Theo thông tin tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Cảng Sài Gòn đặt mục tiêu lãi trước thuế tăng mạnh 40% trong năm 2025, đồng thời công bố kế hoạch đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Công ty CP Cảng Sài Gòn (UPCoM: mã chứng khoán SGP) vừa công bố tài liệu chuẩn bị cho kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, dự kiến tổ chức vào ngày 26/3 tới đây tại trụ sở của công ty ở quận 4, TP HCM.
Theo báo cáo của doanh nghiệp, năm 2024 là một giai đoạn không dễ dàng khi thị trường cảng biển chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt, sự xuất hiện của Cảng Phước An cùng với kế hoạch xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 khiến một số khách hàng có tâm lý e ngại khi đưa hàng về khu vực cảng do công ty quản lý.
Tuy nhiên, nhờ duy trì mối quan hệ vững chắc với khách hàng truyền thống và mở rộng khai thác tại cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, Cảng Sài Gòn vẫn đạt sản lượng 10,25 triệu tấn hàng hóa, tăng 19% so với cùng kỳ và vượt 11% kế hoạch đề ra. Doanh thu hợp nhất đạt 1.388 tỷ đồng, tăng 43% so với năm trước, song lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 225 tỷ đồng, giảm 27% và chưa hoàn thành kế hoạch năm (đạt 95%).
Bước sang năm 2025, Cảng Sài Gòn cho biết phải đối mặt với nhiều tác động từ hoạt động của các liên doanh cũng như những thay đổi về chính sách và cơ chế. Đặc biệt, việc khởi công xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 vào năm nay có thể ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng. Đồng thời, diện tích khai thác tại Cảng Tân Thuận sẽ bị thu hẹp, kéo theo sự sụt giảm về khả năng tiếp nhận tàu. Khu vực Nhà Rồng - Khánh Hội cũng chịu ảnh hưởng do quá trình di dời hoạt động khai thác.
Trước những thách thức này, Cảng Sài Gòn sẽ nỗ lực tìm kiếm thêm khách hàng mới, đồng thời tập trung phát triển các khu vực còn lại như Hiệp Phước, Tân Thuận 2 và Bà Rịa - Vũng Tàu. Việc mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ gia tăng sẽ là giải pháp để bù đắp phần nào tác động từ những yếu tố trên.
Theo đó, Cảng Sài Gòn đặt mục tiêu sản lượng khoảng 10 triệu tấn trong năm 2025. Mặc dù doanh thu dự kiến giảm 13%, xuống còn 1.214 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận trước thuế lại được kỳ vọng tăng mạnh, đạt 316 tỷ đồng (tăng hơn 40%).
Để hiện thực hóa mục tiêu này, Cảng Sài Gòn cho biết sẽ tiếp tục khai thác hiệu quả công suất tại khu cảng Tân Thuận, đồng thời cải tạo, nâng cấp bãi tại cảng Tân Thuận 1 và Tân Thuận 2 nhằm tăng khả năng tiếp nhận tàu và tối ưu hóa hoạt động chất xếp hàng hóa. Ngoài ra, công ty sẽ đẩy nhanh tiến độ thuê trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để mở rộng khai thác tại Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước, đồng thời duy trì quan hệ hợp tác với Thép Miền Nam nhằm tiếp tục khai thác tại Cảng Thép.
Việc phát triển tại khu vực Cái Mép - Thị Vải cũng được đẩy mạnh thông qua sự phối hợp với chi nhánh Cảng Sài Gòn tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Bên cạnh đó, công ty còn có tham vọng phát triển khu Nhà Rồng - Khánh Hội thành cảng du lịch văn hóa, mở ra hướng đi mới cho lĩnh vực dịch vụ cảng biển.
Một trong những dự án quan trọng nhất của Cảng Sài Gòn trong thời gian tới là cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Để chuẩn bị kế hoạch đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, doanh nghiệp sẽ lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ ĐTM, tham gia lựa chọn nhà đầu tư...
Trước đó, liên danh Công ty CP Cảng Sài Gòn - Terminal Investment Limited Holding S.A đã đề xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Theo đề xuất của liên danh, cảng sẽ triển khai trên quy mô 571 ha, tổng vốn đầu tư 5,45 tỷ USD, chia làm 7 giai đoạn; trong đó giai đoạn đầu xong năm 2027, hoàn thành toàn bộ cuối năm 2045.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 16/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Theo đó, mục tiêu của dự án là xây dựng và phát triển cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, bao gồm các dịch vụ liên quan đến khai thác cảng container cảng biển và các dịch vụ khác.
Tính toán sơ bộ cho thấy cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ khi được đầu tư hoàn chỉnh, đạt công suất thiết kế vào năm 2045 sẽ có nguồn thu 34.000-40.000 tỷ đồng mỗi năm.
Hiện tại, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (MVN) đang nắm giữ 65,45% vốn điều lệ tại Cảng Sài Gòn. Bên cạnh đó, nhóm cổ đông gồm Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Toàn Thắng và Công ty TNHH Phát triển và Đầu tư Phúc Thịnh cũng sở hữu hơn 10% cổ phần.
Tại ĐHĐCĐ, SGP sẽ trình cổ đông miễn nhiệm vị trí Thành viên HĐQT đối với bà Đỗ Thị Minh và bầu bổ sung ông Lê Văn Chiến, đại diện cho nhóm cổ đông sở hữu 10.02% vốn tại SGP, bao gồm Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Toàn Thắng và Công ty TNHH Phát triển và Đầu tư Phúc Thịnh.
Cuối năm 2024, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) là cổ đông lớn nhất của SGP với tỷ lệ sở hữu 65.45% vốn.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu SGP tăng mạnh từ giữa tháng 1/2025, trở lại vùng đỉnh lịch sử trên 40,000 đồng/cp từng lập vào tháng 10/2021, tăng 54% chỉ trong hơn nửa tháng. Tuy nhiên, từ đầu tháng 2, giá cổ phiếu này đã quay đầu giảm, hiện giao dịch quanh mức 35,300 đồng/cp phiên sáng 07/03, giảm 13% từ đỉnh.
Ngày 19/02, CTCP Chứng khoán Asean (Aseansc) đã bán 400,000 cp SGP qua giao dịch thỏa thuận với tổng giá trị 15.36 tỷ đồng, bình quân 38,400 đồng/cp, cao hơn 2% so với thị giá cùng ngày. Sau giao dịch, Aseansc giảm sở hữu xuống 6.6 triệu cp, tương đương 3.05% vốn SGP.
Đáng chú ý, Aseansc có liên quan đến bà Đỗ Thị Minh - Thành viên HĐQT SGP, người vừa có đơn từ nhiệm ngày 11/02. Bà Minh sinh năm 1981, là kỹ sư kinh tế, được bầu vào HĐQT SGP từ năm 2021. Ngoài ra, bà cũng đang giữ vị trí Trưởng ban kiểm soát của CTCP Dịch vụ Du lịch Dầu khí Việt Nam và CTCP Đầu tư Địa ốc Gia Định, đồng thời có liên quan đến CTCP Nghỉ dưỡng Bất động sản Quảng Nam và Aseansc.
Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn vừa đề xuất UBND HCM, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam cho doanh nghiệp này nghiên cứu, đầu tư Dự án Cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng Khánh Hội. Dự kiến, tổng mức đầu tư dự án khoảng 624,9 tỷ đồng, thực hiện giai đoạn 2025-2027.
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường Vietcombank bầu bổ sung ông Lê Quang Vinh – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028, đồng thời miễn nhiệm với ông Nguyễn Mỹ Hào, người đã nghỉ hưu theo chế độ từ tháng 1/11/2024. Với các quyết định trên, HĐQT Vietcombank hiện vẫn có 9 thành viên.
Thực thi ESG đúng nghĩa là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong dài hạn. Những hành vi "tẩy xanh" không chỉ gây tổn hại đến thương hiệu mà còn làm suy giảm niềm tin của khách hàng và ảnh hưởng tiêu cực đến sự chuyển đổi của nền kinh tế.
Đại diện Công ty CP ASIA LIFE cho biết không có trang trại, vườn rau, mà chỉ có dây chuyền sản xuất.
Đối với sản phẩm kẹo Kera, vị này cho biết là sản xuất theo "đơn đặt hàng" của Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt của Hằng Du Mục, Quang Linh
Hodeco vừa công bố thông tin về việc bị xử phạt hành chính do sai phạm trong kê khai thuế. Theo quyết định số 177/QĐ-XPHC ngày 17/1/2025 của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, doanh nghiệp này phải nộp bổ sung hơn 1,2 tỷ đồng vào Ngân sách Nhà nước.
Không chỉ là một xu hướng, báo cáo ESG hay báo cáo phát triển bền vững, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin với nhà đầu tư và tác động trực tiếp đến giá trị vốn hóa của doanh nghiệp.
Trong hai tháng đầu năm, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường ở mức cao lên tới 67.000 doanh nghiệp, bình quân mỗi ngày có tới 1.135 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh hoặc làm thủ tục giải thể, phá sản.
Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu Hương, Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán KBC), khi được cổ đông chất vấn về việc những năm qua luôn đặt kế hoạch cao nhưng đều không thực hiện được
CTCP Dược phẩm Trung ương 3 (HNX: mã chứng khoán DP3) vừa thông báo ngày 24/3 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2025 và tạm ứng cổ tức năm 2024.
Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) đã hoàn tất việc bán 4,4% cổ phần còn lại tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB). Việc CBA bán hết cổ phần tại VIB diễn ra trong bối cảnh VIB có những thay đổi về quy định sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày 5/3, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm công khai kết luận thanh tra đối với Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir và Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam.
Chỉ trong vòng 1 tháng qua, Novaland đã liên tục công bố thông tin chậm trả gốc, lãi trái phiếu. Mới đây, Novaland lại "khất nợ" hơn 900 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu.
Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại EU sẽ không còn bắt buộc thực hiện báo cáo môi trường hoặc chứng minh rằng họ không có giao dịch gián tiếp với các công ty có liên quan đến bóc lột lao động hoặc vi phạm nhân quyền. Ủy ban Châu Âu khẳng định rằng điều này không đồng nghĩa với việc nới lỏng quy định. Tuy nhiên, giới quan sát không đồng tình.
Từ ngày 11/2 đến 3/3/2025, VPS đã phát hành thành công 50 triệu trái phiếu. Với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, đợt phát hành này giúp VPS huy động được tổng cộng 5.000 tỷ đồng.
Grab đã mua lại Everrise từ quỹ đầu tư tư nhân Navis Capital Partners. Sau thâu tóm, công ty lên kế hoạch số hóa hoạt động của chuỗi siêu thị này và cung cấp dịch vụ giao hàng tạp hóa theo yêu cầu cho khách hàng.
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 651/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Xiong Lin (Việt Nam).
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM ngày 4/3 công bố báo cáo kết quả đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: mã chứng khoán DXG).
Ngày 26/3 sẽ là ngày Vietcombank (VCB) chốt danh sách cổ đông dự họp ĐHĐCĐ thường niên 2025. Ngân hàng dự kiến sẽ tổ chức họp tại Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực VCB, Ecopark (Văn Giang, Hưng Yên).
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?