Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai đã công bố, bảo đảm việc thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh tại các Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp xã (hoàn thành trước 20/7/2025).
Đó là nội dung tại Công điện số 110/CĐ-TTg ngày 17/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.
Để bảo đảm tiếp tục triển khai đồng bộ, kịp thời các Nghị quyết của Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
Cử cán bộ xuống cơ sở nắm tình hình, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn
Về tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục tổ chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đúng quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4, khoản 2 Điều 5 và khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 của Quốc hội, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 90/CĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2025 và Nghị định số 118/2025/NĐ-CP của Chính phủ, bảo đảm duy trì và nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước.
Các Bộ: Nông nghiệp và Môi trường, Tư pháp khẩn trương phối hợp cử cán bộ xuống cơ sở nắm tình hình, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề phát sinh thuộc chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến địa chính, giải phóng mặt bằng, xác định chủ quyền đất đai và cấp sổ đỏ… (hoàn thành trước ngày 01 tháng 8 năm 2025).
Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai đã công bố, bảo đảm việc thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh tại các Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp xã theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm, của Chính phủ tại Nghị định số 118/2025/NĐ-CP (hoàn thành trước ngày 20 tháng 7 năm 2025); khẩn trương hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, kết nối, liên thông thông suốt với hệ thống thuế, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, doanh nghiệp, Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, bảo đảm nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp xã, nhất là các lĩnh vực phát sinh hồ sơ lớn ở cấp xã như: hộ tịch, đất đai, đăng ký hộ kinh doanh, xây dựng,... và các lĩnh vực mới được phân cấp, phân định thẩm quyền, bảo đảm việc thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh, không để ách tắc, chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công (hoàn thành trước 20 tháng 7 năm 2025).
Xóa các điểm "lõm sóng" để các thôn, bản có điều kiện tiếp cận chuyển đổi số
Về các nhiệm vụ đã phân cấp cho địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ thường xuyên kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống cơ quan hành chính ở Trung ương và địa phương, trong đó có các nhiệm vụ đã phân cấp cho địa phương; báo cáo Thủ tướng Chính phủ các nội dung trên trước thứ Năm hằng tuần qua Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ (để Bộ Nội vụ tổng hợp trong Báo cáo hằng tuần của Chính phủ gửi các cơ quan theo quy định).
Về việc phủ sóng công nghệ số, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương và các bên liên quan rà soát, khẩn trương cung cấp điện để xóa các điểm thiếu điện ở các thôn, bản trên cả nước (hoàn thành trước ngày 01 tháng 10 năm 2025).
Bộ Khoa học và Công nghệ theo dõi, đôn đốc tiến độ, bảo đảm hoàn thành việc "xóa các điểm lõm sóng" để các thôn, bản có điều kiện tiếp cận chuyển đổi số (hoàn thành trước ngày 01 tháng 10 năm 2025).
Nâng cao kỹ năng số cho đội ngũ cán bộ
Về việc nâng cao kỹ năng số cho đội ngũ cán bộ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, thông tin thường xuyên, liên tục, ưu tiên thực hiện kịp thời trong giai đoạn vận hành bộ máy mới theo thứ tự quan trọng, cần thiết, như là thuế, đăng ký kinh doanh, đất đai, môi trường, tư pháp, y tế, giáo dục... ; đồng thời, xây dựng chương trình và chỉ đạo tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng công nghệ, quản lý hành chính hiện đại và kỹ năng giao tiếp hành chính để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cả về chuyên môn và kỹ năng số, nhất là ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, xã đảo, nơi điều kiện triển khai còn hạn chế (hoàn thành trước ngày 01 tháng 8 năm 2025).
Tăng cường truyền thông chính sách, tạo đồng thuận trong hoạt động của mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Về việc tăng cường tuyên truyền chính sách, tạo sự đồng thuận, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan liên quan tiếp tục triển khai các kế hoạch tăng cường thông tin, tuyên truyền, chủ động cung cấp thông tin chính thống định hướng dư luận, tạo đồng thuận trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và Nhân dân; tăng cường công tác truyền thông chính sách, tạo đồng thuận và sự tham gia của người dân trong tổ chức, hoạt động của mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; đẩy mạnh thông tin đối ngoại hiệu quả, nâng cao uy tín về môi trường thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường niềm tin cho Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam (thực hiện thường xuyên).
