Nhà đầu tư đến từ Thái Lan đã chi ra lần lượt 26,3 triệu USD và 21,8 triệu USD để hoàn tất thâu tóm cả hai công ty điện mặt trời nói trên, tương ứng tổng giá trị thương vụ 48,1 triệu USD, khoảng hơn 1.100 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, cụm Điện mặt trời Mỹ Sơn 1 và Mỹ Sơn 2 do chính BB Group mua lại cổ phần từ tay Hoàng Sơn Group, doanh nghiệp đến từ tỉnh Hòa Bình. Sau đó, cơ cấu cổ đông của Điện mặt trời Mỹ Sơn 1 cũng như Mỹ Sơn 2 đã thay đổi, bao gồm BB Group nắm 20% vốn, bà Vũ Thị Thu Hằng nắm 10% và bà Vũ Thị Hà sở hữu 70% tại mỗi công ty.

Theo tin trên Cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp, vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của hai hai công ty Mỹ Sơn 1 và Mỹ Sơn 2 đã được chuyển giao cho người Thái Lan là bà Amarat Puvaveeranin. Đồng thời cơ cấu cổ đông của hai công ty này đều có sự xuất hiện của BG Energy Solutions với tỷ lệ nắm giữ 70% cho mỗi công ty.

Nhà đầu tư Thái Lan chi hơn 1.100 tỷ thâu tóm dự án điện mặt trời tại Việt Nam
Nhà đầu tư Thái Lan chi hơn 1.100 tỷ thâu tóm dự án điện mặt trời tại Việt Nam

Được biết, BB Group được thành lập năm 2017, hoạt động đa ngành với vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Cũng như các đại gia khác không muốn nằm ngoài cuộc chơi năng lượng tái tạo, hệ sinh thái của ông Vũ Quang Bảo thông qua Tập đoàn Bitexco và BB Group đang rất tích cực đầu tư các dự án điện mặt trời, điện gió trong thời gian qua.

Được biết, hiện qua hình thức liên doanh, chuyển nhượng cổ phần với doanh nghiệp Việt Nam, nhiều tập đoàn năng lượng và đầu tư nước ngoài đã sở hữu hàng chục dự án điện mặt trời, điện gió và hưởng mức giá ưu đãi 9,35 UScents/kWh trong 20 năm tại Việt Nam.

Trong số này phải kể đến việc hai nhà máy điện mặt trời TTC 1 và TTC 2 tại Tây Ninh do Tập đoàn Thành Thành Công và Tập đoàn Năng lượng Gulf (Thái Lan) hợp tác đầu tư, vận hành từ giữa năm 2019. Khi đó tập đoàn Thái Lan sở hữu 49% vốn nhưng trong lần thay đổi gần nhất, Gulf đã tăng mức nắm giữ lên 90%. Ông Prasert Thirati - Giám đốc Công ty Gulf Việt Nam cũng đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Đầu tư năng lượng xanh TTC, Công ty cổ phần Gulf Tây Ninh 1, Gulf Tây Ninh 2. Ngoài các dự án điện mặt trời tại Tây Ninh, tập đoàn Thái Lan còn nắm trong tay các dự án điện gió tại Bến Tre với tỷ lệ sở hữu 95%.

Công Super Energy ngoài các dự án đã nêu, hiện cũng đã đầu tư thông qua hình thức mua cổ phần loạt dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận, An Giang... Ngoài Thái Lan, nhiều nhà đầu tư đến từ Singapore, Trung Quốc, Philippines... cũng sở hữu hàng chục dự án điện mặt trời, điện gió ở Việt Nam thông qua hình thức mua cổ phần, liên doanh.