Những hậu quả đằng sau vụ Acecook, Thiên Hương bị thu hồi sản phẩm chứa chất cấm

TS. Nguyễn Minh Phong
14:00 02/09/2021

Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bị phát hiện chứa phụ gia cấm như Acecook, Thiên Hương sẽ đối diện với hệ quả sản phẩm không chỉ bị thu hồi, không được phép lưu hành tại các thị trường có lệnh cấm mà còn có nguy cơ bị phạt vì vỡ hợp đồng, giảm uy tín doanh nghiệp lẫn quốc gia…

Liên tiếp bị phát hiện dùng phụ gia cấm

Hôm 28/8 vừa qua, Na Uy, quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã thu hồi sản phẩm mì khô vị bò gà có tên tiếng Anh “Dried noodles with chicken - and beef spices” của nhà sản xuất Công ty Cổ phần Thực phẩm Thiên Hương sản xuất, do chứa 0,052 mg/kg - ppm Ethylene Oxide, vi phạm Chỉ thị số 91/414/EEC của EU.

Ngày 20/8/2021, Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm mì ăn liền có chứa chất Ethylene oxide, trong đó có Mì Hảo Hảo vị tôm chua cay (loại 77 g, lô hạn sử dụng đến 24/9/2022) và miến Good vị sườn heo (loại 56 g, lô hạn sử dụng đến 10/11/2022) do Acecook Việt Nam sản xuất.

Ethylene oxide còn được gọi là khí EO hoặc ETO, được sử dụng để tiệt trùng vật tư, dụng cụ trong lĩnh vực y tế, thiết bị chăm sóc sức khỏe; diệt vi sinh vật trong một số loại gia vị, rau sấy…

Trước các vụ việc này, Bộ Công Thương đã đề nghị các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trên báo cáo về quy trình sản xuất để đánh giá sự xuất hiện chất Ethylene oxide (là chất không thuộc danh mục được quy định về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm theo Thông tư 50/2016/TT-BYT của Bộ Y tế). Đồng thời, đề nghị cơ quan chức năng (Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh) tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm, lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu Ethylene oxide đối với một số sản phẩm do các đơn vị trên sản xuất đang lưu hành ở Việt Nam.

Đáng chú ý trước đó, từ tháng 12/2020, Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) cùng cơ quan chức năng cũng đã thu hồi và xử lý sản phẩm phở bò ăn liền Peacook của Acecook do chứa hàm lượng Benzopyrene vượt quá giá trị tiêu chuẩn trong dầu hương liệu. Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp loại Benzopyrene vào nhóm 1 về chất gây ung thư.

Lùi xa hơn, ngày 2/4/2019, Trung tâm y tế công cộng thành phố Osaka đã yêu cầu thu hồi 18.168 chai tương ớt nhãn hiệu Chin-su có nguồn gốc từ Việt Nam và có hạn sử dụng đến ngày 10/6/2019, 17/6/2019, 6/7/2019, do vi phạm Luật Vệ sinh thực phẩm và Luật Nhãn thực phẩm có hiệu lực thực hiện từ 30/12/2018.

Dù xảy ra vào nhiều thời điểm, thị trường nước ngoài khác nhau và do các công ty khác nhau sản xuất, song những sản phẩm bị thu hồi cùng được sản xuất ở Việt Nam, cùng sử dụng chất phụ gia không được phép sử dụng ở nước nhập khẩu.

Mì tôm Hảo Hảo là sản phẩm được tiêu thụ mạnh trên thị trường. Ảnh Internet
Mì tôm Hảo Hảo là sản phẩm được tiêu thụ mạnh trên thị trường. Ảnh Internet

Những vấn đề đáng quan ngại

Như nêu trên, việc thu hồi sản phẩm tương tự không chỉ một lần, mà đã kéo dài nhiều năm cho thấy những thông điệp, vấn đề đáng quan ngại.

Thứ nhất, mối quan ngại về sự bất cập, lạc hậu của các quy định sử dụng chất phụ gia nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước.

Danh mục phụ gia do Bộ Y tế ban hành tại Việt Nam (được cho là tương tự danh mục của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế - Codex) hiện hành thì không cấm dùng chất bảo quản acid benzoic trong tương ớt, còn danh mục phụ gia do Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản ban hành thì cấm sử dụng phụ gia này.

Theo Thông tư 50/2016/TT-BYT của Bộ Y tế, Ethylene oxide là chất không thuộc danh mục được quy định về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.

Theo Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI), việc tiêu thụ các sản phẩm nhiễm Ethylene oxide tuy không gây nguy hiểm cấp tính cho sức khỏe, nhưng có thể gây ung thư nếu thường xuyên sử dụng trong thời gian dài, và không được phép sử dụng trong thực phẩm phân phối tại Liên minh châu Âu.

Tháng 12/2016, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế Mỹ (IARC) phân loại Ethylene oxide là chất gây ung thư. Bằng chứng của Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ cho thấy phơi nhiễm Ethylene Oxide qua đường hô hấp có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư hệ tạo lympho như bạch cầu lymphocytic, u tủy và u lympho không Hodgkin. Ngoài ra, tiếp xúc Ethylene oxide cũng có thể liên quan ung thư gan, phổi, thận, dạ dày và ung thư vú.

Tình tiết này tất yếu khiến dư luận băn khoăn phải chăng Việt Nam đang áp dụng chuẩn thấp hơn thế giới về các hàng rào kỹ thuật nói chung, về sử dụng phụ gia trong sản xuất thực phẩm tiêu dùng nói riêng. Điều này đồng nghĩa với việc phân biệt và hạ thấp yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước; Và các công ty sản xuất đang khai thác kẽ hở này để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận kinh doanh.

Trước mắt, việc bổ sung Ethylene oxide vào Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế là cấp thiết.

Thứ hai, mối quan ngại về sự chủ động của doanh nghiệp trong nhận diện và vượt qua các hàng rào kỹ thuật khi sản xuất hàng xuất khẩu.

Lên tiếng về vụ việc sản phẩm bị thu hồi, ông Kajiwara Junichi, Tổng giám đốc Công ty Acecook Việt Nam trong cuộc họp báo chiều 28/8/2021 tại Trung tâm Báo chí TP Hồ Chí Minh khẳng định 2 sản phẩm vừa bị cơ quan chức năng ở Ireland thu hồi là sản phẩm xuất khẩu dành riêng cho thị trường châu Âu, không phải sản phẩm nội địa.

Ông này cam kết tất cả sản phẩm đang lưu hành tại thị trường Việt Nam đều tuân thủ pháp luật Việt Nam, đảm bảo an toàn sức khỏe của người tiêu dùng. Acecook Việt Nam khẳng định không sử dụng công nghệ Ethylene oxide ở bất kỳ công đoạn sản xuất nào. Doanh nghiệp này cũng cho biết đang tiến hành phân tích, kiểm tra và điều tra trên diện rộng ở các nguyên liệu, thiết bị, quy trình liên quan để nhận định nguyên nhân và sẽ có biện pháp đối ứng kịp thời. Các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho Acecook Việt Nam cũng tuyên bố không sử dụng Ethylene oxide trong hoạt động sản xuất.

Kết quả kiểm định sản phẩm và độ tin cậy của cam kết này đang chờ cơ quan chức năng xác nhận. Điều đáng ngạc nhiên là danh mục phụ gia theo Thông tư 50/2016/TT-BYT của Bộ Y tế và danh mục phụ gia bị cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm của cả EU, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc đều ban hành từ lâu, vậy mà doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu ở Việt Nam không cập nhật thông tin này để chủ động tránh, mà vẫn dùng trong sản xuất và đưa sang đó loại sản phẩm có chất bị cấm và do đó bị thu hồi.

Thứ ba, mối quan ngại về sự phân công và phối hợp hậu kiểm trong quản lý nhà nước về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước danh mục phong phú đa dạng của sản phẩm và phụ gia dùng sản xuất thực phẩm, có lẽ đang có sự lúng túng trong phân công và phối hợp quản lý trong thực tiễn quản lý nhà nước, nhất là việc danh mục phụ gia lại được phân bổ không cùng đầu mối quản lý.

Chẳng hạn, mỳ ăn liền là sản phẩm thuộc quyền quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Sản phẩm tương ớt hiện do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý, Bộ Y tế thì quản lý danh mục phụ gia và một số sản phẩm như thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung vi chất. Vì vậy, việc thay đổi loại chất bảo quản để tương ớt Việt Nam tương tự yêu cầu ở Nhật Bản, tức có thể an toàn hơn, cần sự vào cuộc của cả hai Bộ Y tế và Nông nghiệp.

Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm Việt Nam và Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 2/02/2018 của Chính phủ về Chế tài xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật…

Song, dường như mức phạt tài chính đang còn quá thấp với ngưỡng phạt tối đa từ 100-200 triệu đồng tùy theo các vi phạm cụ thể, ngoài phạt hành chính bổ sung.

Ảnh hưởng xấu đến uy tín hàng Việt

Theo số liệu của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), năm 2020, tiêu thụ mì gói trên thế giới tăng 14,79% so với 2019; Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Malaysia, khu vực Đông Nam Á đang chiếm 25,24% tổng tiêu thụ mì ăn liền toàn cầu năm 2020. Riêng Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 7,03 tỷ gói mì ăn liền, tăng 29,47% so với năm 2019 và đứng thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc/Hong Kong và Indonesia.

Báo cáo nghiên cứu thị trường của Facts and Factors cho thấy, doanh thu của mặt hàng này dự kiến tăng từ 45,67 tỷ USD trong năm 2020 lên73,55 tỷ USDvào năm 2026. Trong giai đoạn 2021-2026, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm có thể đạt 6%/năm, trong đó thị trường tiêu thụ châu Á tăng dưới 17% (trừ Việt Nam) và châu Âu sẽ tăng từ 15-50% (tùy theo từng quốc gia) giai đoạn 2022-2026.

Theo khảo sát mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền nội địa đã tăng 67%. Việt Nam hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền, bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Về tiềm năng xuất khẩu, trước tình hình dịch bệnh tại nhiều nước diễn biến phức tạp, một số công ty của Việt Nam ghi nhận sản lượng xuất khẩu mì tăng 300%. Tính đến nay, phở ăn liền và mì ăn liền sản xuất tại Việt Nam đã và đang xuất khẩu tới hơn 40 quốc gia.

Sử dụng chất có hại cho sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏa người tiêu dùng. Việc bị thu hồi sản phẩm xuất khẩu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị phần mì ăn liền Việt Nam trên thế giới.

Đặc biệt, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm này sẽ đối diện với hệ quả không chỉ bị thu hồi và không được phép lưu hành tại các thị trường có lệnh cấm này. Ngoài ra kéo theo nguy cơ bị vỡ và phạt vì vỡ hợp đồng, áp lực thu hẹp thị phần cả trong và ngoài nước, cũng như việc giảm uy tín của cả doanh nghiệp, lẫn quốc gia…

Hơn nữa, các doanh nghiệp có sản phảm bị thu hồi này còn có thể đối diện với nguy cơ giảm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nếu có niêm yết; hàng xuất khẩu của họ sẽ không được thông quan thuận lợi trong những lần tiếp theo, nếu có.

Chưa hết, vụ việc và thông tin liên quan có thể làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hàng Việt Nam trong con mắt người nước ngoài và cả người tiêu dùng trong nước, gây tổn thất cho cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…

Nhận diện và xử lý đúng những thông điệp trên là cần thiết, vì lợi ích tầm vi mô và vĩ mô, cả doanh nghiệp và quốc gia, cả lợi trước mắt và lâu dài…

https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/nhung-hau-qua-dang-sau-vu-acecook-thien-huong-bi-thu-hoi-san-pham-chua-chat-cam/20210902074938334

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Phần lớn thiết bị được Apple vận chuyển đến Mỹ trong quý II sẽ lắp ráp tại Ấn Độ và Việt Nam

Phần lớn thiết bị được Apple vận chuyển đến Mỹ trong quý II sẽ lắp ráp tại Ấn Độ và Việt Nam

Thị trường

Trong buổi báo cáo tài chính ngày 1/5, CEO Tim Cook cho biết phần lớn thiết bị được Apple vận chuyển đến Mỹ trong quý II sẽ lắp ráp tại Ấn Độ và Việt Nam.

