NHNN dành room tín dụng, ưu tiên thoả đáng cho những NHTM có khả năng thanh khoản cao và đặc biệt là những ngân hàng đang giảm lãi suất hiện nay. Đây là một trong những chính sách để khuyến khích các NHTM giảm lãi suất cho vay.
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú - Ảnh: VGP
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú vừa trả lời phỏng vấn báo chí về việc NHNN điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022.
Thưa Phó Thống đốc, tại sao NHNN lại lựa chọn thời điểm 5/12 để tăng room tín dụng?
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Mục tiêu thời điểm này NHNN quyết định nới room tín dụng từ 1,5-2% tức là tăng thêm hạn mức tín dụng cho các TCTD để có điều kiện tăng thêm nguồn lực, khả năng mở rộng tín dụng cho những doanh nghiệp, đối tượng, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế.
Thời điểm quý III, các chỉ số vĩ mô nói chung cho thấy không phải điều kiện thuận lợi để tăng room tín dụng, hơn nữa thanh khoản của một ngân hàng lúc đó chưa phải là đã bảo đảm cho việc tăng trưởng tín dụng. Đồng thời, thời điểm đó, NHNN cũng thấy rằng vẫn bảo đảm được tất các các chính sách có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ giá, lãi suất. Chính vì thế, thời điểm quý III chưa phải thời điểm thuận lợi để tăng trưởng tín dụng.
Còn 3 tuần nữa sẽ kết thúc năm 2022, tuy nhiên NHNN thấy rằng, tác động của tình hình thế giới đối với Việt Nam cũng đã dịu bớt. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo rất quyết liệt, tích cực, bằng nhiều giải pháp của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, một số chỉ tiêu vĩ mô đã có những dấu hiệu rất tích cực. Chính vì thế, NHNN đã xem xét và quyết định nới thêm hạn mức tín dụng cho các NHTM để tạo dư địa hỗ trợ cho các doanh nghiệp, dự án, chương trình, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế hiện nay.
Vì sao có những ngân hàng được nới room tín dụng 1,5%, có ngân hàng thì 2% và có ngân hàng lại không được nới room tín dụng thưa Phó Thống đốc?
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Việc phân bổ tín dụng có nhiều mong muốn và mục tiêu đặt ra. Trước hết là làm sao tạo điều kiện có thêm dư địa để các NHTM mở rộng tín dụng vào các lĩnh vực cần thiết. Nhưng việc phân bổ tín dụng cũng khuyến khích dành cho những NHTM có khả năng thanh khoản dồi dào và có thực hiện chính sách giảm lãi suất hiện nay.
Mặt khác, một số ngân hàng vẫn còn room tín dụng theo như đã được phân bổ từ đầu năm. Ví dụ như Agribank dư địa tín dụng còn khá dồi dào nên những ngân hàng đó không cần thiết phải nới room thêm lần này hoặc một ngân hàng đang tăng lãi suất ở mức cao thì NHNN thấy rằng cũng cần phải hạn chế tăng trưởng tín dụng…
Chính vì thế, việc phân bổ tín dụng lần này có thể được xem là một trong những chính sách khuyến khích các NHTM tập trung huy động vốn và giảm lãi suất, tạo điều kiện rất thuận lợi, tích cực kể cả về nguồn vốn, lãi suất cho doanh nghiệp, cho các dự án, chương trình cần thiết của nền kinh tế.
Theo Phó Thống đốc, với mức tăng 1,5-2% sẽ có khoảng bao nhiều tiền được đưa vào nền kinh tế?
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Với mức tăng 1,5-2% tương đương với 240.000 tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế. Đến thời điểm hiện nay, tăng trưởng tín dụng 12,2%. Như vậy, room tín dụng mà theo phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% vẫn còn 1,8%, cộng gần 2% tăng thêm thì có khoảng 3,8% room tín dụng cho thời gian tới. Có thể nói là dư địa khá lớn cho các NHTM cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, nền kinh tế.
Nhưng điều quan trọng khi có thêm room tín dụng các NHTM cũng phải chủ động, tích cực huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để tạo nguồn cho vay. Và NHNN cũng tiếp tục vừa theo dõi hướng dòng tiền sử dụng room tín dụng vừa sẵn sàng tạo điều kiện các nguồn lực vốn dài hạn cho các NHTM để có điều kiện cung ứng vốn một cách ổn định bảo đảm nhu cầu dự án rất cần thiết như hiện nay.
NHNN kiểm soát nới room ra sao để nguồn vốn đi đúng mục đích, thưa Phó Thống đốc?
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Việc quản lý dòng tiền, theo dõi hoạt động của các NHTM rất cần thiết. Đối tượng NHNN muốn tập trung và cũng là chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, trước hết vào lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là phục vụ cho lĩnh vực có vai trò động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế lúc này. Do vậy, NHNN hướng các NHTM hướng dòng vốn vào lĩnh vực đó.
Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, Thủ tướng cũng có chỉ đạo quan tâm đến lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là lĩnh vực giúp cho người dân có tiền mua nhà ở xã hội cũng như nhà ở phục vụ thực sự cho nhu cầu đời sống của người dân. Từ trước đến nay, NHNN luôn coi đây là một trong những lĩnh vực quan tâm và vẫn chỉ đạo các NHTM tạo điều kiện cho những lĩnh vực mua nhà ở xã hội của người dân được khơi thông cũng như có nguồn lực để người dân mua nhà.
NHNN dành room tín dụng, ưu tiên thoả đáng cho những NHTM có khả năng thanh khoản cao và đặc biệt là những ngân hàng đang giảm lãi suất hiện nay. Đây là một trong những chính sách để khuyến khích các NHTM giảm lãi suất cho vay. Tất nhiên, cùng với đó là sự cố gắng tích cực của các NHTM bằng mọi cách giảm chi phí hoạt động của mình để tạo điều kiện giảm lãi suất cho các doanh nghiệp, dự án, lĩnh vực cần thiết lúc này.
Thời gian vừa qua, có ngân hàng chủ động giảm lãi suất cho vay với mức khá lớn, NHNN có chỉ đạo như thế nào để việc giảm lãi suất này lan toả nhiều hơn trong hệ thống?
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: NHNN giao cho Hiệp hội Ngân hàng tiếp tục kêu gọi, vận động các NHTM giảm lãi suất, tất nhiên tùy vào mức độ, khả năng cũng như năng lực tài chính của mỗi TCTD để đưa ra những quyết định giảm lãi suất, nhưng tinh thần chung có sự vận động để các NHTM tiếp tục chia sẻ, đặc biệt trong đợt dịch vừa qua, sự chia sẻ của các NHTM cho các doanh nghiệp rất nhiều.
Tuy nhiên, điều kiện kinh tế vĩ mô cũng phải cho phép để các ngân hàng có thể giảm lãi suất không chỉ bảo đảm hỗ trợ doanh nghiệp mà vẫn phải bảo đảm khả năng thanh khoản, an toàn của mỗi ngân hàng cũng như cả hệ thống.
Tất cả cơ chế chính sách hiện nay của NHNN đặt ra đều xuất phát từ mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách bền vững và tiếp tục quán xuyến thực hiện tốt mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Chính phủ đề xuất thí điểm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo động lực tăng trưởng mới, phát huy hết vai trò, vị thế và tiềm năng lợi thế để tạo đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Một trong những chính sách đặc thù được đề xuất là thành lập Khu thương mại tự do tại TP Hải Phòng.
Ngân hàng UOB của Singapore dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất, giữ quan điểm rằng đồng USD sẽ tiếp tục suy yếu so với các đồng tiền mạnh khác và nâng dự báo giá vàng lên mức 3.600 USD/ounce vào quý 1/2026.
Kết phiên ngày 12/5 VN-Index đã nỗ lực kéo gần 16 điểm về. Nhưng theo các chuyên gia nhận định trong phiên ngày mai (13/5) nhà đầu tư có thể kỳ vọng thị trường tiếp tục tăng điểm, nhưng cần thận trọng trước áp lực tại vùng kháng cự 1.300 điểm và tránh mua đuổi cổ phiếu ở mức giá cao.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra của năm 2025.
Giá vàng trong nước hôm nay (12/5) giảm mạnh cả triệu đồng, cùng xu hướng thế giới. Giá vàng miếng SJC ở mức 119 triệu đồng/lượng (mua vào) – 121 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 1 triệu đồng/lượng so với cuối tuần trước.
Sáng sớm ngày 12/5, tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố mức 24.951 VND/USD. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 100,42 điểm.
Đến cuối tháng 4/2025, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có hơn 9,88 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán. Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở ròng 193.948 tài khoản trong riêng tháng vừa qua. Đây cũng là mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua.
Biến động giá vàng theo xu hướng giảm kéo giá vàng SJC giảm về mốc 120 triệu đồng/lượng trong sáng ngày 9/5. Chênh lệch giữa 2 chiều mua và bán ở mức 2 triệu đồng/lượng.
Các chỉ số chính trên Phố Wall đồng loạt tăng hơn 1% ngay khi giới đầu tư đón nhận tin tức tích cực từ thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ và Anh — thỏa thuận đầu tiên được Mỹ ký kết sau khi Tổng thống Donald Trump tạm dừng áp thuế hồi tháng trước.
“Tôi xin lỗi vì dự báo giá bitcoin đạt 120.000 USD trong quý II có thể quá thấp,” Geoffrey Kendrick, Giám đốc mảng tài sản kỹ thuật số tại Standard Chartered, nói đùa trong một bình luận mới đây.
Mới đây, ngày 8/5, Tổng thống Donald Trump tiếp tục công kích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, sau khi Ngân hàng Trung ương Mỹ quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh lo ngại về những bất ổn kinh tế do thuế quan gây ra.
Ông Nguyễn Ngọc Quang – thành viên HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) vừa đăng ký bán 8,5 triệu cổ phiếu HPG với mục đích bán thoả thuận cho con trai và người nhà.
Trong bài đăng trên Truth Social, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết hôm thứ năm: “Thỏa thuận với Vương quốc Anh là một thỏa thuận đầy đủ và toàn diện sẽ củng cố mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh trong nhiều năm tới”.
Theo báo cáo do Viện Tài chính Quốc tế (IIF, có trụ sở tại Mỹ) công bố ngày 6/5, nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7.500 tỷ USD trong quý 1/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324.000 tỷ USD.
Từ năm 2022 đến nay, lượng mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã tăng gấp 5 lần - theo một báo cáo của ngân hàng Goldman Sachs, một trong những tổ chức dự báo lạc quan nhất về triển vọng tăng giá của vàng trong những tháng gần đây.
Theo cập nhật từ Forbes vào ngày 8/5, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup hiện nắm giữ tài sản trị giá 9,1 tỷ USD, tăng thêm 650 triệu USD chỉ sau một ngày, tương đương mức tăng 7,6%.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tiếp tục giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng 5/2025, đánh dấu lần thứ ba liên tiếp cơ quan này duy trì mức lãi suất cơ bản trong khoảng 4,25% – 4,5%.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?