Tin bất động sản ngày 10/5 đáng chú ý với thông tin Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) sẽ thanh tra tại hàng loạt địa phương và tập đoàn lớn liên quan đến môi trường, đặc biệt là việc cấp phép hoạt động khoáng sản không thông qua đấu giá và huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum hỗ trợ 710 triệu đồng cho 71 hộ dân xã Mường Hoong, mỗi hộ được 10 triệu đồng nhưng bị thu lại 8 triệu đồng/hộ...
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thanh tra hàng loạt địa phương, tập đoàn lớn trong năm 2023
Theo kế hoạch vừa công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), từ nay tới cuối năm 2023, Thanh tra của bộ này sẽ tiến hành thanh tra việc thực hiện đề tài, đề án, dự án có nguồn kinh phí đầu tư lớn và việc thực hiện đề tài, đề án, dự án chưa được quyết toán hoàn thành (tính đến năm 2021); thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại một số đơn vị.
Trong quý II-III/2023, sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường đối với UBND tỉnh Hậu Giang, một số huyện và dự án tại địa phương này.
Thanh tra một số dự án có giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; một số dự án có chuyển đổi mục đích đất trồng lúa và đất rừng phòng hộ do HĐND cấp tỉnh thông qua tại Hải Phòng, Hà Nội.
Thanh tra việc cấp phép hoạt động khoáng sản không thông qua đấu giá và việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; chấp hành giấy phép hoạt động khoáng sản và công tác cải tạo, phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ của một số tổ chức tại tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Quang, Đắk Nông, Tây Ninh, Phú Yên.
Bộ TN&MT sẽ thanh tra hàng loạt địa phương, tập đoàn lớn trong năm 2023. Ảnh minh họa
Đặc biệt, cơ quan thanh tra sẽ làm rõ việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại một số cơ sở có lưu lượng khí thải, bụi lớn và cơ sở y tế tại TP HCM, Hải Dương, Hà Nam và Bình Dương.
Trong đó, tại tỉnh Hải Dương, sẽ thanh tra tại Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch (huyện Kinh Môn); Công ty TNHH Điện lực JAKS Hải Dương (huyện Kinh Môn), Công ty CP nhiệt điện Phả Lại (TP. Chí Linh), Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát (huyện Kinh Môn).
Tại tỉnh Hà Nam, thanh tra đối với Công ty Cổ phần xi măng Xuân Thành (huyện Thanh Liêm), Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn (huyện Kim Bảng), Công ty CP Xi măng Hoàng Long (huyện Thanh Liêm), Công ty Cổ phần Xi măng Thành Thắng Group (huyện Thanh Liêm), Công ty Cổ phần Vissai Hà Nam (huyện Thanh Liêm).
Tại TP HCM, sẽ thanh tra ở Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Từ Dũ, Viện Y tế công cộng TP HCM.
Tại Bình Dương, sẽ thanh tra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương.
Thanh tra Bộ TN&MT cũng sẽ tiến hành kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo kế hoạch của Thanh tra Chính phủ.
Kon Tum: Được hỗ trợ 10 triệu đồng tái định cư nhưng khi phát bị thu lại 8 triệu đồng
Ngày 9/5, ông Thái Văn Tưởng, Bí thư Huyện ủy Đắk Glei (Kon Tum), xác nhận đang yêu cầu các cơ quan chuyên môn báo cáo vụ việc UBND xã Mường Hoong giữ lại 568 triệu đồng tiền hỗ trợ tái định cư cho 71 hộ dân tại xã Mường Hoong.
Cụ thể, 71 hộ dân tại thôn Đắk Bối (xã Mường Hoong) được UBND huyện Đắk Glei phê duyệt hỗ trợ kinh phí tái định cư tại chỗ với số tiền 10 đồng/hộ để nâng cấp nhà ở hoặc mua vật dụng phòng chống thiên tai.
Thế nhưng, chính quyền địa phương nơi đây giữ lại 8 triệu đồng/hộ, chỉ phát cho mỗi hộ dân 2 triệu đồng.
Trước đó (năm 2019), UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đắk Glei với tổng mức đầu tư 145 tỉ đồng nhằm xây dựng 4 điểm tái định cư tập trung và 2 điểm tái định cư tại chỗ. Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện được giao làm chủ đầu tư.
Riêng đối với 2 điểm tái định cư tại chỗ, hộ gia đình nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai, nguy cơ ngập lụt, sạt lở được hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ để nâng cấp nhà ở hoặc mua vật dụng phòng chống thiên tai.
71 hộ dân thôn Đắk Bối, xã Mường Hoong bị thu lại 568 triệu đồng. Ảnh: PLO.vn
Tại thôn Đắk Bối (xã Mường Hoong), có 71 hộ dân được huyện Đắk Glei phê duyệt hỗ trợ kinh phí tái định cư tại chỗ. Sau đó, Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện phối hợp với UBND xã Mường Hoong phát tiền cho các hộ dân với tổng số tiền 710 triệu đồng
Thế nhưng, sau khi người dân nhận tiền hỗ trợ, ông A Ai (Công an viên của thôn, nay là Bí thư Chi bộ) đã thu lại của mỗi hộ dân 8 triệu đồng (tổng số tiền là 568 triệu đồng) nộp lại cho UBND xã Mường Hoong.
Cụ thể, trong 8 triệu đồng này được chia ra: 7 triệu đồng để nhờ xã trả tiền san ủi mặt bằng khu tái định cư tập trung và một triệu đồng hỗ trợ tiền cây cối cho các hộ dân hiến đất.
Thực tế, người dân chỉ được nhận 2 triệu đồng, trong khi mục đích hỗ trợ tiền cho người dân sửa sang, nâng cấp nhà ở hoặc mua vật dụng phòng chống thiên tai. Quá trình thực hiện san ủi mặt bằng, UBND xã cũng không tổ chức họp dân để thống nhất ý kiến.
Phát hiện sự việc kỳ lạ này, UBND huyện Đắk Glei đã cho xác minh kiểm tra thực tế, hiện khu tái định cư này vẫn không có người dân đến ở, mà vị trí người dân đang ở cách nơi san ủi khoảng 400 mét.
Việc UBND xã Mường Hoong và đại diện các ban, ngành thôn Đắk Bối thu tiền của người dân để thuê máy san ủi khu tái định cư tập trung khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép là trái quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư xây dựng và không đúng quy hoạch tổng thể bố trí dân cư.
UBND xã Mường Hoong và Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) huyện không thực hiện việc giám sát việc nâng cấp nhà ở hoặc mua vật dụng phòng chống thiên tai theo quy định.
Từ những sai phạm trên, UBND huyện Đắk Glei yêu cầu Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong và Trưởng phòng NN&PTNT kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan; thu hồi và hoàn trả số tiền 568 triệu đồng đã thu của các hộ dân.
Đồng thời, yêu cầu xã Mường Hoong hoàn trả lại hiện trạng ban đầu vị trí đất san ủi để cho các hộ dân tiếp tục sản xuất nông nghiệp.
Thủ tướng đồng ý đầu tư tuyến đường kết nối Bình Phước và Đồng Nai
Theo công văn 3266/VPCP-CN ngày 9/5/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý kiến nghị của Bộ Giao thông Vận tải về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để bảo đảm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam Bộ và kết nối với vùng Tây Nguyên phục vụ phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh trong khu vực.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết tuyến đường có điểm đầu tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, đoạn đầu tuyến đi trùng ĐT753 khoảng 15km, đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.
Cụ thể, phương án 1 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tổng chiều dài khoảng 76km, trong đó khoảng 31km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.
Bộ Giao thông Vận tải nhận định, phương án này tác động lớn, chia cắt vùng lõi, phân mảnh hệ sinh thái, ảnh hưởng đến hành lang liên kết đa dạng sinh học, không phù hợp với Luật Đa dạng sinh học và các điều ước quốc tế. Mặt khác cũng phù hợp với các quy định của Luật Lâm nghiệp, Luật Di sản văn hóa, Luật Bảo vệ môi trường và chủ trương của Đảng, Chính phủ.
