Ngành gỗ đối diện nhiều thách thức lớn, khó đạt mục tiêu 16,5 tỷ USD

Các chuyên gia dự báo khả năng tăng trưởng của ngành gỗ năm nay cao nhất chỉ ở mức vài phần trăm và việc hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD trong năm 2022 là rất khó khăn.

Sau thời gian tăng trưởng đột phá, trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm nông lâm thủy sản, mang về hàng chục tỷ USD mỗi năm, ngành gỗ hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức lớn.

Đơn hàng giảm mạnh

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam tăng trưởng nhanh, giành được vị thế ngày càng cao trên thị trường đồ gỗ thế giới.

Tuy nhiên, những tháng gần đây, ngành gỗ đang đối mặt với tình trạngsụt giảm đơn hàng dẫn đến khả năng không tăng trưởng hoặc tăng ở mức rất thấp trong năm 2022.

Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương, thông tin những tháng gần đây thị trường gỗ đang ảm đạm, khi doanh thu và đơn hàng của các doanh nghiệp đang suy giảm tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn.

Theo khảo sát của các hiệp hội gỗ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai đều cho thấy vài tháng gần đây đơn hàng của các doanh nghiệp sụt giảm tới 50%.

Trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 9,7 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2021 nhờ sự tăng trưởng xuất khẩu dăm gỗ và viên nén sang 3 thị trường gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Trong khi đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ chỉ đạt 7,1 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2021; các thị trường xuất khẩu đồ gỗ, nội thất quan trọng như EU, Hoa Kỳ, Anh đều giảm, thậm chí có thị trường giảm tới 50%.

Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm chính của Việt Nam, chiếm trên 60% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đang có sự giảm tốc.

Tính đến hết tháng 7, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản sang thị trường Hoa Kỳ đạt trên 5,84 tỷ USD, giảm gần 5% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo ông Nguyễn Liêm, đại dịch COVID-19, cuộc xung đột Nga-Ukraine, mức lạm phát cao tại nhiều quốc gia, đặc biệt tại các thị trường lớn trên thế giới; trong đó có Hoa Kỳ, EU… là những nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao.

Khi hàng hóa trở nên đắt đỏ, nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm không thiết yếu sẽ giảm, việc này dẫn đến tồn kho sản phẩm đồ gỗ tại các thị trường cao, các nhà nhập khẩu sẽ hạn chế mua hàng.

Hoàn thiện đồ dùng nhà bếp xuất khẩu tại nhà máy của Công ty ở phường Tân Hiệp, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai cũng cho biết hiện các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đang phải đối diện với nhiều khó khăn.

Khảo sát cho thấy, trong tháng 7/2022, biến động về số lượng lao động trong các nhà máy, thời gian làm việc của công nhân đang giảm trên 30% và sản lượng sản phẩm giảm trên 40% so với những tháng đầu năm 2022.

Nhiều nhà máy hiện không có đơn hàng trong các tháng cuối năm, hàng chậm, hoặc thậm chí bị hủy đơn hàng, hàng tồn kho nhiều và bị tắc nghẽn dòng tiền.

Dù kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Đồng Nai trong nửa đầu năm 2022 vẫn đạt khoảng 900 triệu USD, tương đương cùng kỳ năm ngoái, nhưng 2 tháng gần đây, xuất khẩu đã giảm nhiều, đặc biệt là khối các doanh nghiệp trong nước.

Kết quả khảo sát nhanh các doanh nghiệp ngành gỗ của Tổ chức Forest Trends cũng cho thấy, sự sụt giảm rõ nét về đơn hàng gần đây.

Trong 45 doanh nghiệp hiện xuất khẩu sản phẩm gỗ đi Hoa Kỳ được khảo sát, có 33 doanh nghiệp cho biết doanh thu hiện tại đã giảm gần 40% so với các tháng đầu năm.

Chỉ có 10 doanh nghiệp cho biết doanh thu tăng so với các tháng trước đó, nhưng mức tăng rất nhỏ, ở mức 11%.

Thị trường EU cũng tương tự, trong số 38 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang thị trường này có tới 24 doanh nghiệp cho biết, doanh thu hiện giảm trên 41% so với các tháng trước đó. Chỉ có 4 doanh nghiệp cho biết nguồn thu tăng, ở mức 14%.

Tại thị trường Anh, trong 25 doanh nghiệp xuất khẩu thì 17 doanh nghiệp thông báo có nguồn thu giảm, ở mức trên 41%. Khoảng 71% doanh nghiệp được khảo sát cho biết, tình hình đơn hàng từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục giảm.

Với tình hình thị trường như hiện nay, doanh nghiệp cho rằng nguồn thu sẽ giảm khoảng 44% trong cả năm 2022.

Các chuyên gia dự báo khả năng tăng trưởng của ngành gỗ năm nay cao nhất chỉ ở mức vài phần trăm, không thể đạt được con số 19% như năm ngoái.

Bởi lẽ, dư địa cho ngành gỗ phát triển là rất khó, trừ khi có những đột biến về thị trường, về đầu tư của doanh nghiệp cũng như thương mại điện tử và chuyển đổi số.

Với tình hình kinh tế thế giới như hiện nay, việc hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD trong năm 2022 là rất khó khăn.

Đối diện nhiều vụ phòng vệ thương mại

Ngoài tác động từ tình hình kinh tế, lạm phát, những cáo buộc gian lận xuất xứ, nguồn gốc nguyên liệu… cũng đang trở thành mối đe dọa cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của ngành gỗ Việt Nam.

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, ngành gỗ đang đối diện ngày càng nhiều hơn với những vụ việc liên quan đến biện pháp phòng vệ thương mại.

Tần suất của các vụ cảnh báo, khởi xướng điều tra gia tăng và những thiệt hại mà doanh nghiệp Việt Nam phải chịu ngày càng lớn hơn.

Theo phân tích của ông Hoài, nguyên nhân của hiện tượng trên xuất phát từ việc những năm gần đây, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam có mức tăng trưởng bứt phá, trở thành nước xuất khẩu gỗ đứng thứ 5 thế giới và là nhà cung cấp các sản phẩm gỗ chính cho nhiều thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản…

Bên cạnh đó, với việc đã ký nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), hàng hoá; trong đó, bao gồm các sản phẩm gỗ được hưởng chính sách ưu đãi về thuế, tạo áp lực cạnh tranh lên ngành sản xuất của một số quốc gia.

Có thể kể đến các vụ việc như ngành gỗ bị Hàn Quốc kiện và áp thuế gỗ dán xuất khẩu sang nước này với mức thuế trung bình 10%. Năm 2021, Canada cũng điều tra và áp thuế mặt hàng salon đệm mút xuất khẩu của Việt Nam cũng với mức thuế 10%.

Trong 3 năm gần đây, Việt Nam lại đối diện thêm rủi ro về phòng vệ thương mại. Cụ thể, ngoài áp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, ngành gỗ Việt phải đối diện với các biện pháp tự vệ, nhiều nhất là Hoa Kỳ.

Điển hình như vụ việc điều tra 301 của Hoa Kỳ về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp từ năm 2020-2021. Hiện nay, Hoa Kỳ đang tiếp tục gia hạn ban hành kết luận cuối cùng đối với vụ việc điều tra mặt hàng gỗ dán làm từ gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam đến ngày 17/10/2022.

Xuất phát điểm vụ việc là trong thời gian Hoa Kỳ áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp với sản phẩm gỗ dán của Trung Quốc với mức thuế chống bán phá giá là 183,36% và thuế chống trợ cấp từ 22,98% đến 194,90%, thì kim ngạch xuất khẩu sản phẩm tương tự từ Việt Nam sang Hoa Kỳ liên tục tăng từ 112,3 triệu USD năm 2018 lên 226,4 triệu USD năm 2019, 248,5 triệu USD năm 2020 và 356,7 triệu USD năm 2021.

Các mặt hàng làm từ gỗ dán xuất khẩu của Việt Nam cũng có sự tăng trưởng tương tự.

Nhiều doanh nghiệp cho biết, sau khi Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với tủ bếp, tủ nhà tắm đối với Trung Quốc thì nhà mua hàng của Hoa Kỳ đổ dồn sang Việt Nam để đặt hàng, các nhà máy của Trung Quốc cũng chuyển dịch sang Việt Nam để đầu tư.

Do đó, Việt Nam đang là thị trường chủ lực trong việc cung cấp các sản phẩm tủ gỗ cho thị trường Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, cơ hội tăng thị phần luôn đi kèm với rủi ro phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế nếu kim ngạch xuất khẩu gia tăng đột biến và không tương xứng với năng lực sản xuất thực tế.

Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, việc bị điều tra phòng vệ thương mại là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, Cục Phòng vệ thương mại luôn khuyến khích doanh nghiệp chủ động phối hợp trong quá trình điều tra. Nếu tích cực hợp tác và có đủ căn cứ chứng minh các cáo buộc vô căn cứ, doanh nghiệp có thể không bị áp thuế hoặc áp thuế mức độ thấp, vẫn giữ được thị trường xuất khẩu.

