Đà Nẵng chỉ đạo 'nóng' gỡ vướng các dự án 'ì ạch'

UBND TP Đà Nẵng mới đây vừa ban hành kế hoạch đền bù giải tỏa 202 dự án trên địa bàn thành phố năm 2023.

Trong đó, nhóm I/2018 gồm 6 dự án là nhóm các dự án, công trình đã cam kết hoàn thành đền bù giải tỏa năm 2018, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Do đó, UBND TP Đà Nẵng thống nhất tiến độ gia hạn hoàn thành công tác đền bù giải tỏa chậm nhất đến 30/4/2023.

Cụ thể, 6 dự án này đều nằm trên địa bàn quận Liên Chiểu, gồm: Khu du lịch sinh thái Nam Ô còn 1 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng; trạm xử lý nước thải Liên Chiểu còn 20 hồ sơ; dự án Kênh thoát nước và vệt cây xanh cách ly còn 1 hồ sơ; dự án Khu số 1 trung tâm đô thị mới Tây Bắc còn 2 hồ sơ; Khu tái định cư Hòa Hiệp 3 giai đoạn 2 còn 5 hồ sơ; Khu tái định cư Hòa Hiệp mở rộng phía Nam nhà máy nước còn 3 hồ sơ.

Tiếp đến, nhóm I/2023 gồm 94 dự án là nhóm các dự án, công trình thuộc danh mục trọng điểm, động lực hoặc các dự án hoàn thành công tác đền bù giải tỏa trong năm 2023.

Trong đó có các dự án lớn như: Nút giao thông trục 1 Tây Bắc; quần thể du lịch Làng Vân; cụm công nghiệp Hòa Khánh Nam; cảng biển Liên Chiểu; hầm đường bộ Hải Vân; vệt 50 đường Nguyễn Tất Thành nối dài; Khu đô thị ven sông Hòa Quý – Đồng Nò; Khu đô thị Hòa Quý; Khu đô thị Hòa Hải H1 – giai đoạn 2…

Nhóm II/2023 gồm 102 dự án là nhóm các dự án, công trình triển khai phân kỳ đền bù theo tiến độ thi công trong năm 2023 và năm 2024. Các dự án điển hình gồm: Khu du lịch sinh thái Làng Vân giai đoạn 2; tuyến đường vành đai phía Tây 2; trung tâm huấn luyện bóng đá; khu số 7 – Tây Bắc; Khu tái định cư Hòa Liên 3…

UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng các dự án, nhất là dự án thuộc nhóm I/2018 và nhóm I/2023 hoàn thành giải phóng mặt bằng đúng tiến độ cam kết.

Đồng thời, đề nghị HĐND huyện Hòa Vang đôn đốc, giám sát, tích cực vận động nhân dân chấp hành chính sách giải tỏa đền bù của thành phố; lắng nghe, ghi nhận ý kiến của nhân dân để phản ánh kịp thời đến cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết; yêu cầu UBND các xã trên địa bàn huyện Hòa Vang giải trình trách nhiệm về kết quả công tác giải phóng mặt bằng.

Đà Nẵng chỉ đạo nóng với các dự án “ì ạch”(ảnh minh họa, nguồn: Internet).
Đà Nẵng chỉ đạo nóng với các dự án “ì ạch”. Ảnh minh họa

Ngoài ra, UBND TP Đà Nẵng giao các địa phương lập kế hoạch chi tiết tiến độ thực hiện về đền bù giải tỏa hàng tuần, hàng tháng cho từng dự án; phân công cán bộ theo dõi bám sát công việc, đôn đốc thực hiện đúng tiến độ; kiên quyết xử lý cưỡng chế, thu hồi đất theo đúng quy định pháp luật và không để kéo dài đối với các trường hợp được giải quyết đúng, phù hợp với quy định nhưng vẫn chây ì, chậm bàn giao mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Đáng chú ý, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các quận, huyện kiểm tra, xếp loại thi đua hàng tháng đối với các đơn vị và cá nhân liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng.

UBND TP Đà Nẵng cũng giao các chủ đầu tư, đơn vị điều hành dự án căn cứ kế hoạch chi tiết do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường quận, huyện lập, cử cán bộ phối hợp chặt chẽ trong công tác hoàn chỉnh các thủ tục về đền bù giải tỏa, tiếp dân, vận động bàn giao mặt bằng và hỗ trợ thi công cho từng dự án cụ thể.

Sở Tài nguyên và Môi trường được giao chủ động tổng hợp, đánh giá báo cáo định kỳ hàng tháng tình hình đền bù giải tỏa các dự án trên địa bàn thành phố tại cuộc họp giao ban các công trình động lực, trọng điểm và công tác đền bù, giải tỏa trên địa bàn thành phố...

Bộ trưởng GTVT ủng hộ đầu tư siêu cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ

Phát biểu tại buổi làm việc với TCT Hàng hải VN (VIMC) chiều nay (9/2), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng khẳng định lĩnh vực hàng hải còn nhiều dư địa để phát triển.

Người đứng đầu Bộ GTVT cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Dự án cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ mà VIMC đang đề xuất đầu tư xây dựng.

Đề nghị VIMC tiến hành sớm các quy trình thủ tục, Bộ trưởng nhấn mạnh: VIMC phải làm việc với hãng tàu MSC, khẩn trương thực hiện các thủ tục, làm nhanh nhất có thể để sớm hiện thực hóa cảng Cần Giờ”.

Trước đó báo cáo tại cuộc họp, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải VN (VIMC) đề nghị Bộ GTVT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam cũng như cập nhật nội dung điều chỉnh quy hoạch khu bến cảng Cần Giờ trong Quy hoạch các nhóm cảng biển và trong Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Lãnh đạo VIMC cũng đề nghị Bộ GTVT có ý kiến với các Bộ, ngành liên quan, báo cáo Chính phủ để Tổng công ty và Cảng Sài Gòn được làm chủ đầu tư dự án này.

Theo ông Tuấn, Dự án cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ có tổng mức đầu tư sơ bộ (7 giai đoạn) là hơn 112.000 tỷ đồng.

Phối cảnh dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Ảnh. Portcoast
Phối cảnh dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Ảnh. Portcoast

Trong đó, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự kiến là 18.276 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 15.416 tỷ đồng. Đến năm 2030, sẽ đầu tư giai đoạn 1 và 2 với tổng vốn đầu tư khoảng 33.692 tỷ đồng (1,39 tỷ USD).

“Dự án dự kiến sử dụng 70% vốn vay và 30% vốn tự có với mục tiêu đầu tư xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ trở thành cảng trung chuyển quốc tế”, ông Tuấn thông tin và cho biết thêm, dự án có quy mô tiếp nhận tàu mẹ trọng tải lên đến 250.000 DWT và tàu feeder trọng tải từ 10.000 - 65.000 DWT với tổng chiều dài bến cầu chính khoảng 7,2km.

Tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án là khoảng 570 ha trong đó diện tích đất cù lao (rừng phòng hộ ven biển) khoảng từ 35 ha - 70 ha, diện tích mặt nước khoảng 500 ha. Công suất thiết kế lên đến 18 triệu Teu/năm hàng container. Thời gian thực hiện từ năm 2022 - 2040.

Lãnh đạo VIMC cũng cho biết, Tổng công ty và Cảng Sài Gòn đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục theo quy định để trình Bộ KH&ĐT hồ sơ Đề xuất đầu tư Dự án cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ.

Trước đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có Dự án đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ. Dự án cũng nằm trong Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023.

Kiểm tra việc dùng tài sản công là nhà, đất vào mục đích kinh doanh

Theo Công văn số 1076/BTC-QLCS về công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị vừa được ban hành, cơ quan nhà nước được sử dụng tài sản công được giao để thực hiện nhiệm vụ và không được dùng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh hoặc liên kết.

Trong một số trường hợp, nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội sẽ được sử dụng tài sản công được giao vào mục đích trên.

Cổng thông tin của Bộ Tài chính cũng nêu rõ, bộ yêu cầu các các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn cơ quan chức năng kiểm tra việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức thuộc phạm vi quản lý, đặc biệt là các trường hợp sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh và liên kết gồm lập, thẩm định, phê duyệt đề án sử dụng tài sản công; xác định giá trị tài sản để đưa vào liên doanh, liên kết, xác định giá cho thuê…

Trong đó, lực lượng chức năng cần tập trung kiểm tra việc sử dụng tài sản công là nhà, đất dùng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; xử lý các hành vi vi phạm (nếu có), đồng thời, chấm dứt các trường hợp kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định của pháp luật.

Dự án shophouse Paradise Walk tại Phú Quốc có giá bán trung bình từ 25 - 40 tỷ/căn

Paradise Walk có vị trí tọa lạc tại đảo Hòn Thơm, thường An Thới, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Dự án sở hữu lợi thế từ hạ tầng từ giao thông, nằm giữa 2 bến du thuyền bờ Đông và bờ Tây, liền kề ga cáp treo Hòn Thơm.

Paradise Walk là phân khu đầu tiên của hợp phần tại dự án Sun Festival Avenue, được thiết kế xây dựng với mô hình nhà phố thương mại.

Tổ hợp dự án shophouse Paradise Walk cung cấp ra thị trường 106 căn nhà phố, sở hữu 2 mặt thoáng với một mặt hướng ra trục đại lộ trung tâm và một mặt hướng vào tuyến phố đi bộ.

Mỗi căn shophouse có diện tích trung bình từ 120 – 135 m2, mặt tiền 7,5 m (7,5x18 và 7,5x20), với chiều cao từ 3 – 5 tầng. Trong đó, shophouse 3 tầng sở hữu 21 căn, shophouse 4 tầng với 67 căn và shophouse 5 tầng với 8 căn.

Paradise Walk với trục quảng trường và đại lộ lên đến 9.000 m2, cùng hệ thống tiện ích nội khu như: Công viên nước Aquatopia, quảng trường biển và Plaza, beach club tổ chức tiệc cưới, beach sport club câu lạc bộ bãi biển, khu retail F&B…

Quy mô dự án Paradise Walk Phú Quốc
Quy mô dự án Paradise Walk Phú Quốc.

Từ dự án, cư dân có thể tiếp cận những tiện ích lân cận như rừng trên đảo 150 ha, bốn bãi tắm Bãi Trào, Bãi Nam, Bãi Nồm, Bãi Chướng, công viên thuỷ cung, Dolphin Cove – vịnh cá heo, làng mua sắm ẩm thực, bãi đỗ trực thăng, vịnh du thuyền, Marina Retail, đường dạo bộ ven biển, toà nhà Cánh Buồm, Casino, bể bơi vô cực…

Chủ đầu tư dự án Paradise Walk Phú Quốc là Công ty TNHH Mặt Trời Phú Quốc (thành viên tập đoàn Sun Group), được thành lập ngày 20/05/2013, đặt trụ sở tại tòa nhà Sun Home Phú Quốc, khu phố 6, phường An Thới, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Doanh nghiệp được đại diện bởi ông Phạm Quốc Quân, hoạt động trong các lĩnh vực như: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày, kinh doanh bất động sản, xây dựng các công trình nhà ở…

Ngày 19/06/2022, ra mắt phân khu Paradise Walk bởi Sun Property - Thành viên Tập đoàn Sun Group.

Các sản phẩm shophouse tại Paradise Walk có giá bán trung bình từ 25 - 40 tỷ/căn, tùy vào vị trí từng căn.