Thiết lập cơ chế điều phối, giám sát và phản hồi thông tin 2 chiều giữa Trung ương và địa phương
Về việc thiết lập cơ chế giám sát giữa Trung ương và địa phương, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thiết lập cơ chế điều phối, giám sát và phản hồi thông tin 2 chiều giữa Trung ương và địa phương; đồng thời, bảo đảm cơ chế giám sát chặt chẽ từ cấp trên và sự tham gia của người dân (thực hiện thường xuyên).
Tập trung cao độ, dành nguồn lực cho công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật
Về việc hoàn thiện văn bản pháp lý, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục tập trung cao độ, dành nguồn lực cho công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật; khẩn trương ban hành, trình ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các Luật, Nghị quyết của Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9; tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật để vận hành đồng bộ, hiệu quả mô hình mới.
Về cải cách hành chính gắn với kiểm soát tài chính công, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với cải cách tài chính công và đổi mới phương thức quản trị địa phương; tăng cường phân cấp cho địa phương để chủ động giải quyết các thủ tục hành chính, điều hành ngân sách, tổ chức bộ máy và quản lý nhân lực.
Bộ Ngoại giao khẩn trương trình về việc gặp mặt Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng 7 năm 2025.
Tăng cường cơ sở vật chất, quy mô trường học cho các xã đảo, vùng sâu, vùng xa
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ Dự án đầu tư trường bán trú các xã, phường, đặc khu biên giới trong tháng 7 năm 2025 (sử dụng nguồn vốn tăng thu năm 2024 và tiết kiệm chi 07 tháng đầu năm 2025) và Chương trình mục tiêu quốc gia hiện đại hóa, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2026-2030; trong đó tập trung đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, quy mô trường, lớp học ở các cấp học.
Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án "Xây dựng các trường nội trú, bán trú cho học sinh phổ thông ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2026-2030".
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động rà soát các văn bản pháp lý để mở rộng đối tượng học sinh nội trú, bán trú, không phân biệt người Kinh hay dân tộc thiểu số, bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận giáo dục; ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính tham mưu, bố trí nguồn vốn từ ngân sách trung ương và việc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia hiện đại hóa, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2026-2030 và Đề án Xây dựng các trường nội trú, bán trú cho học sinh phổ thông ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2026-2030, nhằm tăng cường cơ sở vật chất, quy mô trường, lớp học.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ưu tiên nguồn ngân sách, đất đai, cơ sở vật chất sau sắp xếp để tăng cường cho giáo dục, y tế, có giải pháp huy động các nguồn lực hợp pháp khác để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường ở địa bàn khó khăn, chưa đạt chuẩn tối thiểu cơ sở vật chất, các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Các công trình trong các cơ sở giáo dục phải bảo đảm an toàn, kiên cố, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về diện tích theo các quy định hiện hành. Đặc biệt không để thiếu cơ sở thuận lợi khám, chữa bệnh cho người dân; ốm đau phải được chăm sóc sức khỏe kịp thời, hiệu quả.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã bảo đảm đủ trường, lớp học và cơ sở y tế khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cho mỗi cấp học, phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương sau khi sắp xếp.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, đây là các nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cấp thiết, đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo sát sao, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất, đúng tiến độ đề ra, bảo đảm bộ máy hoạt động ổn định, không để khoảng trống pháp lý, kịp thời giải quyết các yêu cầu của người dân và doanh nghiệp./.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chính sách và pháp luật về đất đai vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Trong đó, tình trạng lợi dụng đấu giá đất để đầu cơ, thổi giá, thao túng giá làm nhiễu loạn thị trường vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi…
Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa có công điện chỉ đạo các ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn chỉnh các hầm đường bộ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
UBND TP Hà Nội ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án Tòa nhà hỗn hợp, trụ sở công ty tại ô đất ký hiệu D14 (Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Cầu Giấy).
