Ông Nguyễn Văn Đạt Chủ tịch HĐQT Phát Đạt bị giải chấp hàng triệu cổ phiếu PDR
Chứng khoán LPBank (LPBS) dự kiến bán giải chấp 2.222.500 cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt, bắt đầu từ ngày 10/4.
Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR – HOSE) đã phát hành 34.095.000 cổ phiếu với mức giá 20.000 đồng/cổ phiếu nhằm hoán đổi nợ, nằm trong lộ trình tái cấu trúc tài chính và mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược với khối nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày 16/4, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã chứng khoán PDR) cho biết công ty đã nhận được công văn chấp thuận của UBCKNN về hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu để hoán đổi khoản nợ trị giá 30 triệu USD.
Theo yêu cầu của UBCKNN, trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt phát hành, Phát Đạt phải gửi báo cáo và công bố thông tin về kết quả phát hành theo quy định.
Trong cùng ngày 16/4, website Phát Đạt thông báo công ty đã phát hành 34.095.000 cổ phiếu với mức giá hoán đổi là 20.000 đồng/cổ phiếu - cao hơn thị giá, tương đương tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 340,95 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hoán đổi và kết thúc đợt phát hành là ngày 16/4/2025. Toàn bộ số cổ phần này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày phát hành.
Theo nghị quyết của Hội đồng quản trị, ông Nguyễn Văn Đạt – Chủ tịch HĐQT được giao toàn quyền thực hiện các thủ tục liên quan, bao gồm báo cáo kết quả phát hành lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nộp hồ sơ niêm yết bổ sung tại HoSE, đồng thời điều chỉnh vốn điều lệ theo kết quả đợt phát hành.
Phương án phát hành cổ phần để hoán đổi nợ lnói trên đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 thông qua. Số tiền 30 triệu USD được Phát Đạt vay từ ACA Vietnam Real Estate III LP (có trụ sở tại Cayman Island) vào tháng 3/2022, với lãi suất cố định 8%/năm. Mục đích vay để đầu tư cho dự án Phước Hải (huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Sau hai năm kể từ ngày giải ngân, khoản vay này sẽ được hoán đổi thành cổ phiếu phổ thông cho bên cho vay. Theo phương án vay vốn ban đầu, giá hoán đổi được tính bằng 135% mức giá bình quân gia quyền đóng cửa của cổ phiếu PDR trong 20 ngày giao dịch tính đến ngày 11/3/2022 là 119.879 đồng/cp. Tỷ giá mua vào USD của Vietcombank tại ngày này là 22.730 VND/USD.
Ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Phát Đạt, từng thông tin đến cổ đông rằng "quỹ ACA có gốc các doanh nghiệp Nhật rất lớn, đã có những bước đi dò xét trước khi đầu tư vào Phát Đạt. Công ty muốn mời nhà đầu tư Nhật vào làm việc ở những bước đầu tiên, làm tiền đề mời thêm nhiều nhà đầu tư lớn".
Tính đến cuối năm 2024, tổng nợ phải trả của Phát Đạt hơn 12.690 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với đầu năm. Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ là các khoản phải trả ngắn hạn khác có tổng giá trị trên 5.700 tỷ đồng, giảm 26% so với đầu năm; kế đến là tổng dư nợ vay trên 5.340 tỷ đồng, tăng 72% so với đầu năm.
Ngoài khoản nợ bằng đồng USD vừa mới hoán đổi, Phát Đạt có dư nợ tín dụng hơn 3.900 tỷ đồng, trong đóMB (3.480 tỷ đồng); VietinBank (435 tỷ đồng), được bảo đảm bằng nhiều tài sản như quyền sử dụng đất dự án Bắc Hà Thanh – Bình Định, khu đất quận Hải Châu – Đà Nẵng, khu đất quận 3 – TP HCM, khu đất Bình Dương, Khu du lịch Bến Thành – Long Hải, hơn 5 triệu cổ phiếu PDR… Công ty không có dư nợ trái phiếu.
Tổng tài sản ghi nhận trên 24.100 tỷ đồng, tăng khoảng 15% so với đầu năm. Trong đó, giá trị tồn kho tại các dự án được ghi nhận trên 13.400 tỷ đồng, tăng 11% và chiếm hơn 56% tổng giá trị tài sản.
Kế đến là các khoản phải thu ngắn hạn được ghi nhận hơn 7.760 tỷ đồng, tăng 87% so với đầu năm và chiếm 32% tổng giá trị tài sản. Ngoài các khoản phải thu cũ từ nhóm Danh Khôi Holding, công ty phát sinh các khoản phải thu mới từ 2 cá nhân có tổng giá trị hơn 400 tỷ đồng, chủ yếu từ các giao dịch tại dự án Quy Nhơn Iconic.
