Thị trường chứng khoán ngày 4/4, VN-Index tăng 8,26 điểm lên 1.524,7 điểm. Nhóm cổ phiếu chứng khoán diễn biến nổi bật nhất trong phiên giao dịch hôm nay. Hàng loạt cổ phiếu "họ FLC" như FLC, ROS, KLF, HAI, ART, AMD tăng kịch trần.
Diễn biến phiên giao dịch thị trường chứng khoán ngày 4/4.
Kết thúc phiên giao dịch 4/4, VN-Index tăng 8,26 điểm lên 1.524,7 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 779,5 triệu đơn vị, tương ứng hơn 26.751,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 254 mã tăng giá, 187 mã giảm giá và 61 mã đứng giá.
HNX- Index tăng 4,59 điểm lên 458,69 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 89,2 triệu đơn vị, tương ứng hơn 2.855,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 163 mã tăng giá, 92 mã giảm giá và 40 mã đứng giá.
UPCOM-Index tăng 0,48 điểm lên 117,67 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 73,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.705 tỷ đồng. Toàn sàn có 242 mã tăng giá, 126 mã giảm giá và 65 mã đứng giá.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán diễn biến nổi bật nhất trong phiên giao dịch hôm nay: AAS, AGR, ART, CTS, FTS, HBS, VND tăng hết biên độ lên giá trần. Các mã chứng khoán còn lại đều ở chiều giá xanh; trong đó, MBS tăng tới 7,1%, CSI tăng 6,2%, VIX tăng 6,1%, TCI tăng 5,8%. Các mã trụ cột như: SSI, SHS, HCM… cũng đều có mức tăng hơn 4%. Ở nhóm chứng khoán, SSI tăng 4,9%, VCI tăng 2,96%, HCM tăng 4,5%; VND, CTS, FTS tăng kịch trần... Trong khi đó, nhiều cổ phiếu cao su tăng mạnh như GVR tăng 5,64%, DPR tăng 3,3%, PHR tăng 5,2%...
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng diễn biến khá tích cực. Nhiều mã nới rộng đà tăng so với phiên sáng. Một số cổ phiếu tăng trên 1% gồm VPB và OCB. Các cổ phiếu giảm hơn 1% có thể kể đến TCB, HDB, SHB, EIB.
Hàng loạt cổ phiếu "họ FLC" như FLC, ROS, KLF, HAI, ART, AMD tăng kịch trần
Cùng đó, nhóm cổ phiếu dầu khí chỉ còn POS giảm giá, PVE không có giao dịch. Tất cả các mã cổ phiếu dầu khí còn lại ở chiều tăng giá.
Ở nhóm sản xuất, ngoài nhóm cao su, các cổ phiếu vốn hóa lớn đều tăng điểm như HPG tăng 0,33%, MSN tăng 2,39%, VNM tăng 0,61%, SAB tăng 0,73%, GEX tăng 3,94%. Trái lại, cổ phiếu phân bón - hóa chất giảm mạnh như DGC giảm 3,07%, DCM giảm 4,99%, DPM giảm kịch sàn.
Cổ phiếu năng lượng diễn biến tích cực khi GAS tăng 2,46%, PGV tăng 0,86%, POW tăng 1,25%, PLX tăng 2%.
Phân hóa xảy ra ở nhóm hàng không và bán lẻ khi VJC tăng 1,42% còn HVN giảm 0,6%; MWG giảm 0,64%, PNJ giảm 0,51%, FRT tăng 0,53%.
Nhóm bất động sản, các cổ phiếu vốn hóa lớn đa phần tăng điểm như VHM, VIC, VRE, đặc biệt là NVL tăng 4,72%. Ở chiều ngược lại, DIG giảm 2,46%, KDH giảm 1,49%, DXG giảm 6,24%, NLG giảm 2,27%. Nhìn chung, sắc xanh và đỏ đan xen.
Hai phiên tăng mạnh để vượt mốc 1.500 điểm cùng thanh khoản nhảy vọt cuối tuần trước, theo nhận định của nhiều công ty chứng khoán, là tiền đề cho VN-Index tiếp tục bứt phá. Trạng thái tích cực của các mã vốn hóa lớn lan tỏa sang nhóm vốn hóa vừa và nhỏ, cộng thêm dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài đang trở lại mạnh mẽ được kỳ vọng sẽ đẩy chỉ số phá đỉnh lịch sử 1.528,48 điểm (tính theo giá đóng cửa) thiết lập cách đây ba tháng trong vài phiên tới.
Thực tế, VN-Index chạm mốc này sớm hơn dự báo. Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM tăng nhanh sau giờ mở cửa phiên đầu tuần và có lúc tích lũy gần 15 điểm so với tham chiếu, lên 1.530,47 điểm để xác lập đỉnh mới.
Trong bối cảnh xung đột tại Trung Đông tiếp tục leo thang, giới đầu tư toàn cầu bước vào ngày thứ Tư với tâm thế lo ngại. Giá dầu tăng vọt, trong khi dòng tiền chảy mạnh về trái phiếu chính phủ Mỹ và đồng USD – những tài sản trú ẩn an toàn. Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo.
NovaGroup và bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh - con gái ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Novalnd - đã bán tổng cộng hơn 11 triệu cổ phiếu NVL trong các giao dịch từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6.
Tính đến cuối tháng 3/2025, tiền gửi của khu vực dân cư tiếp tục xu hướng tăng mạnh, đạt 7,46 triệu tỷ đồng, tăng 5,73% so với đầu năm, đạt mức kỷ lục mới.
Động lực chính đóng góp vào đà tăng của thị trường hôm nay là nhóm Vingroup. VHM tăng 3,3% lên 69.600 đồng/cổ phiếu. VIC tăng 2,7%, VPL tăng 1,5%, còn VRE nhích nhẹ 0,2%. Bốn cổ phiếu góp gần 5 điểm. Nhóm dẫn dắt thị trường còn có một số đại diện ngành ngân hàng, bất động sản
Một động thái bất thường từ chính quyền Trump khi tự trao cho mình "cổ phần vàng" trong U.S. Steel -một phần trong thỏa thuận phê duyệt thương vụ Nippon Steel mua lại công ty thép hàng đầu Mỹ, có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài e dè khi cân nhắc các thương vụ tại Mỹ.
Nỗ lực của Liên Hợp Quốc nhằm kêu gọi đầu tư tài chính bảo vệ đại dương trên toàn cầu đã đạt được khoảng 10 tỷ USD, vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu ước tính lên tới 175 tỷ USD mỗi năm. Nhiều nhà đầu tư còn chần chừ vì thiếu khung pháp lý rõ ràng về quản lý đại dương.
Ngày 16/6, các thị trường châu Á giữ được sự ổn định trong bối cảnh giá dầu tiếp tục leo thang khi căng thẳng tại Trung Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, làm gia tăng thêm yếu tố bất ổn địa chính trị trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vốn đã nhiều thách thức.
Dự thảo sửa đổi Nghị định 24 bổ sung quy định: Việc thanh toán mua, bán vàng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải được thực hiện thông qua chuyển khoản ngân hàng.
Thị trường chứng khoán Phố Wall kết thúc phiên 12/6 tăng nhẹ trong bối cảnh lo ngại về thuế quan cùng với dữ liệu lạm phát nhẹ của Mỹ và kết quả tích cực từ phiên đấu giá trái phiếu Chính phủ Mỹ.
Chính phủ Nhật Bản tiếp tục cảnh báo về những rủi ro mà các mức thuế nhập khẩu từ Mỹ có thể gây ra cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời nhấn mạnh trong báo cáo kinh tế tháng 6 công bố hôm thứ Tư rằng cần theo dõi sát tác động tiềm tàng của thuế quan đối với lợi nhuận doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 24 theo hướng thị trường hóa có kiểm soát, từng bước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng. Cơ chế mới cho phép thêm doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, đồng thời tăng cường kiểm soát để đảm bảo minh bạch, ổn định.
Sáng 11/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đứng ở mức 1.316,23 điểm, tương ứng tăng 5,66 điểm (0,43%) so với hôm trước. HNX-Index giảm 0,09 điểm (-0,04%) xuống 226,4 điểm. UPCoM-Index đi ngang tức vẫn giữ mức 98,19 điểm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?