Nhiều vấn đề tồn tại như an ninh thiếu ổn định, chất lượng dịch vụ vận hành suy giảm, cùng với việc tài chính không được công khai minh bạch đang khiến cư dân chung cư CT2C (Khu đô thị mới Nghĩa Đô, phường Nghĩa Đô, TP Hà Nội) ngày càng lo ngại. Trước thực trạng đó, tập thể cư dân đã gửi đơn kiến nghị yêu cầu làm rõ trách nhiệm của Ban quản trị và đề nghị chính quyền địa phương tăng cường giám sát hoạt động tại tòa nhà.
Thị trường bất động sản quý II/2025, ghi nhận hơn 36.000 sản phẩm mới, gấp 2,5 lần quý trước và tăng 90% so với cùng kỳ năm 2024. Phân khúc căn hộ chung cư tiếp tục dẫn dắt nguồn cung mở bán mới, chiếm 56%, trong đó, căn hộ chung cư cao cấp, sang trọng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, đạt 60%.
TP HCM dự kiến đầu tư khoảng 172.000 tỷ đồng (tương đương 7 tỷ USD) để phát triển Trung tâm tài chính quốc tế, giai đoạn đầu cần 16.000 tỷ đồng để hoàn thiện hạ tầng khu lõi Thủ Thiêm.
Tổng nhu cầu tái định cư khoảng 1.150 hộ. Về phương án, có 45 hộ tái định cư vào các khu dân cư hiện hữu, 1.105 hộ còn lại dự kiến xây dựng mới 9 khu để bố trí tái định cư phục vụ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, với tổng kinh phí khoảng 447 tỷ đồng.
Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty Lares Pte.Ltd (Singapore) triển khai dự án Thung lũng gốm sứ ASEAN Việt Nam tại Cụm công nghiệp Vạn Thắng Yên Thọ, trên địa bàn xã Nông Cống và xã Yên Thọ.
Nhằm tháo gỡ kịp thời những "điểm nghẽn" cản trở sự phát triển, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ký ban hành Quyết định số 289/QĐ-UBND về việc thành lập 3 Tổ công tác đặc biệt.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 2355/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương án đấu giá quyền sử dụng đất đối với khu đất rộng gần 36 ha, thuộc khu dân cư theo quy hoạch tại xã Bình An, huyện Long Thành (trước đây là xã Long Đức).
Bộ Tài chính vừa có bản dự thảo sửa đổi Nghị định 103/2024/NĐ-CP (Nghị định 103) về tiền sử dụng đất, tiền thuê, trong đó đã điều chỉnh các nội dung liên quan đến khoản thu tiền đất bổ sung.
Tập đoàn Hòa Phát vừa nhận quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Khu công nghiệp (KCN) Hoàng Diệu với quy mô hơn 245 ha tại huyện Gia Lộc, Hải Dương cũ, nay là xã Gia Phúc, thành phố Hải Phòng. Dự án có tổng vốn gần 3.400 tỷ đồng và dự kiến triển khai trong vòng 30 tháng.
Trong quý II/2025, giá trung bình tại Hà Nội đạt khoảng 80 triệu đồng/m2, trong khi TP Hồ Chí Minh là 89 triệu đồng/m2. Đáng chú ý, phân khúc trung cấp gần như biến mất khỏi trung tâm Hà Nội.
Dù nguồn cung quý II/2025 tăng gấp đôi so với quý trước, nhưng giá bán sơ cấp của thị trường căn hộ bán tại TP HCM đạt 82 triệu đồng/m2 thông thủy, tăng gần 7% theo quý và 29% theo năm.
Chiều 9/7, với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừ ký ban hành Quyết định số 3693/QĐ-UBND ngày 08/7/2025 về việc phê duyệt đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Đại Kim, tỷ lệ 1/500 tại ô đất ký hiệu CT3, địa điểm tại phường Định Công, thành phố Hà Nội.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?