Kết quả kinh doanh trong năm ghi nhận1.223 tỷ đồng doanh thu và 367 tỷ đồng lãi ròng (số liệu đã được Phát Đạt thông báo điều chỉnh sau khi phát hành BCTC quý IV/2024), tương đương thực hiện được 42% kế hoạch doanh thu và 41% kế hoạch lợi nhuận năm.
Dòng tiền kinh doanh của Phát Đạt ghi nhận âm gần 2.870 tỷ đồng, riêng quý cuối năm âm 1.680 tỷ đồng. Với sự bù đắp từ dòng tiền dương ở hoạt động đầu tư và tài chính, dòng tiền thuần trong quý cuối năm của Phát Đạt còn 123 tỷ đồng nhưng cả năm vẫn âm 846 tỷ đồng - mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua.
Chứng khoán LPBank (LPBS) dự kiến bán giải chấp 2.222.500 cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt, bắt đầu từ ngày 10/4.
Novaland vừa mới bổ sung thêm tờ trình phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) năm 2025 vào tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay.
Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán DIG : HoSE) đã hoàn tất thủ tục giải thể chi nhánh DIC Vĩnh Phúc, có trụ sở đặt tại Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Sáng 17/4/2025, CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: mã chứng khoán HPG) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên và công bố nhiều thông tin đáng chú ý.
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024, ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 3.294 tỷ đồng, giảm 19,78% so với năm trước. Trong bối cảnh doanh thu sụt giảm mạnh, công ty tiếp tục lỗ 873 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 6.364 tỷ đồng.
CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025. Theo giải trình, Công ty cho biết lợi nhuận tăng đến từ mức tăng doanh thu của mảng cho vay, ứng trước và thu nhập từ các khoản đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn. Mặt khác, tổng chi phí giảm so với cùng kỳ.
Ngày 15/4, Hermès đã vượt qua LVMH để trở thành công ty xa xỉ có giá trị vốn hóa lớn nhất châu Âu, sau khi nhà đầu tư “quay lưng” với LVMH do kết quả kinh doanh quý I/2025 gây thất vọng.
Lợi nhuận trước thuế (LNTT) quý I/2025 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) ghi nhận 1.310 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với quý 4/2024 và 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (HNX: mã chứng khoán SHS) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để nhận 20% cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu là ngày 25/4.
Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) vừa bổ sung tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 25/4 tới đây, trong đó có danh sách 2 ứng viên cho vị trí thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2022 - 2026.
GELEX vừa thông báo, ngày 28/04/2025 là ngày chốt danh sách cổ đông được nhận cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt, tỉ lệ 5%.
Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã chứng khoán SCR : HoSE) thông báo 3 thành viên Hội đồng quản trị nộp đơn xin từ nhiệm.
CTCP Sữa Quốc tế Lof (UPCoM: mã chứng khoán IDP) vừa công bố kết quả giao dịch cổ phiếu của những người nội bộ.
Theo đó, bà Đặng Sĩ Thùy Tâm sẽ đảm nhận chức danh Tổng Giám đốc, Người đại diện pháp luật tại TPS kể từ ngày 10/4/2025 thay thế bà Trà.
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã chứng khoán HAG) mới công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I, với kết quả kinh doanh tiếp tục khả quan và cải thiện mạnh bảng cân đối kế toán.
Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên 2025 (dự kiến diễn ra ngày 24/4) vừa được công bố, BVBank (UPCoM: mã chứng khoán BVB) đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng mạnh và niêm yết trong năm 2025.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, ban lãnh đạo CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE: mã chứng khoán KHG) đề xuất mục tiêu năm 2025 đạt doanh thu thuần 357 tỷ đồng và lãi sau thuế 65 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 19% so với thực hiện 2024.
Công ty cổ phần DNP Holding vừa bị xử phạt 320 triệu đồng do có hành vi đang hoạt động sản xuất nhưng không có giấy phép môi trường theo quy định.
Đối với nhiều doanh nghiệp đã chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang các nước khác, làn sóng thuế quan mới của chính quyền Trump đã làm lung lay toàn bộ chiến lược, đồng thời đẩy họ vào trạng thái tê liệt và lo lắng.
Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
HĐQT Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres - mã chứng khoán SGR) đã thông qua miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng quản trị đối với ông Huỳnh Thanh Hải (cựu CEO CTCP Cơ Điện Lạnh - REE).
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?