Cà phê Arabica có phiên thứ 5 tăng giá liên tiếp

Cà phê Arabica có phiên thứ 5 tăng giá liên tiếp

Thị trường

Đây là phiên tăng thứ 5 liên tiếp, trong đó có tới bốn phiên tăng trên 2%, đưa giá Arabica lên mức cao nhất trong vòng hai tháng rưỡi.

Giá đậu tương quay đầu phục hồi

Giá đậu tương quay đầu phục hồi

Thị trường

Kết phiên, giá đậu tương hợp đồng kỳ hạn tháng 7 ghi nhận mức tăng hơn 0,3% lên 390 USD/tấn.

Xuất khẩu tôm Việt Nam quý I/2025 tăng mạnh 37%, đạt gần 1 tỷ USD trước thử thách thuế ‘Trump’ và làn sóng cạnh tranh mới

Xuất khẩu tôm Việt Nam quý I/2025 tăng mạnh 37%, đạt gần 1 tỷ USD trước thử thách thuế ‘Trump’ và làn sóng cạnh tranh mới

Thị trường

Xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý I/2025 đạt 939 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2024. Mức tăng trưởng ấn tượng này đến từ sự phục hồi nhu cầu tại nhiều thị trường lớn, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và khối CPTPP. Tuy nhiên, phía sau con số lạc quan vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trước thuế đối ứng của Trump với toàn thế giới và bối cảnh thương mại toàn cầu tiếp tục bất ổn.

Các nhà chế biến thuỷ sản Châu Á chạy đua vận chuyển trước ngày 20/5 để né thuế quan cao tại Mỹ

Các nhà chế biến thuỷ sản Châu Á chạy đua vận chuyển trước ngày 20/5 để né thuế quan cao tại Mỹ

Thị trường

Các nhà chế biến thủy sản tại Ấn Độ và Đông Nam Á đang gấp rút lên kế hoạch vận chuyển sản phẩm sang Hoa Kỳ trong khoảng từ ngày 15 đến 20 tháng 5, nhằm đảm bảo hàng đến nơi trước ngày 9 tháng 7 – thời điểm được xem là hạn chót để tránh các mức thuế quan bổ sung do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump áp đặt.

Xuất khẩu cá tra quý I/2025 đạt hơn 465 triệu USD, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ số 1

Xuất khẩu cá tra quý I/2025 đạt hơn 465 triệu USD, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ số 1

Thị trường

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 3/2025, xuất khẩu (XK) cá tra sang các thị trường tiếp tục tăng trưởng dương 16%, đạt 182 triệu USD. Lũy kế XK cá tra quý I/2025 đạt hơn 465 triệu USD, tăng 13% so với quý I/2024.

Giá kim loại đồng loạt tăng

Giá kim loại đồng loạt tăng

Thị trường

Giá nhiều mặt hàng kim loại đồng loạt tăng trong phiên giao dịch ngày hôm qua trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung đã được xoa dịu.

Giá xăng tăng vọt, xăng RON95 tăng vượt mốc 19.000 đồng/lít từ 15h hôm nay

Giá xăng tăng vọt, xăng RON95 tăng vượt mốc 19.000 đồng/lít từ 15h hôm nay

Thị trường

Theo sự điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h hôm nay (ngày 24/4), các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu.

Giá dầu đột ngột đảo chiều giảm mạnh

Giá dầu đột ngột đảo chiều giảm mạnh

Thị trường

Lực bán áp đảo trên thị trường năng lượng trong phiên giao dịch hôm qua. Trên thị trường dầu thô thế giới, những thông tin về nguồn cung từ nhóm OPEC+ lan truyền đã gây áp lực lớn khiến giá đảo chiều giảm mạnh.

Vì sao người Nhật 'chịu chơi' bay 2 tiếng 30 phút sang Hàn Quốc mua gạo?

Vì sao người Nhật 'chịu chơi' bay 2 tiếng 30 phút sang Hàn Quốc mua gạo?

Thị trường

Theo The Korea Times, các quan chức ngành bán lẻ cho biết ngày càng có nhiều khách du lịch Nhật Bản đến Hàn Quốc mua gạo giữa bối cảnh giá gạo tại Nhật Bản liên tục leo thang,

Dự kiến tiếp tục giảm thuế GTGT 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026

Dự kiến tiếp tục giảm thuế GTGT 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026

Thị trường

Sáng 23/4, tiếp tục chương trình của phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.

Giá dầu quay dầu phục hồi mạnh mẽ

Giá dầu quay dầu phục hồi mạnh mẽ

Thị trường

Trên thị trường năng lượng, ngoại trừ khí tự nhiên, toàn bộ 4 mặt hàng còn lại trong nhóm đều ghi nhận mức tăng đáng kể sau khi mối quan hệ Mỹ - Iran lại có những dấu hiệu căng thẳng trở lại.

Nguyên liệu công nghiệp dẫn đà tăng của toàn thị trường, giá cà phê ổn định

Nguyên liệu công nghiệp dẫn đà tăng của toàn thị trường, giá cà phê ổn định

Thị trường

Tại thị trường trong nước, ghi nhận trong sáng nay (23/4), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên dao động trong khoảng 128.500 - 129.200 đồng/kg, ổn định so với ngày trước đó.

Giá bạc nhích nhẹ, bạch kim đảo chiều suy yếu

Giá bạc nhích nhẹ, bạch kim đảo chiều suy yếu

Thị trường

Phiên giao dịch đầu tuần chứng kiến xu hướng phân hóa rõ nét trên thị trường kim loại. Trên thị trường kim loại quý, giá bạc đóng cửa nhích nhẹ 0,16% lên mức 32,52 USD/ounce. Trong khi giá bạch kim quay đầu suy yếu 1,01% xuống còn 967,1 USD/ounce.

Nông sản đồng loạt giảm giá

Nông sản đồng loạt giảm giá

Thị trường

Với 6 trên 7 mặt hàng đồng loạt giảm giá, thị trường nông sản đã gây chú ý trong phiên giao dịch hôm qua.

Mỹ áp mức thuế 271% chống bán phá giá thiết bị năng lượng mặt trời từ Đông Nam Á, Việt Nam đối diện mức thuế bao nhiêu?

Mỹ áp mức thuế 271% chống bán phá giá thiết bị năng lượng mặt trời từ Đông Nam Á, Việt Nam đối diện mức thuế bao nhiêu?

Thị trường

Reuters đưa tin, ngày 22/4, Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức hoàn tất việc áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với pin và tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Cả nước nhập khẩu 21.640 ô tô nguyên chiếc, chủ yếu dòng xe giá rẻ

Cả nước nhập khẩu 21.640 ô tô nguyên chiếc, chủ yếu dòng xe giá rẻ

Thị trường

Theo thống kê của Cục Hải quan, trong ba tháng vừa qua, cả nước nhập khẩu khoảng 21.640 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch đạt hơn 445 triệu USD.

Giá cà phê đảo chiều đi lên sau 3 tuần giảm liên tiếp

Giá cà phê đảo chiều đi lên sau 3 tuần giảm liên tiếp

Thị trường

Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào sáng nay (21/4), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên dao động trong khoảng 129.000 - 129.700 đồng/kg, ổn định so với ngày hôm qua nhưng giảm từ 3.500 - 4.000 đồng/kg so với ngày 17/4.

Giá dầu thô tăng vọt 5% trong tuần qua

Giá dầu thô tăng vọt 5% trong tuần qua

Thị trường

Giá của 4 trên 5 mặt hàng đồng loạt tăng mạnh từ 4-6% so với tuần trước. Trong đó, hai mặt hàng dầu thô cùng tăng khoảng 5% trong bối cảnh thị trường dần thích ứng với các chính sách thuế quan mới của Mỹ.

Giá xăng tiếp đà giảm, RON 95 xuống dưới 19.000 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tiếp đà giảm, RON 95 xuống dưới 19.000 đồng/lít từ 15h chiều nay

Thị trường

Sau điều chỉnh của cơ quan quản lý, ngày 17/4, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 350 đồng, xuống 18.850 đồng một lít, thấp nhất 5 năm.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: