Khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Chính phủ được giao khẩn trương chỉ đạo bố trí nguồn lực thực hiện theo kết luận của cấp có thẩm quyền; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các luật liên quan, trong đó có Luật Năng lượng nguyên tử.
Để đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ, chất lượng, Chính phủ đề xuất Quốc hội ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách đặc thù đối với dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo tóm tắt về nội dung các cơ chế, chính sách đặc thù cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sáng 14/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thống nhất chủ trương tái khởi động Chương trình điện hạt nhân và Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 trong đó có nội dung tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
“Do đây là Dự án đặc biệt quan trọng, có công nghệ phức tạp, chỉ một số ít quốc gia sở hữu; nhu cầu vốn đầu tư rất lớn và lần đầu tiên được đầu tư xây dựng tại nước ta nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thực hiện”, Bộ trưởng nói.
Theo đó, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép triển khai đồng thời việc đàm phán với các đối tác đã thực hiện để ký Hiệp định liên Chính phủ, thỏa thuận hợp tác xây nhà máy điện hạt nhân và Hiệp định liên Chính phủ về khoản tín dụng xuất khẩu Nhà nước tài trợ xây nhà máy này. Quá trình này thực hiện song song với phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án đầu tư.
Về lựa chọn chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện, đề xuất cho phép Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư thực hiện các dự án; áp dụng hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay và chỉ định thầu đối với gói thầu chìa khóa trao tay xây dựng nhà máy chính với nhà thầu trong Thỏa thuận hoặc Hiệp định liên Chính phủ; áp dụng hình thức chỉ định thầu/chỉ định thầu rút gọn đối với các gói thầu tư vấn quan trọng để lập, thẩm tra, thẩm định, trợ giúp chủ đầu tư quản lý, thực hiện dự án; mua nhiên liệu, thuê đối tác vận hành, bảo dưỡng trong thời gian đầu.
Được thực hiện song song, đồng thời một số công việc chuẩn bị dự án (khảo sát lập nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, rà phá bom mìn, thực hiện dự án thành phần…) trong quá trình đàm phán hiệp định, thỏa thuận, hợp đồng chìa khóa trao tay trước khi phê duyệt dự án đầu tư.
Về phương án tài chính, vốn, Chính phủ đề xuất được đàm phán với Chính phủ các đối tác thực hiện để thu xếp vốn cho dự án theo nhu cầu, cam kết của nhà tài trợ nước ngoài.
Chủ đầu tư được vay, vay lại theo điều kiện ưu đãi. Nguồn tăng thu, tiết kiệm chi của ngân sách Trung ương và vốn hợp pháp khác được dùng cho dự án trong trường hợp đàm phán hiệp định vay không thành công, hoặc khoản vay quy mô nhỏ. Các thủ tục lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ưu đãi có thể được miễn.
Chủ đầu tư có thể dùng vốn vay, vốn trái phiếu (Chính phủ, Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu công trình...) để làm vốn đối ứng cho dự án.
Chính phủ cũng đề nghị cho phép huy động vốn từ các nguồn vay lại, tín dụng xuất khẩu có bảo lãnh Chính phủ hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Chính phủ.... Các cơ quan cho vay lại, tổ chức tài chính, tín dụng được miễn thủ tục thẩm định khi cho vay, cho vay lại vốn ODA, ưu đãi nước ngoài và phát hành trái phiếu.
Với tỉnh Ninh Thuận, Chính phủ đề nghị hàng năm ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh 70% nguồn tăng thu từ triển khai dự án điện hạt nhân. Tỉnh này cũng được vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài với tổng dư nợ tối đa 90% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp.
Trong quá trình triển khai dự án, nếu phát sinh các vấn đề mới hoặc phải sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách này, Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu rõ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất với sự cần thiết phải ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Về cơ chế áp dụng chỉ định thầu gói thầu "chìa khóa trao tay", theo cơ quan thẩm tra, là hợp lý để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Tuy nhiên, hình thức này có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh, nguy cơ lợi ích nhóm và thiếu minh bạch trong quá trình thực hiện. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hiệu quả của hình thức hợp đồng này.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, Tờ trình số 74/TTr-CP của Chính phủ chưa nêu bật: cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn đối với sự cần thiết, tính cấp bách ban hành các cơ chế, chính sách; quan điểm và nguyên tắc ban hành các cơ chế, chính sách trong dự thảo Nghị quyết. Qua đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo làm rõ nội dung này.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy, Chính phủ đề xuất đưa Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành trong năm 2030. Do đó, đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng và bổ sung giải pháp để bảo đảm mục tiêu hoàn thành dự án theo đề xuất của Chính phủ.
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy, mỗi nhà máy gồm 2 tổ máy. Nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. Nhà máy Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trước đó giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Tập đoàn Công nghiệp năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Về tiến độ, Thủ tướng yêu cầu rút ngắn thời gian hoàn thành dự án so với dự kiến trước đây, chậm nhất tới 31/12/2031 phải hoàn thành và phấn đấu hoàn thành trước 31/12/2030.
Chính phủ được giao khẩn trương chỉ đạo bố trí nguồn lực thực hiện theo kết luận của cấp có thẩm quyền; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các luật liên quan, trong đó có Luật Năng lượng nguyên tử.
Hà Nội giao 24.000 m2 đất tại khu đô thị mới Kim Chung (huyện Đông Anh) cho liên danh Handico và Viglacera để xây dựng nhà ở xã hội và công trình giao thông.
Trong năm 2025, TP HCM dự kiến sẽ có 4 dự án hoàn thành với 3.000 căn và 8 dự án khởi công với quy mô 7.945 căn.
Bộ GTVT vừa có thông tin về việc huy động các nguồn lực để đầu tư, xây dựng thêm nhiều tuyến đường cao tốc đối với khu vực phía Nam, qua đó đồng bộ hạ tầng, tăng liên kết vùng, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vừa công bố danh mục dự án xây dựng nhà hát ngọc trai và công viên văn hóa nghệ thuật chuyên đề với tổng vốn đầu tư 500 tỷ USD.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 12/2/2025 về việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến việc giảm tiền thuê đất năm 2024 và ban hành Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024.
Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đề nghị xem xét có cơ chế đặc thù để cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ condotel gắn liền với quyền sử dụng đất (sổ hồng), có thời hạn tối đa 50 năm cho các nhà đầu tư, khách hàng.
Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển đề xuất đầu tư 3 dự án tại Bắc Ninh, gồm Khu đô thị thể thao Nam Sơn, Khu đô thị du lịch tâm linh và Khu đô thị dịch vụ du lịch tại Tiên Du.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết vừa có thông báo về giá bán đấu giá khu đất 29.297 m2 tại phường Thắng Tam, TP Vũng Tàu.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 265/QĐ-TTg ngày 11/02/2025 chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Long Đức (giai đoạn 2), tỉnh Đồng Nai.
Theo Quyết định số 3117 của Cục Thuế TP Hà Nội, tổng số tiền mà Hải Phát bị phạt, truy thu và tiền chậm nộp là hơn 5 tỷ đồng.
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định thu hồi 3.557m2 đất (ô đất N02) tại Quyết định số 2275/QĐ-UBND ngày 26/3/2013 của UBND Thành phố; giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội quản lý, đề xuất phương án khai thác theo quy định.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 11/2/2025 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Thái, tỉnh Bắc Giang.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị, các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu, tiếp tục có các gói tín dụng ưu đãi để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người trẻ từ 35 tuổi trở xuống, nhà ở cho những đối tượng khó khăn.
Sáng 11/2, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến thường kỳ tháng 2/2025 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND TP và theo Chương trình công tác năm 2025 của UBND TP.
CII được lãnh đạo TP HCM giao nghiên cứu dự án TOD Hàng Xanh với tổng diện tích khoảng 51,4 ha, mức đầu tư sơ bộ dự kiến khoảng 216.000 tỷ đồng.
HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét xây dựng cơ chế cho người trẻ (từ 18 - 45 tuổi) mua căn nhà đầu tiên được vay tín dụng với lãi suất thương mại hợp lý (khoảng 6% - 7%/năm được bảo đảm khoản vay bằng chính căn nhà đó) trong thời hạn 10 - 15 năm.
Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa đề xuất công nhận nhà trọ cho thuê dài hạn là một loại hình nhà ở xã hội.
Bộ Tài chính đề xuất quy định thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian sở hữu tài sản đó; thời gian càng ngắn thì mức thuế càng cao, nhằm ngăn chặn đầu cơ nhà đất.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 10/2/2025 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Phúc, tỉnh Bắc Giang (Dự án).
Theo UBND TP Hà Nội, việc thu hồi lô đất là do Công ty cổ phần Him Lam có văn bản đề nghị tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Đất đai năm 2024.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?