Siêu miễn dịch có thể ngăn nhiễm Omicron nhưng bất lực trước biến thể nguy hiểm tiếp theo

Khi ngày càng nhiều người nhiễm SARS-CoV-2 đột phá và nhận mũi vắc xin tăng cường, 'miễn dịch’ đã trở thành một từ thông dụng nhưng phức tạp trong kiến thức về COVID-19 của chúng ta.

Các ca nhiễm đột phá (tiêm 2 hay 3 mũi vắc xin vẫn nhiễm SARS-CoV-2) khiến không ít người ngạc nhiên, hoang mang và cho thấy vắc xin có thể không ngăn nhiễm các biến thể SARS-CoV-2, đặc biệt là Omicron, dù vẫn hoạt động tốt để chống lại bệnh trở nặng.

Bằng chứng mới cho thấy những người nhiễm vi rút sau khi tiêm 2 hay 3 mũi vắc xin có thêm lớp bảo vệ mạnh mẽ để chống lại COVID-19 trong tương lai.

Các nhà khoa học đằng sau nghiên cứu tại Đại học Sức khỏe và Khoa học Oregon (Mỹ), được thực hiện trong làn sóng dịch Delta, đã mô tả khả năng bảo vệ 2 lớp này là siêu miễn dịch. Đây là phát hiện được củng cố bởi dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ gần đây cho thấy những người từng tiêm vắc xin và khỏi bệnh COVID-19 ít có khả năng nhiễm biến thể Delta.

Trong khi dữ liệu về Omicron vẫn còn nhỏ giọt, nghiên cứu ban đầu ở Áo (chưa được đánh giá đồng cấp) cho thấy điều tương tự có thể đúng với những người đã tiêm vắc xin và khỏi bệnh COVID-19 những tuần gần đây.

Thế nhưng, siêu miễn dịch đại diện cho một vấn đề khác trong đại dịch này, với một số người được bảo vệ nhiều hơn những người khác trước các biến thể hiện tại. Một biến thể mới sau Omicron có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Với các chuyên gia sức khỏe cộng đồng, mối lo là khỏi bệnh sau khi nhiễm Delta hay Omicron nhưng vẫn có thể nhiễm biến thể SARS-CoV-2 tiếp theo.

Do đó, Tiến sĩ Robert Murphy thuộc Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern (Mỹ), nói với CNN rằng: “Bạn sẽ thật điên rồ nếu cố gắng nhiễm biến thể Omicron. Nó giống như chơi với thuốc nổ".

Đồng quan điểm vối Tiến sĩ Robert Murphy, Eric Topol -Giáo sư y học phân tử tại Viện nghiên cứu Scripps (Mỹ) cho biết: “Lên kế hoạch bị nhiễm Omicron để có được một số khả năng miễn dịch hoặc vượt qua nó là ý tưởng tồi tệ. Đây là loại vi rút thực sự không thể đoán trước được. Một số người có thể bị bệnh nặng. Một số người có thể bị triệu chứng COVID-19 kéo dài. Một số người bị suy giảm miễn dịch có thể nhập viện và tử vong”.

Ông nói thêm: “Có quá nhiều sự không chắc chắn và không thể đoán trước được khi bạn nhiễm một loại vi rút vẫn có thể gây bệnh nghiêm trọng và tử vong”.

Hoàn toàn chưa rõ liệu việc khỏi bệnh sau khi nhiễm Omicron có bảo vệ bạn trước các biến thể trong tương lai hay không.

Nếu bạn đã nhiễm Omicron, điều đó có thể mở rộng khả năng nhận dạng vi rút của tế bào T và tế bào nhớ B, mang lại cho bạn một đợt kháng thể trung hòa tuyệt vời. Song, bạn không thể khẳng định rằng nhiễm Omicron sẽ bảo vệ bản thân trước các biến thể trong tương lai”, Eric Topol nhấn mạnh.

sieu-mien-dich-co-the-ngan-nhiem-omicron-nhung-bat-luc-truoc-bien-the-nguy-hiem-tiep-theo.jpg

Siêu miễn dịch không chắc ngăn nhiễm được biến thể nguy hiểm đến sau Omicron - Ảnh: Internet

Tiêm vắc xin cung cấp nền tảng cho siêu miễn dịch nếu bạn nhiễm SARS-CoV-2 sau này

Siêu miễn dịch sẽ không xảy ra nếu không có nền tảng từ việc tiêm vắc xin COVID-19. Việc nhiễm SARS-CoV-2 rồi khỏi bệnh (tức có miễn dịch tự nhiên) mà chưa tiêm vắc xin sẽ không mang lại điều gì vượt quá khả năng miễn dịch thông thường, với nguy cơ bị bệnh nặng và triệu chứng COVID-19 kéo dài.

Theo trang Insider, những người đã tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ bị nhiễm đột phát với biến thể Delta có thể tạo ra các kháng thể ở mức hiệu quả hơn 1.000% so với những ai chỉ tiêm hai liều vắc xin Pfizer.

Không chỉ mức độ kháng thể cao mà khả năng vô hiệu hóa chéo các biến thể khác nhau cũng cao đáng kể”, Fikadu Tafesse, đồng tác giả của nghiên cứu ở Đại học Sức khỏe và Khoa học Oregon (Mỹ), lý giải.

Bằng cách để hệ thống miễn dịch tiếp xúc với nhiều biến thể của cùng một loại vi rút, về cơ bản bạn đang cho cơ thể thấy có thể đối phó nhiều chủng SARS-CoV-2.

Fikadu Tafesse, Phó giáo sư về vi sinh và miễn dịch học, cho biết thêm: “Các loại vắc xin hiện tại được thiết kế nhắm vào biến thể SARS-CoV-2 ban đầu, nhưng khi bạn bị nhiễm đột phá, có thể là với Delta hoặc Omicron, việc đó cung cấp bổ sung cho bạn một mức độ phức tạp về sự đa dạng kháng thể của bạn".

"Kh nhiễm SARS-CoV-2, khả năng miễn dịch sẽ được rèn luyện"

Trong khi bạn nằm liệt giường vì mệt mỏi và đau nhức cơ thể sau khi mắc COVID-19, các tế bào T và tế bào B vẫn làm việc chăm chỉ. Những chiến binh miễn dịch này chịu trách nhiệm tấn công các tế bào nhiễm vi rút và tạo ra nhiều kháng thể hơn. Kết quả chung là một kế hoạch phòng thủ được đào tạo tốt hơn cho lần tiếp theo cơ thể bạn gặp phải vi rút SARS-CoV-2.

Fikadu Tafesse nói với Insider: “Toàn bộ việc nhiễm vi rút SARS-CoV-2 sẽ rèn luyện khả năng miễn dịch của bạn theo cách hoàn thiện hơn so với khả năng miễn dịch mà chúng ta nhận được từ vắc xin, chủ yếu là nhắm vào protein gai”.

Các loại vắc xin hiện tại nhắm vào protein gai (thứ vi rút SARS-CoV-2 lợi dụng để xâm nhập vào tế bào) như một con đường tắt để đạt miễn dịch. Song với biến thể Omicron, chúng ta đã học được rằng đáp ứng miễn dịch dành riêng cho protein gai không phải lúc nào cũng ngăn mọi người nhiễm vi rút.

Sẽ mất thời gian để theo dõi siêu miễn dịch với Omicron

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thu thập dữ liệu để hiểu cách siêu miễn dịch chống lại Omicron, nhưng Fikadu Tafesse tỏ ra lạc quan.

Ông nhận xét: “Chúng tôi nghĩ rằng những cá nhân nhiễm SARS-CoV-2 đột phá sẽ có mức độ bảo vệ cao, kể cả trước Omicron”, nhưng cười trước viễn cảnh cố gắng dự đoán điều gì xảy ra tiếp theo. "Ý tôi là chúng tôi nói rằng bây giờ là siêu miễn dịch, vậy cái tiếp theo là gì - miễn dịch siêu kép?", Fikadu Tafesse đặt câu hỏi.

Trong cuộc thảo luận gần đây do Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức, Tiến sĩ Anthony Fauci cho biết rất khó trả lời câu hỏi liệu Omicron có đưa đại dịch kết thúc (vì lây nhiễm tự nhiên cho rất nhiều người) do khả năng đột biến của vi rút SARS-CoV-2.

Cố vấn y tế Nhà Trắng nói: “Tôi hy vọng là như vậy khi được hỏi liệu COVID-19 có trở thành bệnh đặc hữu sau khi Omicron xuất hiện không. Thế nhưng, đó chỉ là trường hợp nếu chúng ta không thấy một biến thể khác loại bỏ đáp ứng miễn dịch của biến thể trước đó".

Angela Rasmussen, nhà vi rút học tại Tổ chức Vắc xin và Bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Saskatchewan (Canada), khẳng định: “Không thể loại bỏ SARS-CoV-2 dù mọi người trên Trái đất đều tiêm vắc xin”.

Bà Angela Rasmussen nói với Yahoo Finance Live rằng đại dịch COVID-19 không có khả năng kết thúc sớm. "Tính đặc hữu là những gì chúng ta đang thực sự nói đến", bà cho hay.

Một lý do khiến COVID-19 có thể ở lại đây là vì vi rút có khả năng lây nhiễm sang các loài động vật khác nhau. "Tôi không nghĩ rằng việc loại bỏ vi rút này sẽ có thể thực hiện được. Loại vi rút này lây nhiễm sang một số loài động vật khác nhau và ngay cả khi mọi người trên hành tinh đã được tiêm vắc xin, vẫn có những vật chủ như các loài động vật khác nhau mà vi rút này có thể xâm nhập”, Angela Rasmussen chia sẻ.

Mối đe dọa của các biến thể mới sau Omicron, gồm cả những chủng tránh được vắc xin, vẫn tồn tại trên khắp thế giới. Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã nói như vậy tại sự kiện trực tuyến Davos của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm nay.

Mike Ryan cho biết: "Chúng ta sẽ không chấm dứt đại dịch trong năm nay. Chúng ta có thể không bao giờ loại bỏ được vi rút SARS-CoV-2. Những vi rút trong đại dịch này sẽ trở thành một phần của hệ sinh thái".

"Nhiều người nói về đại dịch và bệnh đặc hữu. Về từ 'đặc hữu' này, bệnh sốt rét đặc hữu giết chết hàng trăm nghìn người, bệnh HIV đặc hữu, bạo lực đặc hữu ở các thành phố của chúng ta. Bản thân 'đặc hữu' không có nghĩa là tốt. 'Đặc hữu' chỉ có nghĩa là nó ở đây mãi mãi", ông nói thêm.

Mike Ryan lưu ý rằng cột mốc quan trọng duy nhất mà thế giới có thể đạt được là khôi phục tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng.

Tiến sĩ Anthony Fauci gần đây cho biết trường hợp tốt nhất cho năm 2022 là số ca COVID-19 ở Mỹ giảm xuống mức dễ quản lý hơn. Trong trường hợp xấu nhất, Mỹ có thể bị tấn công bởi một biến thể khác đáng sợ hơn - giống như Omicron xuất hiện khi biến thể Delta đang lắng xuống.

Angela Rasmussen lưu ý rằng ngay cả khi Omicron đã phát triển mạnh, lây lan nhanh hơn các biến thể trước và gây ra các triệu chứng nhẹ hơn, điều đó không có nghĩa là chủng SARS-Cov-2 tiếp theo sẽ tầm thường.

"Chúng ta có thể không may mắn như vậy vào lần tới. Nếu nó khác biệt đáng kể so với Omicron hoặc bất kỳ biến thể nào khác đã lưu hành trước đây, chắc chắn có nhiều khả năng nhiễm đột phá hơn và gây bệnh nhiều hơn”, Angela Rasmussen nhận định.

1thegioi.vn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Thương mại điện tử Đông Nam Á đạt giá tri giao dịch 128,4 tỷ USD, Việt Nam chiếm bao nhiêu thị phần quy mô?

Thương mại điện tử Đông Nam Á đạt giá tri giao dịch 128,4 tỷ USD, Việt Nam chiếm bao nhiêu thị phần quy mô?

Thương mại điện tử

Báo cáo mới công bố ngày 25/6 của Công ty nghiên cứu Momentum Works cho thấy tổng giá trị giao dịch (GMV) thương mại điện tử tại Đông Nam Á đạt 145,2 tỷ USD trong năm 2024, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

Xử lý 11.000 gian hàng thương mại điện tử sai phạm trong 6 tháng

Xử lý 11.000 gian hàng thương mại điện tử sai phạm trong 6 tháng

Thương mại điện tử

Trong 6 tháng đầu năm, hơn 11.000 gian hàng thương mại điện tử có dấu hiệu sai phạm đã bị xử lý, hướng tới siết chặt kiểm soát và bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường số.

Từ ngày 1/7 nộp thuế khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử như thế nào?

Từ ngày 1/7 nộp thuế khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử như thế nào?

Thương mại điện tử

Theo Nghị định 117, sàn thương mại điện tử, nền tảng số phải khấu trừ, nộp thuế thay khoản thuế giá trị gia tăng (VAT) và thu nhập cá nhân cho người bán (hộ, cá nhân kinh doanh) trên sàn từ 1/7. Người bán sẽ gồm cá nhân cư trú ở trong nước và nước ngoài.

Bộ trưởng Công Thương: 'Xử lý việc lợi dụng livestream ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái'

Bộ trưởng Công Thương: 'Xử lý việc lợi dụng livestream ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái'

Thương mại điện tử

Nhấn mạnh xử lý gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử còn khó khăn, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian tới sẽ tích cực, chủ động rà soát và xử lý việc lợi dụng livestream và các website, ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử sẽ nộp thuế thay người bán hàng

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử sẽ nộp thuế thay người bán hàng

Thương mại điện tử

Chính phủ vừa ban hành nghị định số 117 quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ, cá nhân, có hiệu lực từ ngày 1/7.

Xử lý nghiêm minh các hành vi kinh doanh hàng giả trên mạng xã hội

Xử lý nghiêm minh các hành vi kinh doanh hàng giả trên mạng xã hội

Thương mại điện tử

Các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội sẽ bị kiểm tra, xử lý nghiêm minh.

Cuộc đua AI 'nóng' hơn khi mua sắm trực tuyến có thể thực hiện được thông qua ứng dụng AI

Cuộc đua AI 'nóng' hơn khi mua sắm trực tuyến có thể thực hiện được thông qua ứng dụng AI

Thương mại điện tử

Ứng dụng Perplexity AI bắt tay ứng dụng thanh toán trực tuyến PayPal để triển khai mua sắm trực tuyến trong các cuộc trò chuyện. Sự hợp tác này khiến cuộc đua AI ngày càng 'nóng' hơn.

 Meta, Google, TikTok, Microsoft… nộp thuế gần 5.100 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2025

Meta, Google, TikTok, Microsoft… nộp thuế gần 5.100 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử

Báo cáo về công tác thu thuế thương mại điện tử và chuyển đổi số trong 4 tháng đầu năm, Cục thuế (Bộ Tài chính) cho biết, đến nay đã có 153 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế với số thuế trong 04 tháng đầu năm 2025 ước đạt 5,1 nghìn tỷ đồng, tăng 93,6% so với cùng kỳ.

 Hé lộ số tiền 'khủng' Hằng Du Mục kiếm được trên gian hàng TikTok

Hé lộ số tiền 'khủng' Hằng Du Mục kiếm được trên gian hàng TikTok

Thương mại điện tử

Theo Metric - một công ty dữ liệu thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, gian hàng Hằng Du Mục trên TikTok có doanh số hơn 58 tỷ đồng quý 1/2025, tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước.

Thu thuế kinh doanh thương mại điện tử đạt 34,5 nghìn tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2025

Thu thuế kinh doanh thương mại điện tử đạt 34,5 nghìn tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử

Theo Bộ Tài chính, số liệu quản lý thuế trong 3 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 296 nghìn tỷ đồng. 3 tháng đầu năm 2025, số thuế đã nộp là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kì.

Bóng bóng livestream chạm bờ thoái trào: Từ cơ hội triệu USD đến 'lò ảo vọng'

Bóng bóng livestream chạm bờ thoái trào: Từ cơ hội triệu USD đến 'lò ảo vọng'

Thương mại điện tử

Từng được xem là mỏ vàng tỷ USD của thương mại điện tử, ngành livestream bán hàng giờ đây đang phải đối mặt với làn sóng khủng hoảng niềm tin và hiệu quả.

Người bán hàng trên TMĐT sẽ bị khấu trừ thuế ngay khi đơn hàng thành công

Người bán hàng trên TMĐT sẽ bị khấu trừ thuế ngay khi đơn hàng thành công

Thương mại điện tử

Tại Dự thảo Nghị định Quản lý thuế với kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), Bộ Tài chính đề xuất tổ chức quản lý sàn bán lẻ online trong và ngoài nước được khấu trừ, nộp thay thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân của người bán với mỗi giao dịch trên nền tảng ngay khi đơn hàng được xác nhận thành công và người mua chấp nhận thanh toán.

Bộ Công Thương yêu cầu Shopee, Tiktok Shop báo cáo việc tăng phí

Bộ Công Thương yêu cầu Shopee, Tiktok Shop báo cáo việc tăng phí

Thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ phối hợp với cơ quan liên quan đánh giá tác động của việc điều chỉnh này và yêu cầu các sàn báo cáo về cơ chế thu phí.

Shopee, TikTok Shop đồng loạt tăng phí sàn, hoa hồng... mảnh đất thương mại điện tử không còn màu mỡ

Shopee, TikTok Shop đồng loạt tăng phí sàn, hoa hồng... mảnh đất thương mại điện tử không còn màu mỡ

Thương mại điện tử

Từ 1/4, hai nền tảng thương mại điện tử lớn gồm Shopee, TikTok Shop tại Việt Nam sẽ đồng loạt điều chỉnh chính sách phí sàn, phí hoa hồng... những thay đổi này có thể dẫn đến sự dịch chuyển trong thị trường thương mại điện tử.

Công ty mẹ Shopee báo lãi, hơn 10 tỷ đơn hàng tổng giá trị vượt 100 tỷ USD giao dịch trên 'sàn cam'

Công ty mẹ Shopee báo lãi, hơn 10 tỷ đơn hàng tổng giá trị vượt 100 tỷ USD giao dịch trên "sàn cam"

Thương mại điện tử

Kết quả kinh doanh của Sea Group trong quý IV và cả năm 2024 cho thấy tầm quan trọng của Shopee đối với tập đoàn. Doanh thu của công ty tăng 29% so với năm trước, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2021. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp Sea Group có lãi.

Tổ chức, cá nhân bán hàng trên sàn TMĐT không định danh sẽ bị phạt từ 100-200 triệu đồng

Tổ chức, cá nhân bán hàng trên sàn TMĐT không định danh sẽ bị phạt từ 100-200 triệu đồng

Thương mại điện tử

Nghị định 24/2025/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100-200 triệu đồng đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian không xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số trung gian của mình.

Dự kiến miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 2 triệu đồng trở xuống

Dự kiến miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 2 triệu đồng trở xuống

Thương mại điện tử

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.

02 'gã khổng lồ' Grab, ShopeeFood dẫn đầu cuộc đua giao đồ ăn qua ứng dụng, Be có khả năng cạnh tranh?

02 'gã khổng lồ' Grab, ShopeeFood dẫn đầu cuộc đua giao đồ ăn qua ứng dụng, Be có khả năng cạnh tranh?

Thương mại điện tử

02 "gã khổng lồ" ShopeeFood và Grab chia nhau phần lớn thị phần ở Việt Nam trong cuộc đua mảng giao đồ ăn qua ứng dùn với tỷ lệ lần lượt là 47% và 48%. Lượng thị phần ít ỏi còn lại thuộc về Be (4%) và Gojek (1%) - ứng dụng đã rời đi từ tháng 9/2024.

Quên LaBuBu, Baby Three đi, sản phẩm 'hot trend' này mới khiến người Việt chi 322 tỷ đồng mua sắn online năm 2024

Quên LaBuBu, Baby Three đi, sản phẩm 'hot trend' này mới khiến người Việt chi 322 tỷ đồng mua sắn online năm 2024

Thương mại điện tử

Sản phẩm “hot trend” đem lại doanh số cao nhất năm qua lại là táo đỏ Tân Cương, với tổng cộng 322 tỷ đồng trên 5 sàn TMĐT.

Tiki 'hụt hơi' trong cuộc chơi thương mại điện tử và 4 bài học 'đắt giá' cho các startup Việt

Tiki 'hụt hơi' trong cuộc chơi thương mại điện tử và 4 bài học 'đắt giá' cho các startup Việt

Thương mại điện tử

Từng là một trong những sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất Việt Nam, Tiki đang dần "hụt hơi", đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ". Câu chuyện của sàn TMĐT này ẩn hàm 4 bài học "đắt" và "đắng" cho các startup bản địa Việt Nam trong bối cảnh thị trường TMĐT ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn trên chính sân nhà.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: