Thị trường chuyển giao rủi ro thay thế

Alternative Risk Transfer Market - ART

Thị trường chuyển giao rủi ro thay thế (Alternative Risk Transfer Market - ART) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Nasdaq.com

Thị trường chuyển giao rủi ro thay thế

Khái niệm

Thị trường chuyển giao rủi ro thay thế trong tiếng Anh là Alternative Risk Transfer Market, viết tắt là ART.

Thị trường chuyển giao rủi ro thay thế (ART) là một phần của thị trường bảo hiểm cho phép các công ty trao đổi các hợp đồng bảo hiểm và chuyển giao rủi ro mà không phải thông qua bảo hiểm thương mại truyền thống. 

Lực lượng thị trường chuyển giao rủi ro thay thế gồm có các nhóm duy trì rủi ro (RRG), các pool bảo hiểm và các công ty bảo hiểm nội bộ.     

Đặc điểm Thị trường chuyển giao rủi ro thay thế (ART) 

Thị trường chuyển giao rủi ro thay thế có hai phân khúc chính: chuyển giao rủi ro thông qua các sản phẩm thay thế và chuyển giao rủi ro thông qua người chịu trách nhiệm thay thế. 

- Chuyển giao rủi ro thông qua người chịu trách nhiệm thay thế đòi hỏi việc tìm kiếm các tổ chức như các công ty bảo hiểm nội ngành hoặc các pool bảo hiểm. 

Đối tượng tìm kiếm là các tổ chức bảo hiểm sẵn sàng chấp nhận rủi ro của công ty bảo hiểm, đổi lại họ sẽ nhận được một khoản phí. 

- Chuyển giao rủi ro thông qua các sản phẩm thay thế là các giao dịch mua hợp đồng bảo hiểm hoặc các sản phẩm tài chính khác như chứng khoán.   

Các công ty có thể lựa chọn công ty chịu trách nhiệm thay thế tùy theo mức rủi ro có trong danh mục bảo hiểm của họ. 

Các lực lượng trên Thị trường chuyển giao rủi ro thay thế

Phần lớn các công ty chịu trách nhiệm thay thế là công ty tự bảo hiểm, cho phép công ty giảm chi phí và hợp lí hóa qui trình yêu cầu bồi thường trong khi hoa hồng bảo hiểm vẫn theo qui định của nhà nước. 

Điều này là do tự bảo hiểm giúp loại bỏ một số chi phí mà các công ty bảo hiểm thương mại thu từ các chủ hợp đồng. 

Các hạng mục bảo hiểm phổ biến trong công ty tự bảo hiểm là bồi thường cho công nhân viên, bồi thường trách nhiệm chung, trách nhiệm tự động và các thiệt hại về vật chất.   

- Các nhóm duy trì rủi ro và công ty bảo hiểm nội bộ thường phổ biến hơn với các tập đoàn lớn. 

- Các pool bảo hiểm phổ biến hơn với các doanh nghiệp do nó cho phép kết hợp nguồn lực để chia sẻ rủi ro của các hợp đồng bảo hiểm.     

Các lựa chọn khác trên Thị trường chuyển giao rủi ro 

Một số sản phẩm bảo hiểm khác có trên thị trường ART là vốn dự phòng, chứng khoán phái sinh và bảo hiểm liên kết chứng khoán.

Các sản phẩm bảo hiểm này có liên quan chặt chẽ với các chứng khoán nợ và chứng khoán vốn do chúng có liên quan mật thiết đến việc phát hành trái phiếu. 

Tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu được đầu tư để tăng số tiền sẵn có cho các công ty bảo hiểm trang trải các trách nhiệm hay các nghĩa vụ nợ. 

Quá trình chứng khoán hóa là quá trình gom rủi ro của một hoặc nhiều công ty bảo hiểm với nhau, và sau đó bán rủi ro đó cho các nhà đầu tư.  

Pool bảo hiểm 

Pool bảo hiểm là một nhóm các công ty bảo hiểm được thành lập nhằm đáp ứng một mục đích kinh doanh nào đó.

Thông thường khi rủi ro tài chính quá cao so với năng lực của một công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ  san sẻ rủi ro tài chính quá lớn này bằng cách tham gia vào một pool bảo hiểm.

Các công ty tham gia pool bảo hiểm và chia sẻ các nguồn lực của họ như một hình thức quản lí rủi ro khi rủi ro quá lớn. Ví dụ như pool bảo hiểm cấp bảo hiểm động đất ở khu vực dễ xảy ra động đất hay bảo hiểm cho những người có vấn đề y tế nghiêm trọng.

Các pool bảo hiểm cấp bảo hiểm lao động là phổ biến nhất do các yêu cầu bồi thường tai nạn lao động là một trong những mục rắc rối nhất trong các loại bảo hiểm. 

Ngoài ra, các công ty bảo hiểm cũng thành lập các pool bảo hiểm để tự cấp bảo hiểm cho chính họ. 

Về bản chất, các công ty này tạo ra một nhóm bảo hiểm cung cấp các chương trình bảo hiểm ổn định và giá cả phù hợp hơn với nhu cầu của họ so với các chương trình bảo hiểm của các công ty bảo hiểm khác.

(Theo Investopedia)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: