Ông Nguyễn Văn Hương chính thức được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc PGBank từ ngày 7/12/2024.
Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, mã chứng khoán PGB) vừa thông qua quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hương giữ chức vụ Tổng Giám đốc nhiệm kỳ 2024-2027. Trước đó, ông Hương đã đảm nhiệm vai trò quyền Tổng Giám đốc ngân hàng từ tháng 9/2024.
Ông Nguyễn Văn Hương (SN 1980) có hơn 21 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Ông là cử nhân Kinh tế Đầu tư và sở hữu bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Trước khi gia nhập PGBank, ông đã đảm nhận nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng tại các tổ chức tài chính lớn. Trong đó, ông từng giữ vai trò: Phó Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân, Giám đốc Miền Bắc kênh chi nhánh, Giám đốc Vùng và Giám đốc Chi nhánh tại VPBank; Phó Phòng Tín dụng Tổng hợp tại Vietcombank; Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Bán lẻ tại OCB.
ông Nguyễn Văn Hương giữ chức vụ Tổng Giám đốc PGBank nhiệm kỳ 2024-2027.
Ngày 23/9/2024, ông Hương được bổ nhiệm làm Quyền Tổng Giám đốc PGBank sau khi vị trí này bị bỏ trống từ tháng 4/2024, khi bà Đinh Thị Huyền Thanh từ nhiệm sau Đại hội đồng cổ đông thường niên.
Với quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hương, ban điều hành của PGBank hiện gồm: Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Hương, Phó Tổng Giám đốc Trần Văn Luân, ông Nguyễn Trọng Chiến, và ông Lê Văn Phú.
PGBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý III đạt 76,9 tỷ đồng, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 344,4 tỷ đồng, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngân hàng tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thu nhập lãi thuần, tăng gần 50% so với cùng kỳ, đạt 416 tỷ đồng – yếu tố chủ lực thúc đẩy lợi nhuận. Thu nhập ngoài lãi cũng tăng đáng kể, với mức tăng 34,7%, đạt gần 32 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý III/2024, tổng tài sản của PGBank đạt 61.804 tỷ đồng, tăng 11,4% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 36.894 tỷ đồng, tăng 4,4%. Tuy nhiên, nợ xấu của ngân hàng tăng 16,6%, lên mức 1.175 tỷ đồng, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ từ 2,85% lên 3,19%.
Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, mã chứng khoán PGB) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 77 tỷ đồng. Song nợ xấu của nhà băng này cũng tăng nhanh lên 17%.
Ông Piyasak, CEO của công ty tài chính Ngern Tid Lor (NTL) nổi tiếng của Thái Lan, người đứng sau một trong những thương vụ IPO lớn nhất ngành tài chính chứng khoán Thái Lan, đã gia nhập làm thành viên HĐQT độc lập của F88 ngay trước thềm công ty này chuẩn bị lên UPCoM.
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (mã chứng khoán QNS : UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2025 với doanh thu thuần gần 2.955,8 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp đạt gần 1.000,9 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,7%.
Tập đoàn Masan (mã chứng khoán MSN) vừa công bố BCTC quý II kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2025, ghi nhận hoàn thành hơn 50% kế hoạch lợi nhuận năm 2025
CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán HAH : HoSE) vừa công bố 07/08 là ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ lên tới 40%, bao gồm 30% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt.
HAGL dự kiến phát hành 210 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, tương ứng tổng giá trị phát hành theo mệnh giá đạt 2.100 tỷ đồng. Số cổ phần này sẽ được sử dụng để hoán đổi khoản nợ phải trả trị giá 2.520 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong đợt phát hành này, HAGL cũng để lộ diện trái chủ lớn nhất.
Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS, HoSE: mã chứng khoán FTS) vừa thông báo bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hạnh giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc từ ngày 23/7/2025. Trước đó, bà Hạnh là Giám đốc Khối Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - TCB) vừa công bố thông tin về việc ngày 16/7, Bộ Tài chính đã cấp giấy phép số 100/GP/KDBH về việc thành lập Công ty cổ phần Bảo hiểm Nhân thọ Kỹ thương (TCLife).
CTCP Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2025 với doanh thu hoạt động đạt 1.698 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Động lực tăng trưởng đến từ nhiều mảng dịch vụ, đặc biệt là hoạt động tư vấn tài chính.
CTCP Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ ô tô PTM (Công ty con của Haxaco Group) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2025. Chi phí hoạt động trong kỳ của Dịch vụ ô tô PTM cũng đồng loạt tăng mạnh khi chi phí tài chính chủ yếu là lãi vay đã tăng gấp đôi lên gần 3 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) vừa bị cơ quan thuế xử phạt và truy thu tổng số tiền hơn 225,5 tỷ đồng do kê khai sai phí bảo vệ môi trường trong nhiều năm.
Với doanh thu vượt 2,500 tỷ đồng và lãi ròng hơn 120 tỷ đồng trong quý 2/2025, TNG thiết lập cột mốc kinh doanh mới, thúc đẩy cổ phiếu tăng hơn 40% trong 3 tháng gần nhất.
Ngày 22/7, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (VietABank - Mã chứng khoán VAB) đã chính thức niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE), với tổng giá trị niêm yết đạt hơn 5.399 tỷ đồng theo mệnh giá.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HoSE: mã chứng khoán DGC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2025. Điều gây chú ý là số tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp này tăng thêm 1.500 tỷ đồng so với đầu năm, nâng tổng mức tiền gửi lên 12.000 tỷ đồng, chiếm tới 66% tổng tài sản.
CTCP Dược phẩm Imexpharm (mã chứng khoán IMP) đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2025, với doanh thu thuần đạt 1.227 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ, đạt 46% kế hoạch cả năm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?