Phương án 2 do Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu có hướng tuyến kết nối với đường Đồng Phú-Bình Dương (tỉnh Bình Phước đang đầu tư xây dựng) và đường Bắc Tân Uyên-Phú Giáo-Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tuyến tiếp tục đi theo 15,5km xây dựng mới để kết nối với đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tổng chiều dài khoảng 71km.
"Phương án này có hướng tuyến kết nối từ thành phố Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp nhất và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư xây dựng và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai," Bộ Giao thông Vận tải đánh giá.
Thủ tướng đồng ý đầu tư tuyến đường kết nối Bình Phước và Đồng Nai.
Về lựa chọn phương án, theo Bộ Giao thông Vận tải, tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai thuộc trách nhiệm quản lý của các địa phương.
Tuy nhiên, do tính chất kết nối liên vùng, Bộ Giao thông Vận tải đã hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp với Đồng Nai, Bình Phước nhiều lần kiểm tra thực địa, tổ chức họp bàn về phương án đầu tư với sự tham gia của các Bộ, UNESCO, các địa phương liên quan, trong đó kiến nghị hướng tuyến không đi qua khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (không đi qua cầu Mã Đà).
Đề xuất này đã được nhiều Bộ, ngành, UNESCO và các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai cơ bản thống nhất.
Để sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với cảng hàng không quốc tế Long Thành, cảng biển Bà Rịa-Vũng Tàu, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trước mắt chấp thuận phương án kết nối tỉnh Bình Phước với đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh không đi qua cầu Mã Đà.
Đồng thời, giao Ủy ban Nhân dân các tỉnh Bình Phước, Bình Dương cân đối nguồn vốn của địa phương và quyết định đầu tư các tuyến đường trên địa bàn theo thẩm quyền. Ủy ban Nhân dân các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh để tạo điều kiện kết nối thuận lợi các tỉnh Bình Phước, Bình Dương với cảng hàng không quốc tế Long Thành, cảng biển Bà Rịa-Vũng Tàu.
Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị, về lâu dài, giao Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng các tác động để lựa chọn hướng tuyến chi tiết phương án kết nối tỉnh Bình Phước với tỉnh Đồng Nai, bao gồm cả phương án qua cầu Mã Đà trong quá trình lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để triển khai quy hoạch mạng lưới đồng bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm cơ sở nghiên cứu, triển khai đầu tư.
HoREA có kiến nghị mới về dự án nhà ở xã hội
Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có văn bản đề nghị Quốc hội, các bộ ban ngành sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đề nghị miễn tiền sử dụng đất, không thu tiền sử dụng đất đối với các dự án nhà ở xã hội (NOXH), nhà lưu trú công nhân, ký túc xá học sinh, sinh viên, nhà ở cho lực lượng vũ trang, nhà ở công vụ, nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước, xây dựng lại nhà chung cư.
Theo HoREA, đề nghị trên là để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và kế thừa các quy định có hiệu lực, hiệu quả, có tính ổn định của Luật Đất đai 2013 và Luật Nhà ở 2014.
HoREA có kiến nghị mới về dự án nhà ở xã hội. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo HoREA, Luật Đất đai 2013 quy định cơ chế "giao đất không thu tiền sử dụng đất" đối với trường hợp "tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước", đồng thời quy định cơ chế "miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất" đối với trường hợp "sử dụng đất để xây dựng NOXH theo quy định của pháp luật về nhà ở" nhưng chưa bao gồm "dự án nhà ở công vụ", nên chưa đồng bộ, thống nhất với quy định của Luật Nhà ở 2014.
Ngoài ra, điểm bất cập của Luật Nhà ở 2014 là chưa quy định cơ chế "miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất" đối với dự án "xây dựng lại nhà chung cư" và Luật Đất đai 2013 cũng chưa quy định cơ chế này để hỗ trợ chủ đầu tư và các chủ sở hữu nhà chung cư thực hiện dự án "xây dựng lại nhà chung cư". Vì thế, mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2015/NĐ-CP và Nghị định 69/2021/NĐ-CP quy định "miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất" đối với dự án "xây dựng lại nhà chung cư", nhưng do vướng 2 luật trên nên các Nghị định này không thực thi được.
Hiện nay, cơ chế "miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất" đối với dự án "xây dựng lại nhà chung cư" đã được bổ sung vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), nhưng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa bổ sung cơ chế này nên chưa đồng bộ, thống nhất.
Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán chuyên đề tại 12 dự án bất động sản trọng điểm thuộc 5 quận, huyện của thành phố Hà Nội, gồm: Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm.
Chiều 25/3, Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Mỹ Thượng tổ chức lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NOXH) tại khu đất XH1 khu C, đô thị mới An Vân Dương, TP Huế.
Hà Nội yêu cầu các quận, huyện thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục liên quan đến tiến độ Dự án đường Vành đai 4, để đảm bảo khởi công dự án vào dịp 19/5/2025.
Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Tổng Công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) về phương án đầu tư 2 tuyến đường bộ cao tốc do VEC quản lý là Cầu Giẽ - Ninh Bình và Yên Bái - Lào Cai.
Thanh tra tỉnh Bình Thuận sẽ tiến hành việc chấp hành các quy định pháp luật về đầu tư, thực hiện Dự án khu đô thị dịch vụ du lịch Summerland (Dự án Summerland) và dự án Khu biệt thự cao cấp và du lịch nghỉ dưỡng Đồi Hòn Rơm.
Ngày 24/3, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam đã thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng, liên quan đến các vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai dự án Hồ chứa nước Lộc Đại, huyện Quế Sơn.
Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại đã được chấp thuận chủ trương đầu tư để hoàn thiện thủ tục, khởi công xây dựng trong năm 2025.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Hồ Văn Hà đã chủ trì buổi làm việc với Sở Xây dựng để nghe báo cáo về tình hình thực hiện các dự án nhà ở xã hội tại các khu dân cư thương mại trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm triển khai chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh trong giai đoạn 2025-2030.
Bộ Xây dựng vừa ban hành Quyết định số 276/QĐ-BXD về việc công bố mở cảng cạn Tân Chi giai đoạn 1 tại tỉnh Bắc Ninh, góp phần giảm tải cho các cảng biển và tối ưu hóa chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp.
Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến việc giá bất động sản tăng đột biến, nhằm đảm bảo sự ổn định và minh bạch của thị trường.
Mới đây, Công ty cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất đề xuất đầu tư dự án cán thép chất lượng cao, tập trung sản xuất các dòng sản phẩm ray đường sắt đô thị, ray đường sắt cao tốc tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi).
Những ngày đầu tháng 3/2025 các tin đồn sáp nhập tỉnh, thành phố lan truyền kéo theo hiện tượng giá đất tại các địa phương tăng nóng. Thế nhưng, thay việc đầu tư bất động sản cần có cách tính toán dòng tiền, sự am hiểu về thị trường thì nhiều người dân ồ ạt đi "gom đất" theo tin đồn. Các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị, cảnh báo về hiện tượng này.
Ngày 21/3, CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty Bất động sản uy tín năm 2025, trong đó Vinhomes, Nam Long, Ecopark là những doanh nghiệp quen thuộc dẫn đầu bảng.
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO tiếp tục bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt 166 triệu đồng vì lấn chiếm gần 6.500m2 đất công tại đảo Ó - Đồng Trường.
Ngày 17/03/2025 vừa qua, Chủ đầu tư Công ty Cổ phần Dịch vụ Trường học Quang Minh (QMS) đã ký kết với Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc,chính thức là đơn vị phân phối tòa căn hộ cao cấp QMS Top Tower, Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?