Ông Nguyễn Quốc Trịnh - Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Long An - cho biết, từ đầu tháng 1 đến nay, giá thanh long đã tăng gấp ba lần so với trước đó. Tín hiệu tích cực này cho nông sản Việt Nam đến từ việc thông quan sang Trung Quốc đều đặn trở lại, cùng hoạt động thu mua, chế biến tại các nhà máy trở nên sôi động.
Việc thông quan sang Trung Quốc đều đặn trở lại, cùng hoạt động thu mua, chế biến tại các nhà máy sôi động cũng là cơ hội để giá các loại nông sản bật tăng mạnh. Sự tăng giá ghi nhận ở hầu hết các loại nông, thủy sản, đặc biệt rõ rệt nhất là trái cây, có mặt hàng đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba.
Ba tuần trở lại đây, giá sầu riêng bật tăng. Tại vùng trồng sầu riêng tỉnh Tiền Giang, giá đã tăng gần gấp đôi khi thông tin thị trường Trung Quốc nhập khẩu trở lại. "Giá sầu riêng lúc trước là 70.000 - 80.000 đồng/kg, hiện lên tới 130.000 - 150.000 đồng/kg. Trong Tết, giá tăng liên tục", anh Nguyễn Văn Thảo, huyện Cai Lậy, Tiền Giang, cho hay.
Trung Quốc là thị trường tiềm năng, chiếm 19,2% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Chính vì vậy, khi thị trường này mở cửa, hầu hết các nông sản Việt đều tăng giá.
"Trước khi có thông tin Trung Quốc mở cửa trở lại, thanh long đã chớm lên rồi. Khi Trung Quốc mở cửa từ ngày 8/1, giá thanh long lên rất cao, tăng gấp ba lần trước đó. Hiện giá thanh long tại vườn là hơn 33.000 đồng/kg", ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An, thông tin.
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai, sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, lượng rau quả xuất khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tăng mạnh. Chỉ trong tháng 1/2023, Chi cục đã làm thủ tục thông quan cho hơn 45.000 tấn rau quả xuất sang Trung Quốc. Tại Lạng Sơn, trong tháng đầu năm mới, trung bình mỗi ngày có khoảng 400 xe hàng thông quan, trong đó 80% là xe chở nông sản, hoa quả, xuất khẩu. Giá trị hàng hoá xuất sang Trung Quốc đạt khoảng 60 triệu USD.
Sầu riêng, thanh long Việt xuất Trung Quốc tăng giá gấp 3 lần. Ảnh: TTXVN
Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) - cho biết, năm 2022, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt hơn 1,5 tỷ USD, giảm gần 20% so với năm 2021.
Với nhu cầu rau quả dự báo bùng nổ trong năm 2023, dự báo, xuất khẩu rau quả sang thị trường này tăng ít nhất khoảng 20 - 30%. Đặc biệt, thanh long và sầu riêng có khả năng cán mốc 1 tỷ USD mỗi mặt hàng trong năm nay.
Dù vậy, ông Nguyên cũng khuyến cáo, Trung Quốc hiện đã là thị trường khó tính, tiêu chuẩn khắt khe nên bà con nông dân, doanh nghiệp cần tuân thủ quy định thị trường để xuất khẩu suôn sẻ, tránh vi phạm.
Hiện Việt Nam có 5 sản phẩm nguồn gốc thực vật xuất khẩu sang Trung Quốc theo hình thức ký kết nghị định thư gồm: măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối và khoai lang. Đồng thời, có 7 mặt hàng trái cây xuất khẩu dạng truyền thống được cho phép là: xoài, thanh long, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm và mít.
Việt Nam cũng đang xuất khẩu tạm thời chanh leo và ớt tươi sang thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, một số mặt hàng đang tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường như, bưởi, mãng cầu, dừa, mận, chanh...
Tháng 4/2025, XK chả cá và surimi của Việt Nam tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ với giá trị đạt gần 29 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2024. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch XK mặt hàng này đạt hơn 109 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.
Cục Thống kê, Bộ Tài chính vừa công bố sáng 6/6, giá thuê nhà, vật liệu bảo dưỡng nhà ở, điện sinh hoạt và ăn uống ngoài gia đình tăng theo nhu cầu tiêu dùng là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,16% so với tháng trước.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 5 đã suy giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 9/2022, theo một khảo sát tư nhân mới công bố. Trong khi đó, chỉ số PMI chính thức được công bố cuối tuần qua cũng cho thấy hoạt động sản xuất tiếp tục thu hẹp trong hai tháng liên tiếp.
S&P Global công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 5/2025. Trong đó, có 3 điểm nhấn quan trọng: Tổng số lượng đơn đặt hàng mới giảm trong bối cảnh xuất khẩu giảm đáng kể; Sản lượng tăng trở lại; Chi phí đầu vào giảm lần đầu trong 22 tháng.
Giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên giảm mạnh so với hôm qua. Hiện mức giá cà phê trung bình hiện ở quanh mốc 117.400 đồng/kg. Giá cà phê Arabica đã chạm mức thấp nhất trong 7 tuần và cà phê Robusta xuống mức thấp nhất trong 6 tháng rưỡi.
Kết thúc tuần giao dịch, giá dầu WTI đã giảm 1,2% so với phiên giao dịch ngày 23/5, rơi xuống mốc 60,79 USD/thùng. Trong khi đó, giá hợp đồng dầu Brent giao tháng 7 về mốc 63,9 USD/thùng, tương ứng giảm 1,36%.
Theo các chuyên gia, giá cà phê nội địa tiếp tục giảm do chịu áp lực từ nguồn cung dồi dào và xu hướng giảm của Robusta trên sàn quốc tế. Dù Arabica tăng nhẹ nhưng tín hiệu phục hồi chung vẫn chưa rõ ràng.
Năm 2024, Trung Quốc kiểm soát 69% sản lượng khai thác đất hiếm toàn cầu và gần một nửa trữ lượng của thế giới. Hiện có rất ít lựa chọn thay thế Trung Quốc trong việc cung ứng đất hiếm - một khoáng sản có tầm ảnh hưởng rất lớn đến các nền kinh tế hiện nay. Ví dụ rõ ràng nhất là các nhà sản xuất sẽ không thể chế tạo một chiếc xe hiện đại mà không có đất hiếm.
Trong tháng 4/2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam chỉ đạt hơn 86 triệu USD, giảm gần 1% so với cùng kỳ năm 2024. Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp có xu hướng giảm mạnh và gần chạm đáy trong 2 năm qua.
Dựa theo diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp xăng dầu nhận định, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày 29/5 dự báo giá xăng RON95 có khả năng tăng khoảng 100 - 150 đồng/lít....
Giá hai mặt hàng cà phê diễn biến phân hóa rõ nét. Cụ thể, hợp đồng cà phê Arabica giao tháng 7 trên sàn ICE US tăng nhẹ 0,19%, lên 7.974 USD/tấn. Ngược lại, hợp đồng cà phê Robusta giao tháng 7 trên sàn ICE EU giảm sâu 1,96%, xuống còn 4.696 USD/tấn
Đối với nhóm kim loại quý, chốt phiên giá bạc tiếp tục đánh mất 0,89%, lùi về mức 33,31 USD/oz. Trong khi đó, giá bạch kim cũng giảm 0,84% xuống mức 1.079,3 USD/oz.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã đồng ý gia hạn thời hạn áp thuế 50% với Liên minh châu Âu (EU) đến ngày 9/7, sau cuộc điện đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Động thái này mở ra thêm thời gian đàm phán để hai bên tìm được thỏa thuận thương mại khả thi.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?