Ở chiều ngược lại, nếu không có sự nỗ lực, tham gia tích cực của doanh nghiệp, khả năng doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với các mức thuế rất cao, gây thiệt hại nặng nề và mất luôn thị trường.

Về lâu dài, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp trong nước cần đảm bảo tuân thủ triệt để các quy định của thị trường quốc tế, đặc biệt là về nguồn gốc xuất xứ, tính hợp pháp của nguyên liệu. Việc thực thi các quy định phát triển lâm sản bền vững là yêu cầu sống còn, không chỉ riêng với ngành chế biến gỗ Việt Nam mà của cả thế giới.

Bên cạnh đó, các hiệp hội cũng kiến nghị các cơ quan chức năng cần tăng cường tổ chức các khóa đào tạo tập huấn ngắn hạn để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về những rủi ro khi bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại; các kỹ năng để phòng vệ, tự vệ nhằm ứng phó khi có sự cố.

Bởi theo các hiệp hội, thời gian qua doanh nghiệp rất lúng túng khi gặp phải những vụ kiện từ phía nước nhập khẩu nên thường bị liệt vào dạng không hợp tác hoặc không phản hồi… điều này làm gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, các cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài có thể cung cấp thông tin sớm hơn, đầy đủ hơn và có nhiều những cảnh báo, khuyến nghị để các hiệp hội, doanh nghiệp có thể ứng phó kịp thời.

https://doanhnhanvn.vn/nganh-go-doi-dien-nhieu-thach-thuc-lon-kho-dat-muc-tieu-165-ty-usd.html

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Dự báo giá xăng ngày mai (16/1) có thể tăng 200 - 500 đồng/lít

Dự báo giá xăng ngày mai (16/1) có thể tăng 200 - 500 đồng/lít

Thị trường

Theo dự báo trong kỳ điều hành ngày mai (16/1), giá xăng có thể tăng 200 - 500 đồng/lít, giá dầu tăng cao nhất có thể lên đến 600 đồng/lít,kg.

Giá dầu thô quay đầu “hạ nhiệt”

Giá dầu thô quay đầu “hạ nhiệt”

Thị trường

Giá dầu thô WTI giảm 1,67% xuống 77,5 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent giảm 1,35% về dưới mức 80 USD/thùng.

Giá cà phê sụt giảm, đường lao dốc mạnh nhất một tháng

Giá cà phê sụt giảm, đường lao dốc mạnh nhất một tháng

Thị trường

Giá cà phê Robusta giảm 0,8% về 4.863 USD/tấn, xuống mức thấp nhất kể từ tuần đầu tháng 12/2024. Giá hai mặt hàng cà phê tiếp tục chịu áp lực khi thị trường phản ứng với các tin tức tích cực về nguồn cung.

Giá đậu tương lên đỉnh ba tháng sau báo cáo WASDE của Mỹ

Giá đậu tương lên đỉnh ba tháng sau báo cáo WASDE của Mỹ

Thị trường

Giá đậu tương tăng 2,71% lên 386,9 USD/tấn, chạm mức cao nhất trong hơn ba tháng.

Giá dầu thô leo lên mức cao kỷ lục trong 4 tháng khi Mỹ siết chặt trừng phạt Nga

Giá dầu thô leo lên mức cao kỷ lục trong 4 tháng khi Mỹ siết chặt trừng phạt Nga

Thị trường

Giá dầu thô WTI tăng gần 3% và tiến sát mốc 80 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 1,57% lên 81 USD/thùng.

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ năm 2024 đạt cao nhất trong 10 năm

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ năm 2024 đạt cao nhất trong 10 năm

Thị trường

Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu và tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam, chủ yếu là sản phẩm phile đông lạnh. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, quốc gia này đã nhập khẩu nhiều hơn các sản phẩm cá tra GTGT.

Giá dầu thô tăng 4 tuần liên tiếp khi nhu cầu sưởi ấm cao

Giá dầu thô tăng 4 tuần liên tiếp khi nhu cầu sưởi ấm cao

Thị trường

Giá dầu thô WTI tăng mạnh 3,53% lên mức 76,57 USD/thùng. Giá dầu thô Brent cũng tăng 4,25% và tiến sát mốc 80 USD/thùng.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng từ 15h chiều ngày 9/1

Giá xăng dầu đồng loạt tăng từ 15h chiều ngày 9/1

Thị trường

Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt tiến hành điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h ngày 9/1. Giá Xăng RON95-III: không cao hơn 21.019 đồng/lít (tăng 273 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);

Sắc đỏ áp đảo trên bảng giá nông sản

Sắc đỏ áp đảo trên bảng giá nông sản

Thị trường

Theo MXV, khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, sắc đỏ bao phủ bảng giá nhóm nông sản. Đáng chú ý, giá lúa mì Chicago dẫn dắt đà giảm cả nhóm sau khi đánh mất 1,15% trong phiên hôm qua, đưa giá giao dịch về 197 USD/tấn. Nguyên nhân chính gây sức ép lên giá trong phiên hôm qua là sự mạnh lên của đồng USD.

Giá cà phê gặp áp lực trước tín hiệu lạc quan về nguồn cung

Giá cà phê gặp áp lực trước tín hiệu lạc quan về nguồn cung

Thị trường

Giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (9/1) ghi nhận ở mức 120.000 - 121.000 đồng/kg, giá giảm 600 - 1000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái giá cà phê đã tăng gần gấp đôi.

Dự báo giá xăng ngày mai 9/1 tăng từ  250 - 410 đồng/lít

Dự báo giá xăng ngày mai 9/1 tăng từ 250 - 410 đồng/lít

Thị trường

Nhận định về giá xăng trong nước trong kỳ điều chỉnh định kỳ ngày mai (9/1), đại diện một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Hà Nội dự báo sẽ tăng lần thứ 2 liên tiếp. Trong đó, giá các loại xăng có thể tăng 250 - 410 đồng/lít, tùy loại.

Giá gạo giảm sâu, Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gì?

Giá gạo giảm sâu, Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gì?

Thị trường

Trong bối cảnh giá gạo xuất khẩu giảm mạnh liên tiếp 2 tuần qua, Bộ Công Thương cho rằng giải pháp bền vững cho mặt hàng này đó là đảm bảo chất lượng gạo và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Xuất khẩu rau quả năm 2024 lập kỷ lục 7,12 tỷ USD, đặt mục tiêu 10 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả năm 2024 lập kỷ lục 7,12 tỷ USD, đặt mục tiêu 10 tỷ USD

Thị trường

Năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đã về đích ngoạn mục với 7,2 tỷ đô la Mỹ. Đây là năm đầu tiên ngành rau quả vượt qua ngưỡng 7 tỷ đô la Mỹ. Hiệp hội Rau quả Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030.

Thị trường đậu tương hồi phục sau cú lao dốc vào cuối tuần trước

Thị trường đậu tương hồi phục sau cú lao dốc vào cuối tuần trước

Thị trường

Giá đậu tương ghi nhận mức tăng nhẹ, hồi phục trở lại sau cú lao dốc vào cuối tuần trước.

Đồng USD suy yếu, lực mua gia tăng trên thị trường kim loại

Đồng USD suy yếu, lực mua gia tăng trên thị trường kim loại

Thị trường

Nhóm kim loại quý đón nhận lực mua tích cực sau khi đồng USD suy yếu mạnh trong phiên chiều. Chỉ số Dollar Index đã quay đầu giảm giảm 0,64% xuống 108,26 điểm.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lập kỷ lục mới, dự báo đạt 18 tỷ USD năm 2025

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lập kỷ lục mới, dự báo đạt 18 tỷ USD năm 2025

Thị trường

Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 16,25 tỷ USD, vượt kỷ lục cũ được xác lập năm 2022. Triển vọng xuất khẩu 2025 dự báo tích cực và hướng đích 18 tỷ USD. Sự tăng trưởng này đến từ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU...

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 2024 đạt 786,29 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 2024 đạt 786,29 tỷ USD

Thị trường

Lũy kế, cả năm trong năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,3%; nhập khẩu tăng 16,7%.

Giá cà phê ngày 6/1 duy trì ổn định

Giá cà phê ngày 6/1 duy trì ổn định

Thị trường

Giá cà phê ngày 6/1/2025 ghi nhận giá thấp nhất với 119.800 đồng/kg, trong khi Đắk Nông dẫn đầu với 120.500 đồng/kg.

Giá dầu thô thế giới lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 10

Giá dầu thô thế giới lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 10

Thị trường

Giá dầu thô Brent tăng 3,7% lên mức 76,5 USD/thùng, ghi nhận mức cao nhất kể từ giữa tháng 10. Trong khi đó, giá dầu thô WTI cũng tăng 4,8% lên gần 74 USD/thùng.

Năm 2024, CPI tăng 3,63%, lạm phát tăng 2,71%

Năm 2024, CPI tăng 3,63%, lạm phát tăng 2,71%

Thị trường

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2024 tăng 2,71% so với năm ngoái.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: