Xuất khẩu chả cá và surimi trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 140 triệu USD
Thị trườngKim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chả cá và surimi trong 5 tháng đầu năm lên hơn 140 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ, cao nhất trong 3 năm qua.
Bộ Tài chính khẳng định, thị trường bảo hiểm duy trì được tốc độ tăng trưởng tích cực trong 3 tháng đầu năm 2023. Cụ thể, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 54.186 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Cụ thể, Bộ Tài chính cho biết tổng tài sản ủa bảo hiểm ước đạt 729.096 tỷ đồng (tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2022); đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 596.163 tỷ đồng (tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2022).
Bộ Tài chính đã thành lập đường dây nóng 24/7 để tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về bảo hiểm. Đến hết tháng 3, đã tiếp nhận 175 kiến nghị, phản ánh qua số điện thoại và 218 kiến nghị, phản ánh qua hộp thư điện tử.
Thị trường bảo hiểm hiện có 78 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm (trong đó có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm; 26 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Theo nhóm nghiên cứu của công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN), giai đoạn 2015- 2022, thị phần doanh thu của top 5 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ duy trì khá ổn định bao gồm Bảo Việt Nhân thọ, Dai-ichi, Prudential, Manulife, AIA và nhóm này giữ khoảng cách xa so với phần còn lại. Top 5 thị phần mảng phi nhân thọ trong năm 2022 gồm PVI, Bảo Việt, PTI, Bảo Minh, MIG.
Đáng chú ý, các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm 2022 đều báo lãi khủng.
Tập đoàn Bảo Việt ghi nhận, lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ đạt 11.145 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng trưởng 5,3%. Lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng 10,1% của tổng doanh thu, đạt 41.677 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 975 tỷ đồng, tăng trưởng 11,4% so với năm 2021.
Theo báo cáo tài chính riêng lẻ năm 2022 được Công ty TNHH Manulife Việt Nam công bố, doanh thu phí bảo hiểm của doanh nghiệp đạt 26.835 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc là 26.803 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm 2021. Manulife Việt Nam lãi gộp hơn 7.742 tỷ đồng từ mảng kinh doanh bảo hiểm, trong khi năm 2021 lỗ 3.649 tỷ đồng.
Trong năm 2022, Dai-ichi Life Việt Nam duy trì tăng trưởng tốt với tổng doanh thu phí bảo hiểm gần 22.000 tỷ đồng, tăng trưởng 17% so với năm 2021, thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm chiếm 12,3% và lợi nhuận sau thuế trên 2.400 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính, năm 2022, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam có tăng trưởng lợi nhuận cao nhất. Lãi sau thuế năm 2022 tăng gấp 7,7 lần so với năm trước đó, lên 3.637 tỷ đồng. Tổng lợi sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối năm 2022 của Prudential Việt Nam tăng lên mức 12.377 tỷ đồng.
Năm 2022, PVI đạt tổng doanh thu hơn 14 nghìn tỷ, tăng trưởng 30% so với năm 2021; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.1 nghìn tỷ.
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA (Việt Nam) tăng trưởng mạnh khi có tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 18.611 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế 1.380 tỷ đồng.
![]() |
Thị trường bảo hiểm duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh. Ảnh minh họa |
Chiều 30/3, tại họp báo thường kỳ quý I của Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết Bộ Tài chính đã tổ chức đoàn thanh tra chuyên đề về phân phối bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm và hiện đang hoàn thiện kết luận thanh tra, sẽ thông tin khi kết luận chính thức được công bố.
Theo ông Doãn Thanh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), năm 2022 đã thanh tra chuyên đề về phân phối bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm.
Khi thanh tra, Cục Quản lý giám sát đã phát hiện sai phạm nhất định, sau khi hoàn thành kết luận thanh tra, kiểm tra, sẽ công bố rộng rãi theo quy định.
Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng cho biết, từ tháng 2/2023, Bộ Tài chính đã thông báo đường dây nóng, email để tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân và doanh nghiệp liên quan đến hoạt động bán bảo hiểm.
Đường dây nóng được công bố sau hàng loạt phản ánh của người dân về tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm liên kết đầu tư khi tới gửi tiền hoặc vay vốn tại các ngân hàng.
Ông Doãn Thanh Tuấn cho biết, sau hơn 1 tháng Bộ Tài chính công bố đường dây nóng, Bộ đã tiếp nhận được 178 cuộc điện thoại và 218 email của công dân về vấn đề này.
Việc xử lý thông tin kiến nghị phản ánh được Cục Quản lý giám sát bảo hiểm thực hiện theo quy định chung của nhà nước, đã cử cán bộ trực tiếp tiếp nhận thông tin, phân loại thông tin phản ánh, đồng thời xác minh thông tin ban đầu.
Để chấn chỉnh tình trạng trên, đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2023, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với cả doanh nghiệp bảo hiểm và các ngân hàng đối tác phân phối sản phẩm bảo hiểm, tránh hiện tượng ép khách hàng mua bảo hiểm.
Trước đó, từ năm 2014, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư Liên tịch để quản lý việc phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng.
