11 lô đất tại Thủ Thiêm sẽ xây Trung tâm tài chính quốc tế
TP HCM sẽ xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại khu vực 11 lô đất với diện tích hơn 9ha thuộc khu chức năng số 1, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức.
Sáng 11/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 11/6, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Trước đó, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình giới thiệu về vai trò và ý nghĩa của Trung tâm tài chính quốc tế.
Phó Thủ tướng cho hay, mục tiêu trong năm 2025 thành lập Trung tâm tài chính quốc tế, đặt tại hai địa điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Hai thành phố đang tích cực chuẩn bị cho công tác này.
Thông tin tại phiên họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế với các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm xây dựng trung tâm tâm tài chính để thu hút dòng vốn quốc tế phục vụ cho 3 đột phá chiến lược, các động lực tăng trưởng truyền thống và động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo...).
Đồng thời, phát triển dịch vụ tài chính cao cấp, thử nghiệm và quản lý các thị trường mới do thực tiễn đặt ra (tài sản số, tín chỉ các-bon…); hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao; kết nối với kinh tế thế giới và nâng tầm vị thế của Việt Nam trên thị trường tài chính toàn cầu; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tuyệt đối của Đảng; thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, quan điểm và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển Trung tâm tài chính quốc tế…
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, quy định các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, hiện đại, hiệu quả, mang tính cạnh tranh, đi kèm với cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, giám sát, quản lý rủi ro bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, tuân thủ Hiến pháp, phát huy tối đa lợi thế của Việt Nam để xây dựng, phát triển Trung tâm tài chính quốc tế trên tinh thần tuân thủ nguyên tắc bền vững, hiệu quả, tin cậy, minh bạch, công bằng với mục tiêu nâng cao vị thế trở thành Trung tâm tài chính quốc tế, phát triển và đa dạng hóa nền kinh tế, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ tài chính và các hoạt động liên quan. Đồng thời, bảo đảm cân đối lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người dân trên tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro; cần dự báo và có thể phải chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định; phát huy thế mạnh của TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng…
Báo cáo Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nêu rõ, Việt Nam đang là điểm sáng về phát triển và tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Việc phát huy các lợi thế cạnh tranh để hình thành trung tâm tài chính sẽ giúp Việt Nam kết nối thị trường tài chính toàn cầu; thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài; tận dụng cơ hội dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế.
Việc này còn thúc đẩy phát triển thị trường tài chính Việt Nam hiệu quả, bắt kịp chuẩn mực quốc tế; góp phần phát triển kinh tế bền vững, nâng cao vai trò, vị thế, uy tín và ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế.
Mục đích xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế, theo Bộ trưởng là để thu hút dòng vốn quốc tế phục vụ cho 3 đột phá chiến lược, các động lực tăng trưởng truyền thống và động lực tăng trưởng mới; phát triển dịch vụ tài chính cao cấp, thử nghiệm và quản lý các thị trường mới do thực tiễn đặt ra. Cùng với đó là hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, kết nối với kinh tế thế giới và nâng tầm vị thế của Việt Nam trên thị trường tài chính toàn cầu; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Dự thảo Nghị quyết quy định về các mục tiêu phát triển trung tâm tài chính quốc tế, gồm đảm bảo sự công bằng, tương hỗ lẫn nhau của trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Với TP Hồ Chí Minh, phát triển thị trường vốn gắn với dịch vụ quản lý tài sản, quản lý quỹ, bảo hiểm, các sản phẩm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, các sản phẩm phái sinh tài chính...; phát triển hệ thống ngân hàng, sản phẩm thị trường tiền tệ. Phát triển cơ chế thử nghiệm về Fintech, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính; thành lập các sàn giao dịch chuyên biệt, nền tảng giao dịch mới; xây dựng sàn giao dịch hàng hóa, hàng hóa phái sinh, kết nối với các thị trường hàng hóa vật chất ở trong nước và quốc tế. Phát triển các dịch vụ chuỗi cung ứng khu vực, trung tâm logistic, vận tải cảng biển, gắn với Khu thương mại tự do tại Bà Rịa - Vũng Tàu…
Với Đà Nẵng, phát triển tài chính xanh, tài chính thương mại phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, các tổ chức và cá nhân không cư trú, các hoạt động thương mại xuyên biên giới gắn với Khu thương mại tự do, các khu công nghệ cao, khu kinh tế mở, khu công nghiệp… Thử nghiệm có kiểm soát một số mô hình mới như tài sản số, tiền số, thanh toán, chuyển tiền kỹ thuật số; thu hút các quỹ đầu tư, quỹ kiều hối, công ty quản lý quỹ vừa và nhỏ; thúc đẩy phát triển các startup cung cấp giải pháp tài chính phục vụ tiêu dùng, du lịch, thương mại, logistics…
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cũng cho biết, có 13 chính sách đặc thù áp dụng trong Trung tâm tài chính quốc tế. Gồm: chính sách ngoại hối, hoạt động ngân hàng; tài chính, phát triển thị trường vốn; thuế; xuất, nhập cảnh, cư trú, lao động đối với chuyên gia, nhà đầu tư và chính sách việc làm, an sinh xã hội; đất đai; xây dựng, môi trường; thử nghiệm có kiểm soát cho fintech và đổi mới sáng tạo; ưu đãi theo lĩnh vực và chính sách đối với nhà đầu tư chiến lược; phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối hàng hóa, dịch vụ; phí, lệ phí; giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Dự thảo Nghị quyết quy định một số thủ tục hành chính cần thiết để thực thi các cơ chế, chính sách đặc thù trong việc vận hành, phát triển Trung tâm tài chính quốc tế. Nội dung các thủ tục hành chính được quy định theo hướng đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào phát triển Trung tâm tài chính quốc tế. Trên cơ sở quy định của dự thảo Nghị quyết, trong quá trình soạn thảo các văn bản quy định chi tiêt, hướng dẫn thi hành, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát và cắt giảm, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cũng cho biết, Dự thảo Nghị quyết đưa ra quy định nhằm đẩy mạnh phân quyền, phân cấp giữa cơ quan nhà nước ở trung ương với cơ quan Nhà nước ở địa phương. Như cho phép Chính phủ được ban hành nghị định xử lý các vấn đề phát sinh khác với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cơ quan điều hành Trung tâm tài chính quốc tế được quyết định sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại Trung tâm tài chính quốc tế...
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho biết, Ủy ban Kinh tế và Tài chính nhận định, việc xây dựng và phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là cần thiết, có đủ căn cứ chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, phù hợp với tiến trình phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi đề nghị Cơ quan soạn thảo đánh giá rõ, với các nhóm chính sách như tại Dự thảo thì đã đủ tiền đề để tạo lập khuôn khổ pháp lý cho hình thành và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế hay chưa?. Các quy định đã đủ sức nặng, sức hấp dẫn, bảo đảm tính cạnh tranh? Cần làm rõ đâu là những chính sách được coi là vượt trội, khác biệt riêng có của Việt Nam.
Hồ sơ Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam hiện nay cơ bản đầy đủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định. Vì vậy, cơ quan thẩm tra nhất trí trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV theo Tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra nêu rõ.
Tại tờ trình đầy đủ, Chính phủ cho biết, dự thảo Nghị quyết quy định một số chính sách đặc thù về tự do hóa tài khoản và ngoại hối đi kèm việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong giao dịch ngoại hối kết hợp với hệ thống báo cáo minh bạch.
Cụ thể, về chính sách ngoại hối, dự thảo quy định thành viên được sử dụng ngoại tệ để thanh toán, chuyển tiền, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá đối với các hoạt động và dịch vụ hiện giữa các thành viên với nhau, giữa các thành viên với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Quy định tách bạch hoạt động đi vay và cho vay của thành viên trung tâm tài chính: được vay vốn bằng ngoại tệ từ các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và phải thực hiện chế độ báo cáo, khai báo thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối và vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp; được vay vốn bằng ngoại tệ từ các thành viên là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; được cho tổ chức tại phần còn lại của Việt Nam vay bằng ngoại tệ.
Để bảo đảm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh, an toàn tài chính quốc gia, dự thảo Nghị quyết quy định tổ chức tại phần còn lại của Việt Nam vay từ thành viên trung tâm tài chính có trách nhiệm tuân thủ quy định của Chính phủ về điều kiện, đối tượng, mục đích, đăng ký vay.
Quy định thành viên Trung tâm tài chính quốc tế do nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% vốn điều lệ được hưởng cơ chế đặc thù vượt trội không phải tuân thủ các quy định về thủ tục hành chính liên quan đến quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư và cho vay từ Trung tâm tài chính quốc tế ra nước ngoài (nhưng vẫn phải thực hiện chế độ mở tài khoản, báo cáo) để bảo đảm phù hợp với mục tiêu thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Trung tâm tài chính quốc tế.
Thành viên Trung tâm tài chính quốc tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập được phép chuyển đổi ngoại tệ theo quy định của Chính phủ.
Với chính sách về hoạt động ngân hàng, dự thảo quy định rõ sự hiện diện thương mại của thành viên Trung tâm tài chính quốc tế, hình thức thực hiện hoạt động ngân hàng tại Trung tâm tài chính quốc tế gồm: Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Quy định cơ chế áp dụng chuẩn mực kế toán, tài chính, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ thanh khoản và phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng của thành viên Trung tâm tài chính quốc tế tương ứng với từng loại hình: Ngân hàng thương mại TNHH MTV 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (áp dụng theo chính sách của chủ sở hữu/ngân hàng mẹ phù hợp với thông lệ quốc tế); Ngân hàng thương mại TNHH MTV 100% vốn trong nước (theo chính sách của chủ sở hữu phù hợp với thông lệ quốc tế và lộ trình do Chính phủ quy định).
Nhằm thu hút đầu tư, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc tại Trung tâm tài chính quốc tế, dự thảo Nghị quyết quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế suất 10% trong 30 năm, miễn thuế 4 năm đầu và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo); đồng thời, miễn thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực ưu tiên phát triển. Miễn thuế thu nhập cá nhân cho nhân lực chất lượng cao; ưu đãi thuế đối với nhiều dịch vụ và giao dịch tại Trung tâm tài chính quốc tế.
Đáng chú ý, dự thảo quy định, thành viên Trung tâm tài chính quốc tế được thành lập sàn giao dịch, nền tảng giao dịch hoạt động trong Trung tâm tài chính quốc tế, như giao dịch hàng hóa và phái sinh hàng hóa; giao dịch tín chỉ các-bon; sàn giao dịch sản phẩm văn hóa, nghệ thuật; giao dịch kim loại quý hiếm; giao dịch chứng khoán của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; giao dịch sản phẩm tài chính xanh; sàn giao dịch chuyên biệt; các loại hình nền tảng giao dịch mới khác theo nhu cầu phát triển.
Ngay trong sáng nay (11/6), Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
TP HCM sẽ xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại khu vực 11 lô đất với diện tích hơn 9ha thuộc khu chức năng số 1, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức.
Giá vàng trong nước hôm nay (17/7) đi ngang sau 2 phiên điều chỉnh giảm liên tiếp. Giá vàng SJC neo mức mua vào 118,6 triệu đồng/lượng và bán ra mức 120,6 triệu đồng/lượng.
Nasdaq Composite lập đỉnh mới, dù thị trường có thời điểm chao đảo sau tin đồn Tổng thống Mỹ Donald Trump định sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell.
Lượng kiều hối chuyển về TP HCM qua các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế tăng mạnh trong quý II/2025 khi đạt gần 2,82 tỷ USD, tăng 16,9% so với quý trước.
Phiên giao dịch ngày 16/07/2025, VN-Index đóng cửa ở mức 1,475.47 điểm, tăng 14.82 điểm (1.01%). Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định trong phiên giao dịch ngày 17/7, rủi ro ngắn hạn tiếp tục gia tăng dần khi mức định giá của thị trường đang tiệm cận mức trung bình 10 năm. Nhà đầu tư tránh việc mua đuổi.
Bộ trưởng Tài chính cho biết đã tham mưu xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025; trong đó Hà Nội và TP HCM cần đạt 8,5%, Quảng Ninh 12,5%.
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Chứng khoán SmartInvest (AAS) số tiền 80 triệu đồng vì hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.
Có tới gần 86 triệu tài khoản không còn hoạt động, nhiều khả năng là tài khoản không chính chủ hoặc bị bỏ quên, thậm chí do đối tượng xấu tạo lập để phục vụ hành vi gian lận.
Mặc dù sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường chứng khoán Mỹ sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm cổ phiếu cho thấy thị trường đang bước vào giai đoạn chọn lọc cao.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB, mã chứng khoán VIB) ngày 14/7 thông báo về việc thực hiện mua lại toàn bộ lô trái phiếu mã VIBL2427001 (mã giao dịch: VIB12401) có tổng giá trị 2.000 tỷ đồng vào ngày 24/7 tới.
FiinRatings – đối tác chiến lược của S&P Global – vừa công bố báo cáo “Tâm điểm Trái phiếu tháng 6/2025”. Trong đó, trái phiếu bất động sản cũng có tín hiệu tích cực nhờ tháo gỡ pháp lý, ngân hàng tăng trưởng mạnh.
VN-Index tiếp tục có phiên tăng điểm rất ấn tượng trong ngày giao dịch đầu tuần mới hôm nay (14/7). Dòng tiền trên vẫn vận động sôi nổi trên thị trường, tuy nhiên bắt đầu xuất hiện lực cung chốt lời sớm khi chỉ số đã tăng nóng gần 90 điểm mà chưa ghi nhận nhịp điều chỉnh nào đáng chú ý. Theo các chuyên gia, Nhà đầu tư có thể chốt lời, hiện thực hóa lợi nhuận một số cổ phiếu đã tăng giá mạnh.
Ngân hàng Nhà nước đã bơm vào hệ thống hơn 5.391 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn và gia tăng cho vay cầm cố giấy tờ có giá.
Bộ Công an kiến nghị một số nội dung tại dự thảo Nghị định 24/2012, trong đó yêu cầu quản lý số sê-ri trong kinh doanh, sản xuất vàng miếng.
Sáng 11/7, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tiến hành bỏ phiếu, thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ở mức 7,2% từ ngày 1/1/2026. Phương án này sẽ được trình Chính phủ thông qua.
Nợ của chính phủ trung ương Hàn Quốc đã vượt quá 1.200.000 tỷ won (886,6 tỷ USD) lần đầu tiên vào tháng 5/2025.
Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong nửa cuối năm 2025 ước tính lên tới 131.601 tỷ đồng.
Lãi suất vay mua nhà tháng 7/2025 tiếp tục ghi nhận mặt bằng lãi suất thấp nhất từ 3%, các ngân hàng tung loạt ưu đãi gói vay cho người trẻ dưới 35 tuổi.
VN-Index vẫn vững đà đi lên dưới sự dẫn dắt của dòng tiền nhập cuộc, tăng 14,32 điểm, lên 1.445,64 điểm. Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu đang trong đà tăng tốt trong danh mục. Đồng thời, cân nhắc giải ngân thăm dò ở những cổ phiếu thuộc nhóm ngành thu hút sự dịch chuyển của dòng tiền.
Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mở cửa phiên giao dịch sáng hôm nay 10/7, giá vàng nhẫn, vàng SJC đồng loạt tăng từ 200.000 đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng 15 triệu đồng/lượng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?