Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội thông qua vào sáng nay (19/2) với 459/460 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Sáng 19/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương và các cơ chế chính sách đặc thù để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Kết quả biểu quyết cho thấy, có 96,03% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành. Như vậy, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương và các cơ chế chính sách đặc thù để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận với tỉ lệ tán thành cao.
Trước khi Quốc hội tiến hành biểu quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy đã trình bày báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Về lựa chọn nhà đầu tư và nhà thầu, Quốc hội trao quyền cho Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư thực hiện các dự án.
Áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn đối với gói thầu "chìa khóa trao tay" khi xây dựng nhà máy chính với nhà thầu trong điều ước quốc tế. Hợp đồng này gồm lập hồ sơ phê duyệt địa điểm, mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, cung cấp nhiên liệu hạt nhân, vận hành, bảo dưỡng nhà máy trong 5 năm kể từ ngày dự án nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Chỉ định thầu được áp dụng quy trình rút gọn với các gói thầu tư vấn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án như lập, thẩm tra báo cáo cứu tiền khả thi; tư vấn trợ giúp chủ đầu tư đàm phán, ký kết, quản lý thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay; thẩm tra hồ sơ phê duyệt địa điểm, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình, thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công, cũng như việc tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công.
Việc thẩm định công nghệ, an toàn, an ninh trong các giai đoạn đầu tư làm dự án cũng được áp dụng chỉ định thầu.
Quốc hội cũng thống nhất, quá trình đàm phán điều ước quốc tế, hợp đồng chìa khóa tay được thực hiện song song với quá trình lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; khảo sát, cập nhật và hoàn thiện hồ sơ duyệt địa điểm, lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình và các báo cáo chuyên ngành theo quy định; rà phá bom mìn, xử lý chất độc hóa học cũng như thực hiện các hạng mục đào đắp san nền trong khu vực nhà máy chính.
Việc xây dựng hạ tầng điện, nước thi công và khu quản lý nhà điều hành của chủ đầu tư, quan trắc, đo đạc… cũng được thực hiện song song việc đàm phán hợp đồng cho nhà máy chính.
Quốc hội lưu ý các quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật do đối tác thực hiện đề xuất áp dụng cho dự án phải tuân thủ tiêu chuẩn an toàn, hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và không thấp hơn các tiêu chuẩn, điều kiện của Việt Nam.
Thủ tướng quyết định việc cho phép áp dụng các định mức, đơn giá trên cơ sở đàm phán với đối tác thực hiện dự án.
Việt Nam khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, dự kiến vận hành (phát điện) năm 2030 để đảm bảo cho phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó, nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam; còn nhà máy Ninh Thuận 2 ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.
Chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước để thông qua, phê duyệt nội dung liên quan đến dự án đầu tư, phương án huy động vốn, thế chấp tài sản để vay vốn theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Về phương án tài chính, thu xếp vốn, Quốc hội đồng ý cho phép Chính phủ đàm phán với chính phủ các đối tác thực hiện để có vốn theo nhu cầu, cam kết của nhà tài trợ nước ngoài. Chủ đầu tư được vay, vay lại theo điều kiện ưu đãi (không phải chịu rủi ro tín dụng, không phải lập đề xuất chương trình, dự án dùng vốn ODA, vay ưu đãi…).
Trong quá trình thực hiện dự án, Thủ tướng được quyết định sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác cho dự án trong trường hợp đàm phán hiệp định vay không thành công hoặc quy mô khoản vay không đủ.
Chủ đầu tư được phép thu xếp vốn đối ứng từ nguồn vốn vay, trái phiếu (trái phiếu doanh nghiệp, vốn vay lại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình do Chính phủ phát hành, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh).
Các ngân hàng thương mại trong nước được miễn áp dụng quy định về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với chủ đầu tư, chủ đầu tư và người có liên quan, để cho vay vượt giới hạn thực hiện phần vốn đối ứng. Khoản vay này không tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng của các ngân hàng với chủ đầu tư, để không ảnh hưởng đến việc thu xếp vốn các công trình, dự án khác.
Thêm cơ chế cho tỉnh Ninh Thuận
Về công tác lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án này là vấn đề nhạy cảm.
Nếu chỉ quy định áp dụng hình thức lấy ý kiến trực tuyến trong quá trình đánh giá tác động môi trường có thể làm hạn chế sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là khu vực không có điều kiện tiếp cận Internet, không lường hết được các tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe con người và chưa đáp ứng yêu cầu của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Hơn nữa, theo quy định hiện hành, thời gian thực hiện nhiệm vụ này là không quá dài.
Do đó, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Nghị quyết đã bỏ quy định này, như vậy công tác lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cần tuân thủ đúng và đầy đủ pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường.
Về cơ chế, chính sách đối với tỉnh Ninh Thuận (khoản 9 Điều 3), ông Lê Quang Huy cho hay, theo báo cáo của cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tỉnh Ninh Thuận rất khó thu hút các nhà đầu tư, trong khi tỉnh có xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn, nguồn lực rất hạn chế để triển khai các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Việc hỗ trợ thêm nguồn thu cho tỉnh Ninh Thuận trong thời gian này là hết sức cần thiết để vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương vừa tạo điều kiện phát triển hạ tầng tạo thuận lợi để phục vụ triển khai đầu tư xây dựng dự án, trong đó có việc bồi thường, thu hồi đất, tái định cư và an sinh xã hội trong giai đoạn trước mắt.
Các chính sách cụ thể, dài hạn sẽ giao Chính phủ và UBND tỉnh Ninh Thuận nghiên cứu ban hành hoặc đề xuất ban hành. Do đó, xin Quốc hội cho phép được chỉnh lý, bổ sung quy định về cơ chế, chính sách đối với tỉnh Ninh Thuận và thể hiện như quy định tại khoản 9 Điều 3 dự thảo Nghị quyết.
Để đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ, chất lượng, Chính phủ đề xuất Quốc hội ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách đặc thù đối với dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sở Xây dựng vừa có công văn báo cáo UBND TP HCM các nội dung cần xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy phục vụ công tác lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 (gọi tắt là quy hoạch chung).
THACO của tỷ phú Trần Bá Dương muốn đẩy nhanh tiến độ khu công nghiệp (KCN) 26.000 tỷ tại Bình Dương, sẽ khởi công vào tháng 9. Dự án có tổng diện tích khoảng 786ha và sẽ tạo thêm việc làm cho hơn 32.000 lao động.
HĐND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Nghị quyết số 21 về việc thông qua nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000, Khu dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại bán đảo Tha La (hồ Dầu Tiếng, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương).
Chiều nay, 6/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Đại diện các doanh nghiệp bất động sản đã "hiến kế" một loạt giải pháp và cam kết trong việc phát triển loại hình nhà ở này.
UBND tỉnh Nam Định vừa phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hải Long (VSIP Nam Định) giai đoạn 1.
Mới đây, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam cho biết sẽ khởi động quá trình hồi sinh dự án toà tháp nghìn tỷ bị bỏ hoang 10 năm tại Khu đô thị mới Cầu Giấy, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đã kiến nghị 10 giải pháp phát triển nhà ở xã hội
Chiều nay, 6/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Sở Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) vừa trình UBND TP HCM dự thảo công nhận việc quản lý, sử dụng đất đối với Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn trên diện tích 170.559 m2 (số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm (phường Bến Nghé, quận 1).
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 4 dự án Khu đô thị phức hợp tại huyện Cam Lâm, gồm: Dự án Khu đô thị phức hợp Cam Hòa; Khu đô thị phức hợp Cam Thượng; Khu đô thị phức hợp Suối Tân và Khu đô thị phức hợp Cam Tân.
Với đà tăng của giá nhà ở tại các đô thị lớn từ 30-50% việc người trẻ dưới 35 tuổi có thể sở hữu căn nhà đầu tiên là điều xa vời. Vậy thành lập 'Quỹ nhà ở quốc gia' có giải được bài toán nhà giá rẻ tại các đô thị lớn, nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi?
Theo thông tin được công bố vào ngày 3/3/2025, siêu dự án quy mô lên đến 250ha, trải dài 11km ven sông có tên thương mại dự án Noble Palace Riverside đã về tay Sunshine Group (HNX: mã chứng khoán KSF).
Hiện tại, cầu Tứ Liên và Trần Hưng Đạo đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư. Theo kế hoạch, cầu Tứ Liên và cầu Trần Hưng Đạo hoàn thành vào tháng 4/2028 với thời gian thi công 30 tháng.
Theo quy định mới của UBND TP HCM, chỉ chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp mới được kinh doanh lưu trú du lịch và phải có hợp đồng thuê. Căn hộ chung cư chỉ được cho thuê để ở, không dùng cho lưu trú ngắn ngày (airbnb).
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?