Tại Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 đã bổ sung một số nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của các đại lý bảo hiểm cá nhân, đại lý bảo hiểm là tổ chức; trong đó có các tổ chức tín dụng. Giao Chính phủ quy định cụ thể hoá những quy định để đảm bảo chặt chẽ khi quản lý hoạt động phân phối bảo hiểm qua kênh này.
Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh, với pháp luật kinh doanh bảo hiểm, nguyên tắc quan trọng đầu tiên của việc tham gia bảo hiểm phải là tự nguyện. Với đại lý, dù là tổ chức hay cá nhân, phải tư vấn trung thực và tư vấn sản phẩm phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính của khách hàng.
Thời gian qua, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã chủ động làm việc và phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Thanh tra, giám sát (Ngân hàng Nhà nước) để cùng xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm quản lý chặt chẽ các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp bảo hiểm trong việc hợp tác bán sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng.
Đồng thời, thực hiện thanh tra đối với cả ngân hàng thương mại và doanh nghiệp bảo hiểm để đảm bảo đồng bộ, xử lý kịp thời các vi phạm (nếu có), đảm bảo lợi ích của người tham gia bảo hiểm.
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chả cá và surimi trong 5 tháng đầu năm lên hơn 140 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ, cao nhất trong 3 năm qua.
Nửa đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê thu về 5,45 tỷ USD, tăng 67,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Các nhà giao dịch dầu mỏ lo ngại về tác động tiêu cực của chính sách này đối với nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu nhiên liệu. Mặc dù thông tin về thỏa thuận thương mại sơ bộ giữa Mỹ và Việt Nam đã hỗ trợ giá dầu trong phiên trước đó, nhưng sự bất ổn chung về thuế quan vẫn là một mối lo lớn.
Ngày 3/7, Bộ Công thương công bố giá xăng dầu bán lẻ trên thị trường mới, áp dụng từ 15h chiều cùng ngày. Kỳ điều hành này, giá bán các mặt hàng xăng dầu đều giảm.
Đây là thông tin được Bộ Nông nghiệp Môi trường (NNMT) công bố trong buổi họp báo hôm nay (3/7).
Chốt phiên, giá bạch kim kéo dài xu hướng tăng thêm 5,51% lên mức 1.433 USD/ounce, tiếp tục neo ở vùng giá kỷ lục trong gần 11 năm trở lại đây.
5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 386 triệu USD, giảm 58% so với cùng kỳ 2024. Xuất khẩu sầu riêng giảm tháng thứ 5 liên tiếp do Trung Quốc siết chặt kiểm định, doanh nghiệp e ngại ký hợp đồng vì lo chậm thông quan, hàng dễ hư hỏng.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng mạnh sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc đạt được thỏa thuận với Việt Nam, cùng việc Iran đình chỉ hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Giá xăng trong kỳ điều hành ngày mai (3/7) được dự báo có thể giảm khoảng 1.200 - 1.400 đồng/lít.
Sau khi tăng mạnh trên 20% trong tháng 5, xuất khẩu (XK) thủy sản trong tháng 6 vẫn cao hơn cùng kỳ nhưng mức tăng khiêm tốn chỉ còn 4%, đạt 876 triệu USD. Nguyên nhân là sự sụt giảm XK sang thị trường Mỹ, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đã giảm xuống mức 48,9 điểm trong tháng 6/2025. Trọng tâm của sự suy giảm này là do số lượng đơn đặt hàng mới giảm. Đáng chú ý, tác động thuế quan của Mỹ là nguyên nhân dẫn đến số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới.
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 30/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc giữa tình hình đang hạ nhiệt tại Trung Đông và khả năng OPEC+ sẽ tăng sản lượng vào tháng Tám.
6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 57 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 33,5 tỷ USD và nhập khẩu 23,5 tỷ USD.
Sản lượng công nghiệp Nhật Bản tăng 0,5% trong tháng 5 so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với dự báo trung bình là 3,5%, theo số liệu Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) công bố ngày thứ Hai.
Thị trường kim loại ghi nhận lực mua tích cực trên toàn bộ 10 mặt hàng trong nhóm.
Kết thúc tuần, hầu hết các mặt hàng xăng dầu đều quay đầu giảm hơn 10%. Trong đó, giá của cả hai mặt hàng dầu Brent và dầu WTI đều ghi nhận mức giảm tuần kỷ lục.
Theo Cục Hải quan, từ ngày 1/7/2025, hàng hóa thuộc diện được giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) còn 8% sẽ phải khai báo theo mã riêng trên hệ thống hải quan điện tử.
Tháng 5/2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có sự phục hồi nhẹ. Giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 91 triệu USD, đạt mức cao nhất kể từ đầu năm, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024. .
Hôm nay (27/6), khảo sát thị trường cho thấy tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có ít biến động, một số mặt hàng gạo nguyên liệu tăng nhẹ, lúa tươi vững giá.
Sau 2 ngày giảm mạnh, giá cà phê 2 phục hồi trong phiên gần cuối tuần. Giá tiêu trong nước hôm nay có xu hướng phục hồi rõ rệt và tiếp tục đà tăng cao, mức tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?