắc - Tây Bắc; đồng thời sớm khởi động lại dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại phải dừng lại từ năm 2011.
![]() |
Gần 3.000 hộ dân nằm trong vùng dự án bị ảnh hưởng kéo dài gần 20 năm chưa được giải quyết. Ảnh: Tiền Phong |
Dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân được phê duyệt đầu tư từ năm 2004 với chiều dài 131km (43km xây dựng mới và 88km cải tạo, nâng cấp). Tuyến đường sắt này bắt đầu từ ga Yên Viên đi qua địa bàn TP. Hà Nội, các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh và kết thúc tại cảng Cái Lân thuộc TP. Hạ Long.
Trước đó, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh cũng đề nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải làm rõ tiến độ và kế hoạch triển khai tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân và các cam kết của Bộ đối với dự án này, sau gần 20 năm ngưng trệ.
Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh, Bộ Giao thông vận tải cho biết sẽ tiến hành đánh giá tổng thể hiệu quả, phương án đầu tư, lập điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt Yên Viên - Hạ Long.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án trong văn bản trả lời kiến nghị cử tri, Bộ Giao thông vận tải cho biết, tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân có vai trò quan trọng trong phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Bộ Giao thông vận tải đã triển khai đầu tư dự án từ năm 2005. Tuy nhiên, giai đoạn 2008 - 2011, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên dự án phải đình hoãn, giãn tiến độ theo Nghị quyết số 11/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Mặt khác, nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn các giai đoạn vừa qua bố trí cho Bộ Giao thông vận tải hạn chế, phải cân đối, ưu tiên bố trí đầu tư các công trình động lực theo các Nghị quyết của Đảng, Nhà Nước, Chính phủ. Do đó chưa thể bố trí nguồn vốn đầu tư hoàn chỉnh tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.
Dự án được phê duyệt đầu tư đã lâu, đã có nhiều thay đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực dự án đi qua nên phương án đầu tư dự án cần phải được nghiên cứu cẩn trọng, kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả.
Bộ Giao thông vận tải đã giao Ban QLDA đường sắt lựa chọn tư vấn để tiến hành đánh giá tổng thể hiệu quả, phương án đầu tư, lập điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, làm cơ sở báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trong năm 2024.
Được biết, tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt từ tháng 7/2008. Dự án có chiều dài 131km; có tổng mức đầu tư trên 7.600 tỷ đồng. Tại Quảng Ninh, theo thống kê có gần 3.000 hộ dân bị ảnh hưởng do dự án đi qua.
Để thực hiện dự án này, tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành khoanh vùng và tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trong đó, thành phố Hạ Long có 721 hộ dân, tổ chức bị ảnh hưởng. Đã phê duyệt phương án bồi thường đối với 615/721 hộ dân, đã chi trả cho 157/615 hộ với chi phí gần 33 tỷ đồng. Thành phố Uông Bí có tổng số 1.075 hộ dân, tổ chức bị ảnh hưởng. Đã phê duyệt phương án 256 hộ, 2 tổ chức với tổng kinh phí gần 67 tỷ đồng. Thị xã Đông Triều có 1.186 hộ gia đình, tổ chức bị ảnh hưởng. Đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho 950 hộ gia đình, đã chi trả tiền bồi thường cho 902 hộ gia đình, tổ chức với số tiền là 22,5 tỷ đồng.
Việc tạm dừng dự án kéo theo công tác giải phóng mặt bằng dở dang, ảnh hướng trực tiếp tới người dân sinh sống dọc hai bên tuyến đường, gây khiếu kiện kéo dài, nhất là khi tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân được đưa vào Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 và Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11/2/2023. Điều này đồng nghĩa với việc gần 3.000 hộ dân trong vùng dự án sẽ còn phải mòn mỏi đợi dự án tái khởi động.
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định thành lập Cụm công nghiệp Phương Sơn - Đại Lâm, huyện Lục Nam và huyện Lạng Giang với diện tích 50 ha.
Theo đó, Cụm công nghiệp Phương Sơn - Đại Lâm thuộc địa bàn thị trấn Phương Sơn, huyện Lục Nam và xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang.
Ranh giới, phía Bắc giáp dân cư hiện trạng và cánh đồng canh tác thôn Kẻn, thị trấn Phương Sơn; phía Nam giáp nhà xưởng, dân cư hiện trạng và cánh đồng canh tác thôn Đại Giáp, xã Đại Lâm; phía Tây giáp dân cư và đất canh tác nông nghiệp thôn Đại Giáp, xã Đại Lâm; phía Đông giáp đường bê tông và khu nuôi trồng thủy sản thôn Phương Lạn, thị trấn Phương Sơn.
Sau khi Cụm công nghiệp Phương Sơn - Đại Lâm hoàn thành sẽ thu hút đầu tư các ngành nghề bao gồm: Điện, điện tử, truyền thông, cơ khí, may mặc, thiết bị dụng cụ y tế, dược, chế biến nông sản thực phẩm, bao bì và các sản phẩm từ nhựa, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo khác.
Cụm công nghiệp Phương Sơn - Đại Lâm có tổng mức đầu tư 576,235 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm.
![]() |
Lĩnh vực điện, điện tử là một trong những ngành nghề CCN Phương Sơn - Đại Lâm thu hút đầu tư. Ảnh: Báo Bắc Giang |
Về tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Từ tháng 3/2023 đến 12/2023, chấp thuận chủ trương đầu tư, lập quy hoạch chi tiết, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập thiết kế bản vẽ thi công, đánh giá tác động môi trường, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa.
Từ tháng 1/2024 đến 1/2025, bồi thường, giải phóng mặt bằng; đầu tư xây dựng các hạng mục kỹ thuật của dự án, trong đó có trạm xử lý nước thải; thu hút các nhà đầu tư thứ cấp sản xuất kinh doanh lấp đầy tối thiểu 60% diện tích đất công nghiệp.
Cụm công nghiệp Phương Sơn - Đại Lâm được thành lập và hoạt động theo các quy định hiện hành của pháp luật. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (Công ty cổ phần Xây dựng Thành Đô Bắc Giang) có trách nhiệm lập kế hoạch triển khai, tổ chức quản lý và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo đúng tiến độ được duyệt và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Sở Công Thương, UBND huyện Lục Nam, UBND huyện Lạng Giang và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm quản lý hoạt động của cụm công nghiệp theo quy định.
The Zenpark là phân khu căn hộ thuộc dự án đại đô thị Vinhomes Ocean Park, nằm trên đường Lý Thánh Tông, phường Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Dự án với hệ thống giao thông thuận tiện khi nằm kế cận với đường Đông Dư – Dương Xá (rộng 40 m) kết nối các trục đường huyết mạch là đường 5 (cũ), Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và đường 379 đi Ecopark.
The Zenpark có tổng diện tích khu đất là 28.834 m2, được thiết kế xây dựng theo mô hình căn hộ cao tầng. Dự án sở hữu 1 tầng hầm thông nhau rộng 24.000 m2, vườn nhật rộng 6.208 m2 với hồ cá coi 692 m2.
Dự án The Zenpark xây dựng với 4 tòa cao tầng với chiều cao 31 tầng bao gồm: R1.01, R1.02, R1.03 và R1.05 với các loại hình căn hộ, shophouse, shop thương mại dịch vụ. Cung cấp ra thị trường khoảng 2.700 căn hộ từ studio, căn hộ 1 – 3 phòng ngủ.
Căn hộ tại The Zenpark có diện tích đa dạng, bao gồm:
Studio: Diện tích 26 – 29,5 m2.
Căn hộ 1 phòng ngủ: Diện tích 41 – 46 m2.
Căn hộ 1 phòng ngủ + 1: Diện tích 48 – 53 m2.
Căn hộ 2 phòng ngủ: Diện tích 64 – 76 m2.
Căn hộ 2 phòng ngủ + 1: Diện tích 72 - 80 m2.
Căn hộ 3 phòng ngủ: Diện tích 76 – 81 m2.
Căn hộ 3 phòng ngủ + 1: Diện tích 90 – 101 m2.
![]() |
Dự án sở hữu hệ thống tiện ích nội khu bao gồm: Vườn Nhật Bản, sảnh cư dân phong cách Nhật Bản, hệ thống sân thể thao, hệ thống sân tập Gym, sân chơi trẻ em, vườn dưỡng sinh, đường dạo bộ và hệ thống an ninh 24/7.
Bên cạnh đó dự án còn sở hữu hệ thống tiện ích ngoại khu với hồ điều hòa 24,5 ha, biển nhân tạo 6,1 ha, các công viên với điểm dã ngoại, công viên gym ngoài trời, ĐH Vinuni, liên cấp Vinschool, bệnh viện Vinmec, trung tâm thương mại Vincom, ga Metro của tuyến đường sắt đô thị số 8.
Chủ đầu tư dự án The Zenpark - Vinhomes Ocean Park là Công ty TNHH Đầu Tư và Phát triển Đô thị Gia Lâm (Gia Lâm Urban), thành lập vào năm 2013, chuyên hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và kinh doanh bất động sản.
Tập đoàn Vingroup hiện đang nắm giữ 85% tỷ lệ biểu quyết và 61,67% tỷ lệ lợi ích tại doanh nghiệp Gia Lâm Urban này.
Ngày 03/12/2020, dự án Vinhomes Ocean Park ra mắt dòng sản phẩm The Zenpark.
Đến tháng 05/2022, The Zenpark ra mắt tòa căn hộ R1.01. Đây là tòa tháp được xây dựng theo phong cách Nhật Bản và là tòa căn hộ theo tiêu chuẩn Vinhomes Ruby cuối cùng tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park.
Hiện chủ đầu tư đang mở bán các sản phẩm tại tòa R1.01 trong thời điểm các tòa còn lại đã gần hết sản phẩm. Các căn tại tòa R1.01 có mức giá tham khảo cho khách hàng từ 1,5 - 1,6 tỷ đồng với căn studio; 2,1 – 2,6 tỷ đồng với căn hộ 1 phòng ngủ; 3,4 – 4,2 tỷ đồng với căn 2 phòng ngủ và 4,5 – 4,7 tỷ đồng với căn 3 phòng ngủ.
Dự kiến, ô đất ký hiệu N02 nằm tại số 275 Nguyễn Trãi được xem là vị trí "đất vàng" sẽ được xây dựng nhà ở xã hội với 408 căn hộ.
UBND tỉnh Kon Tum vừa có quyết định bổ sung Danh mục dự án thu hút đầu tư vào tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
HĐND TP Hà Nội thông qua chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu Ngọc Hồi với tổng vốn hơn 11.800 tỷ đồng, kết nối trực tiếp Thủ đô với tỉnh Hưng Yên.
Điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 39 dự án với tổng diện tích 72,60ha; điều chỉnh giảm diện tích đất thu hồi tại 9 dự án với tổng diện tích đất 4,57ha.
Ngày 28/4, TAND tỉnh Đồng Nai đã tuyên án về vụ án liên quan Dự án Khu dân cư Tân Thịnh. Theo đó, LDG có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ tiền đã thu của hách hàng.
Mới đây, HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (mã chứng khoán KBC) công bố thông tin về việc quyết định tham gia dự án đầu tư có giá trị trên 10% tổng tài sản theo BCTC hợp nhất năm 2024 đã được kiểm toán.
Toàn bộ hạng mục tuyến chính cao tốc Bắc - Nam đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng và các nút giao đã hoàn thành theo thiết kế được duyệt, sẵn sàng đưa vào khai thác từ 18h ngày 28/4.
Ngày 26/4, UBND xã Hoằng Tiến (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) cho biết đã báo cáo UBND huyện Hoằng Hóa về việc Công ty TNHH Du lịch và Thương mại EURO (Công ty EURO) xây dựng nhiều công trình trái phép sát bờ biển Hải Tiến.
Báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2025 của Savills Việt Nam cho thấy Sự thiếu vắng nguồn cung vừa túi tiền là nguyên nhân chính khiến lượng giao dịch căn hộ hạ nhiệt, giá mua chung cư tăng cao.
Mới đây, Sở Xây dựng TP Hà Nội đã công bố kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại dự án Hope Residences. Dự án này có vị trí tương đối đắc địa khi nằm gần khu biệt thự triệu đô Vinhomes Riverside và chỉ cách Hồ Gươm khoảng 10 km.
Dự án nhà ở xã hội tại 3 ô đất ký hiệu K4-TT1, C2-TT1, C2-TT2 thuộc quỹ đất 20% của khu đô thị Starlake Tây Hồ Tây.
Những sản phẩm có giá hơn 30 tỷ đồng/căn tại TP HCM tăng mạnh và chiếm hơn 70% nguồn cung sơ cấp. Trong khi đó, tại Hà Nội, Biệt thự tăng giá gấp đôi, nhà liền kề tăng 24%.
Ngày 24/4, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2187/QĐ-UBND về hình thức sử dụng đất tại số 34 ngõ 53 Tân Ấp, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, cho Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai.
Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương khẩn trương đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm, đảm bảo dành quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội.
Sáng 24/4, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị – ông Hà Sỹ Đồng chủ trì cuộc họp với các sở, ngành liên quan để đánh giá tình hình triển khai các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Trọng Đông - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ngày 22/4 đã ký Quyết định số 2159/QĐ-UBND về việc giao 38.507m2 đất (đợt 2) tại các xã Tân Lập, Tân Hội, huyện Đan Phượng và xã Đức Giang huyện Hoài Đức
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 23/4/2025 về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Ngày 22/4, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã CK: KBC) công bố thông tin về việc đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên với quy mô 675 ha.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 193/TB-VPCP ngày 22/4/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại chuyến công tác kiểm tra công trình Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại Hà Nam.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?