CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: mã chứng khoán HPG) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Theo đó, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 22% và 25% so với thực hiện năm 2024.
Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) mới thông qua một số nội dung dự kiến trình Đại hội đồng cổ đông trong kỳ họp thường niên vào tháng 4 tới. Đại hội dự kiến diễn ra vào sáng ngày 17/4 tại Khách sạn Melia Hà Nội, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Năm 2025, "vua thép" chơi lớn khi đặt kế hoạch doanh thu dự kiến cao kỷ lục 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế ở mức 15.000 tỷ đồng, tăng gần 25% so với năm trước (chỉ xếp sau năm kỷ lục 2022).
Năm 2024, Hòa Phát ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 12.000 tỷ đồng. Ban lãnh đạo sẽ trình phương án chia cổ tức là 20%, trong đó 5% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu. Nguồn chi trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Với gần 6,4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Hòa Phát dự kiến chi khoảng 3.198 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt và phát hành gần 960 triệu cổ phiếu mới. Vốn điều lệ sau phát hành có thể tăng lên thành 73.557 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày được ĐHĐCĐ thông qua. Với tỷ lệ chia cổ tức 2025, tập đoàn dự kiến vẫn là 20%.
Hòa Phát cũng thống nhất trình ĐHĐCĐ thông qua một số nội dung khác như mức chi trả thù lao HĐQT và BKS; Sửa đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh; Sửa đổi một số nội dung Điều lệ Công ty; Lựa chọn đơn vị kiểm toán cho kỳ 2025-2027; Thông qua báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2024.
Những năm trước, đại hội thường niên của tập đoàn sản xuất thép này thu hút lượng cổ đông đông đảo, chật kín các chỗ ngồi, trở thành đại hội cổ đông "quốc dân".
Gần nhất tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, theo công bố của ban tổ chức, tại ngày chốt danh sách tổ chức đại hội, Hoà Phát có 165.914 cổ đông, có số cổ đông lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Con số ghi nhận tại đại hội năm 2023 thậm chí đạt đến 179.108 cổ đông.
Lãnh đạo Hòa Phát cũng chia sẻ những góc nhìn của doanh nghiệp đứng đầu ngành thép, những sự quan tâm của nhà đầu tư đối với các dự án trọng điểm là Dung Quất 2, nhà máy thép khủng tại Phú Yên, nhà máy sản xuất thép đường ray cao tốc tại Quảng Ngãi, phát triển các khu công nghiệp, các vụ kiện chống bán phá giá, chiến lược với các mảng chăn nuôi hay điện máy.
Theo kế hoạch, dự án Hòa Phát Dung Quất 2 sẽ vận hành trong quý I/2025. Như vậy, cổ đông có thể đón "tin vui" ngay trước kỳ họp. Đây là dự án trọng điểm mà Hòa Phát đã dồn lực đầu tư trong vài năm qua, với quy mô 280ha, tổng vốn 85.000 tỷ đồng. Nhà máy tập trung sản xuất thép HRC chất lượng cao phục vụ các ngành công nghiệp như ô tô, đồ gia dụng, vỏ hộp và kết cấu thép, với công suất thiết kế 5,6 triệu tấn thép/năm. Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng vào chuỗi cung ứng nguyên liệu trong nước và quốc tế.
Mới đây, Công ty cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất đề xuất đầu tư dự án cán thép chất lượng cao, tập trung sản xuất các dòng sản phẩm ray đường sắt đô thị, ray đường sắt cao tốc tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi).
Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) vừa bổ sung tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 25/4 tới đây, trong đó có danh sách 2 ứng viên cho vị trí thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2022 - 2026.
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã chứng khoán HAG) mới công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I, với kết quả kinh doanh tiếp tục khả quan và cải thiện mạnh bảng cân đối kế toán.
Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên 2025 (dự kiến diễn ra ngày 24/4) vừa được công bố, BVBank (UPCoM: mã chứng khoán BVB) đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng mạnh và niêm yết trong năm 2025.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, ban lãnh đạo CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE: mã chứng khoán KHG) đề xuất mục tiêu năm 2025 đạt doanh thu thuần 357 tỷ đồng và lãi sau thuế 65 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 19% so với thực hiện 2024.
Đối với nhiều doanh nghiệp đã chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang các nước khác, làn sóng thuế quan mới của chính quyền Trump đã làm lung lay toàn bộ chiến lược, đồng thời đẩy họ vào trạng thái tê liệt và lo lắng.
HĐQT Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres - mã chứng khoán SGR) đã thông qua miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng quản trị đối với ông Huỳnh Thanh Hải (cựu CEO CTCP Cơ Điện Lạnh - REE).
CTCP Tập đoàn đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) báo cáo chỉ bán được hơn 2,5 triệu cp NVL trong số 5 triệu cp đăng ký, giao dịch được thực hiện ngày 4/4.
CTCP Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, đặt mục tiêu lãi 700 tỷ đồng năm 2025, Nam Long (NLG) quyết bàn giao loạt dự án trọng điểm.
Thanh tra UBCKNC ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn do không thực hiện công bố thông tin.
Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (mã chứng khoán: HDG) đặt ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cho năm 2025, chủ yếu dựa vào kỳ vọng phục hồi từ mảng bất động sản và duy trì sự ổn định của mảng năng lượng.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 9/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?