Tập đoàn Vingroup - CTCP (mã: VIC) vừa có văn bản gửi UBND TP HCM và Sở Giao thông công chánh TP. HCM về phương án đầu tư tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối trung tâm thành phố với huyện Cần Giờ.
Theo đó, Tập đoàn Vingroup đề xuất, tuyến metro sẽ bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh, đoạn giữa nút giao với đường Nguyễn Thị Thập và đường Lý Thục Mạn, thuộc phường Tân Phú, Quận 7.
Tuyến metro sẽ kéo dài đến khu đất 39ha, tiếp giáp dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.
Tuyến đường sắt sẽ đi qua Quận 7, huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ, với tổng chiều dài khoảng 48,5km, vận hành trên cao.
Đặc biệt, dự án sẽ xây dựng cầu vượt sông Soài Rạp, kết hợp cả đường sắt và đường bộ để tối ưu khả năng kết nối.
Tuyến metro này được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đôi, khổ 1.435mm, với tốc độ tối đa 250km/h. Tuyến metro sẽ có hai depot chính, một tại Quận 7 (khu đất 20ha) và một tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ (khu đất 39ha).
Tuyến có khả năng vận chuyển từ 30.000 - 40.000 hành khách mỗi giờ mỗi hướng.
Tổng mức đầu tư sơ bộ ước tính khoảng 102.370 tỷ đồng (4,09 tỷ USD), trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 8.664,7 tỷ đồng, chi phí xây lắp 37.537 tỷ đồng, chi phí thiết bị 25.777 tỷ đồng, cùng các khoản chi khác như thuế, dự phòng, quản lý dự án và tư vấn.
Tập đoàn Vingroup đề xuất thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP), với hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO). Doanh nghiệp sẽ đầu tư bằng nguồn vốn của mình và vốn huy động theo quy định, sau đó sở hữu, khai thác và vận hành tuyến metro sau khi hoàn thành.
Tập đoàn Vingroup đề xuất xây tuyến metro dài 48,5 km, nối đại lộ Nguyễn Văn Linh, quận 7 đến dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ, tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 4 tỷ USD. Ảnh minh hoạ
Dự án dự kiến khởi động từ năm 2025 với giai đoạn chuẩn bị, bao gồm lập và hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình cơ quan có thẩm quyền để đưa vào quy hoạch phát triển đường sắt đô thị, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, đồng thời hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng.
Từ năm 2026 đến 2027, dự án sẽ bước vào giai đoạn thi công xây dựng, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Đến năm 2028, tuyến metro sẽ được vận hành thử nghiệm trước khi chính thức bàn giao và đưa vào khai thác.
Tập đoàn Vingroup kiến nghị UBND TP HCM xem xét, chấp thuận và có ý kiến chỉ đạo các đơn vị liên quan hỗ trợ, hướng dẫn triển khai các công việc liên quan để có thể sớm hoàn thành việc đầu tư xây dựng dự án.
Trước đó, theo thông báo kết luận tại phiên họp lần thứ 16 Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải ngày 19-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao TP.HCM khẩn trương tổ chức nghiên cứu triển khai các dự án đường sắt đô thị kết nối Cần Giờ, TP.HCM đi sân bay Long Thành, báo cáo kết quả trong tháng 4-2025.
Trước đó, tại hội nghị công bố quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 ngày 4-1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc TP HCM hoàn thành và đưa vào khai thác metro số 1.
"Tôi có trao đổi với anh Vượng Vingroup (tỷ phú Phạm Nhật Vượng - PV) xây dựng một hệ thống tàu điện ngầm từ trung tâm TP HCM cho đến huyện Cần Giờ. Anh đồng tình và rất say sưa", Thủ tướng nói.
Từ việc này, Thủ tướng gợi ý: "Mình phải giao nhiều việc cho các doanh nghiệp lớn, tôi hiện cũng giao một số việc để người ta hình thành tư duy. Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới. Chúng ta phải quán triệt tinh thần này khi triển khai thực hiện quy hoạch".
Huyện Cần Giờ cách trung tâm TPHCM khoảng 50km, là huyện duy nhất giáp biển với 70% diện tích là rừng ngập mặn và sông rạch.
TPHCM định hướng biến Cần Giờ thành khu đô thị du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ rộng 2.870ha tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh đang được quy hoạch với tổng vốn 282.800 tỉ đồng.
Dự án kỳ vọng đón 9 triệu khách du lịch/năm, tạo 36.000 việc làm và là nơi sinh sống của hơn 228.000 người - gấp 3 lần dân số hiện tại.
Tuy nhiên, giao thông kết nối Cần Giờ còn hạn chế. Hiện chỉ có tuyến đường Rừng Sác và phà Bình Khánh, trong khi dự án cầu Cần Giờ dù được đề xuất nhiều năm vẫn chưa triển khai xây dựng.
Bộ Xây dựng vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao TPHCM triển khai tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm - Long Thành, giúp kết nối 2 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Long Thành.
Công ty có trụ sở tại Đan Mạch đầu tư 52 triệu USD làm nhà máy sản xuất, gia công các loại sản phẩm may mặc chất lượng cao, kho bãi và trung tâm kiểm soát chất lượng nguyên phụ liệu tại Bình Định.
Ngày 10/4, UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức hội nghị công bố công khai và bàn giao hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân, tỷ lệ 1/500.
Tiếp nối thành công của Sự kiện Showday 1 được tổ chức trong tháng 3, Đất Xanh Miền Bắc tiếp tục khuấy động thị trường với sự kiện Showday Nam tiến đầu tư bất động sản dòng tiền số 2 chuyên sâu hơn vào từng thị trường tiềm năng. Sự kiện được tổ chức vào sáng Chủ nhật, ngày 13/4/2025 tại Khách sạn Grand Plaza, Trần Duy Hưng, Hà Nội. Đây cũng là sự kiện được đông đảo khách hàng quan tâm và mong chờ, mong muốn tìm kiếm các dự án tại miền Nam có tiềm năng tăng trưởng tốt.
Theo lãnh đạo Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), diện tích, dân số chỉ là yếu tố ban đầu, còn yếu tố quyết định trong việc sắp xếp đơn vị hành chính là làm sao tạo ra được nhiều dư địa, mở ra không gian phát triển tốt hơn trong tương lai.
30 tòa chung cư cũ khu tập thể Trung Tự (quận Đống Đa, Hà Nội) hiện cao 5 tầng sẽ được tái thiết bằng 1 tòa nhà 45 tầng và 1 tòa nhà 25 tầng. Với việc tầng một áp dụng hệ số K=2, tầng 2 trở lên là 1,5 thì trung bình mỗi hộ sẽ được đền bù khoảng 70m2 sau tái thiết.
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại các toà OXH2, OXH3 thuộc dự án nhà ở xã hội Kiến Hưng, quận Hà Đông đến hết ngày 9/5/2025.
Bộ Xây dựng đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, chấp thuận chủ trương bố trí nguồn vốn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2024 để đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai.
Trong số 35 thửa đất được đưa ra đấu giá ở xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai), thửa có giá trúng cao nhất là 119,301 triệu đồng/m2 và thấp nhất 35,301 triệu đồng/m2.
Hà Nội vừa ban hành giá cho thuê nhà ở xã hội với mức thấp nhất là 48.000 đồng/m2 sàn sử dụng/tháng, cao nhất lên tới 198.000 đồng/m2 sàn sử dụng/tháng.
Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị mở đợt đấu giá đầu tiên trong năm 2025 cho 12 lô đất đắc địa, chủ yếu tại TP Thanh Hóa. Đợt đấu giá này dự kiến mang về gần 1.000 tỷ đồng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương, đặc biệt là thị trường bất động sản.
UBND TP. Hà Nội vừa có công văn số 1250/UBND – ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất thời gian khởi công 3 dự án đầu tư xây dựng cầu qua sông Hồng (cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi) trên địa bàn TP Hà Nội.
UBND TP HCM vừa ban hành Quyết định 1277 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 5918 ngày 4/12/2014 của UBND TP HCM về việc cho Công ty TNHH Một thành viên Thảo Cầm viên Sài Gòn (TCV) thuê đất tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1.
Thanh tra Chính phủ vừa công khai kết luận thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng (giai đoạn 2015 - 2022). Đặc biệt, kết luận thanh tra này đã chỉ ra việc Bộ Xây dựng có dấu hiệu "ưu ái" nhiều dự án lớn tại Nha Trang, Bắc Ninh, TP HCM và Vũng Tàu... trong thẩm định, cấp phép, điều chỉnh quy hoạch.
UBND TP giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố làm chủ đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên , với tổng mức đầu tư dự kiến là trên 15.000 tỷ đồng, thực hiện năm 2025 - 2027. Tổng chiều dài khoảng 5,15km.
Dự kiến, trong tháng 4/2025, Hòa Phát sẽ tổ chức động thổ xây dựng nhà máy nhằm kịp thời sản xuất sản phẩm thép ray đường sắt, thép đặc biệt phục vụ các dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?