Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam lần thứ 2 gửi văn bản đề nghị tổ chức thẻ quốc tế Visa và Mastercard miễn, giảm phí cho các ngân hàng tại Việt Nam và đơn giản hóa cơ chế thu phí để tránh tình trạng "phí chồng phí".
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có văn bản gửi tổ chức thẻ quốc tế Visa/Mastercard kiến nghị miễn, giảm các loại phí cho các ngân hàng tại Việt Nam trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng sâu rộng không chỉ người dân, doanh nghiệp mà cả các tổ chức tín dụng. Đây là lần thứ 2 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có văn bản kiến nghị tới các tổ chức này.
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, dịch COVID-19 lần thứ tư tại Việt Nam đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập của người dân và doanh nghiệp. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 như miễn, giảm thuế, phí viễn thông, điện, nước…
Các tổ chức tín dụng tiếp tục chia sẻ khó khăn với khách hàng thông qua việc cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay, miễn, giảm nhiều loại phí giao dịch, trong đó có phí phát hành thẻ, phí rút tiền tại ATM. Tuy nhiên các loại phí liên quan đến thẻ Visa và Mastercard không thể giảm phí hơn được nữa do các tổ chức thẻ quốc tế chưa có sự chia sẻ với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam mặc dù Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã có văn bản số 92/HHNH-PLNV ngày 15/4/2020 gửi các tổ chức thẻ quốc tế kiến nghị về việc này.
Trên cơ sở phản ảnh của các ngân hàng hội viên, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam làm rõ những vướng mắc, bất cập trong chính sách thu phí của các tổ chức thẻ quốc tế áp dụng tại thị trường Việt Nam hiện nay.
Visa, Mastercard thu 270 đầu phí các loại
Đối với chính sách thu phí của các tổ chức thẻ quốc tế tại thị trường Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng cho biết, hiện nay cơ cấu phí của các tổ chức thẻ quốc tế áp dụng cho các ngân hàng tại Việt Nam rất phức tạp, với số lượng phí thu rất lớn, chia làm 3 nhóm chính gồm phí áp dụng cho mảng phát hành; phí áp dụng cho mảng thanh toán và phí thu khác (liên quan đến hệ thống và các giao dịch tra soát). Trung bình mỗi năm, tổ chức thẻ quốc tế Visa và Mastercard thu từ một ngân hàng khoảng 270 đầu phí các loại/1 tổ chức thẻ quốc tế, với tổng giá trị mỗi tổ chức thẻ quốc tế thu của các ngân hàng Việt Nam lên tới hàng trăm triệu USD/năm.
Cụ thể, tổ chức thẻ quốc tế Visa thu 270 đầu phí các loại (trong đó thu mảng thanh toán là 102 đầu phí, thu từ mảng phát hành 135 đầu phí và thu khác là 33 đầu phí). Trong khi đó, tổ chức thẻ quốc tế Mastercard thu 268 đầu phí các loại (trong đó thu mảng thanh toán là 54 đầu phí, thu mảng phát hành 72 đầu phí và thu khác lên tới 142 đầu phí).
Theo phân tích của Hiệp hội Ngân hàng, trong cơ cấu phí thu của các tổ chức thẻ quốc tế, phí xử lý giao dịch chiếm khoảng 80% tổng phí thu từ ngân hàng. Tuy nhiên, phí xử lý giao dịch vừa thu theo số lượng giao dịch và vừa thu theo doanh số giao dịch, dẫn đến tình trạng thu phí chồng phí đối với 1 giao dịch. Hiệp hội Ngân hàng lấy dẫn chứng, đó là trên 1 giao dịch thẻ, tổ chức thẻ quốc tế có thể thu 3-4 loại phí, bao gồm phí cấp phép (authorization), phí thanh toán (settlement), phí thương hiệu, phí chi tiêu trong/ngoài Việt Nam, phí dịch vụ và các loại phí khác theo loại giao dịch.
Đối với giao dịch không được cấp phép chuẩn chi, ngân hàng không thu được phí từ đơn vị chấp nhận thẻ nhưng vẫn phải trả phí cấp phép cho tổ chức thẻ quốc tế. Có trường hợp ngân hàng phát hành đã gửi các bản tin giao dịch không thành công (Re-attempt) nhưng vẫn phải trả phí xử lý giao dịch đến trên 20 lần so với phí xử lý giao dịch thành công. Điều này là hết sức vô lý.
Bên cạnh đó, mức phí tổ chức thẻ quốc tế áp dụng đối với giao dịch trong nước và tại nước ngoài có sự chênh lệch rất lớn. Đối với phí thu chiều phát hành, phí thu trên doanh số giao dịch tại nước ngoài cao gấp 10 - 50 lần so với giao dịch trong nước, trong khi phí thu trên số lượng giao dịch đối với giao dịch nước ngoài cao gấp 7-10 lần giao dịch trong nước. Tương tự, đối với phí thu chiều thanh toán, ngân hàng thanh toán hiện phải trả phí thu trên doanh số giao dịch của thẻ do ngân hàng ngoài Việt Nam phát hành cao hơn từ 10-30 lần so với phí thu của giao dịch thẻ do ngân hàng trong nước phát hành, trong khi phí thu trên số lượng giao dịch tương ứng cao gấp 10 lần, đặc biệt đối với giao dịch có giá trị nhỏ, mức phí chênh lệch giữa giao dịch nước ngoài và giao dịch trong nước lên đến 40 lần.
Đối với các giao dịch có giá trị nhỏ, các tổ chức thể quốc tế áp dụng mức phí trong khoảng 0.1–1 USD/giao dịch tùy theo giá trị và phạm vi giao dịch (trong nước/ngoài nước). Trong khi đó, đối với các giao dịch có giá trị nhỏ, nguồn thu của ngân hàng chỉ có phí interchange tính trên giá trị giao dịch và ở mức rất thấp, không đủ bù đắp chi phí trả tổ chức thể quốc tế.
Ngân hàng kêu Visa, Mastercard thu phí chồng phí
Theo Hiệp hội Ngân hàng, nhằm phục vụ công tác kiểm soát phí, các ngân hàng còn phải trả một số loại phí liên quan đến báo cáo hỗ trợ tra cứu chi phí, thu nhập như SMS Report và SMS Raw Data; hệ thống báo cáo tự động hóa. Bên cạnh đó, đối với chính sách thu phí không tuân thủ: các tổ chức thẻ quốc tế đưa ra rất nhiều quy định liên quan đến vận hành, báo cáo và các ngân hàng thành viên có trách nhiệm phải tuân thủ các quy định này như quy định về tỷ lệ cấp phép, tỷ lệ báo cáo doanh số giao dịch.
Đối với mỗi quy định, các tổ chức thẻ quốc tế áp dụng tỷ lệ tối thiểu để được đánh giá tuân thủ, trường hợp ngân hàng thành viên không đáp ứng được tỷ lệ này, ngân hàng phải trả 1 khoản phí phạt dựa trên số tháng không tuân thủ, mức phí trung bình khoảng 2.500 USD/tháng (trường hợp ngân hàng phát hành có tỷ lệ dưới mức đạt yêu cầu 0,01% vẫn bị đánh giá không tuân thủ và phải trả phí phạt).
Trong khi đó, doanh số giao dịch thẻ chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan, tùy thuộc vào tình hình thị trường trong từng thời kỳ, đặc biệt là giai đoạn bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 như hiện nay, việc quy định tỷ lệ tuân thủ về báo cáo doanh số giao dịch và áp dụng phí phạt như hiện nay của các tổ chức thẻ quốc tế là rất bất hợp lý.
Hiệp hội Ngân hàng cho biết thêm, tác động của dịch COVID-19 đến hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng Việt Nam hiện nay rất lớn, đặc biệt là đối với mảng thanh toán, doanh số thanh toán thẻ quốc tế tính đến hết quý II/2021 giảm 23% so với năm 2019. Trong đó, doanh số thanh toán tại nước ngoài chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi dịch COVID-19, giảm 85% so với năm 2019.
Doanh số thanh toán thẻ trong nước 6 tháng đầu năm 2021 đã sụt giảm từ 50 - 70% so với thời điểm trước khi bùng phát dịch. Trong khi đó, các ngân hàng Việt Nam vẫn phải trả mức phí rất lớn cho tổ chức thẻ quốc tế. Trong giai đoạn 2019-2020, tổng phí thu của các tổ chức thẻ quốc tế Visa và Mastercard đối với các ngân hàng Việt Nam ước tính khoảng hơn 200 triệu USD/năm (tương đương khoảng 5.000 tỷ đồng/năm).
Cần minh bạch các khoản phí của Visa, Mastercard
Trong bối cảnh toàn bộ nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19, mặc dù Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã đề nghị các tổ chức thẻ quốc tế xem xét miễn giảm phí ngay từ khi dịch bệnh còn chưa lan rộng như hiện nay, song tổ chức thẻ quốc tế vẫn không hồi đáp và không giảm phí cho các tổ chức tín dụng Việt Nam
Từ những phân tích cụ thể, xác đáng nêu trên, Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị, các tổ chức thẻ quốc tế cần đơn giản hóa cơ chế thu phí để tránh tình trạng thu phí chồng phí, áp dụng cơ chế thu một loại phí đối với một giao dịch. Cụ thể: chỉ thu theo số lượng giao dịch hoặc doanh số giao dịch; Chỉ áp dụng 1 mức phí đối với phí xử lý giao dịch rút tiền mặt, không phân biệt theo giá trị giao dịch; Chỉ thu phí đối với giao dịch thành công, không thu phí đối với giao dịch lỗi, đảm bảo loại trừ các tình huống duplicate giao dịch do attempt nhiều lần, trong đó quy định tổ chức thanh toán chỉ được tối đa 5 lần gọi thông tin xử lý.
Ngoài ra, cần có chính sách phí ưu đãi đối với các giao dịch trong nước, phù hợp với mức phí của tổ chức chuyển mạch thẻ đang áp dụng ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, không thu phí phạt đối với trường hợp ngân hàng thành viên không đạt mức báo cáo doanh số quy định do bị ảnh hưởng bởi COVID-19; Miễn các loại phí phạt không tuân thủ trong giai đoạn dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp cũng như không thu các loại phí liên quan đến báo cáo hỗ trợ ngân hàng thành viên tra cứu chi phí, thu nhập, đồng thời hỗ trợ các ngân hàng trong việc theo dõi tình hình thu phí của các tổ chức thẻ quốc tế.
Về phí xử lý giao dịch (processing fee), Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị giảm tối thiểu 50% phí xử lý giao dịch đối với cả ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành (bao gồm cả phí xử lý giao dịch thanh toán thẻ trực tuyến qua các cổng thanh toán quốc tế). Triển khai các chương trình tài trợ hoàn phí xử lý giao dịch (processing fee) và giảm 50% phí dịch vụ cho các ngân hàng tại Việt Nam theo nhóm dịch vụ chịu ảnh hưởng của COVID, gồm: đơn vị công, du lịch (nhà hàng, khách sạn, giao thông), lĩnh vực thiết yếu (y tế, giáo dục, siêu thị, tiện ích), thời trang/trung tâm thương mại, điện máy, viễn thông do trong năm 2021, thị trường tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh.
Đối với giao dịch giá trị nhỏ, đề xuất tổng các loại phí (không bao gồm phí interchange fee) thu trên 1 giao dịch giá trị nhỏ thu theo một mức tỷ lệ % và không quá 0,05% doanh số giao dịch để khuyến khích giao dịch chi tiêu giá trị nhỏ hàng ngày nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Miễn các phí xử lý giao dịch - phí thu theo số lượng Trung gian thanh toán (Third Party Agent) để khuyến khích phát triển mô hình dịch vụ qua Trung gian thanh toán.
Về phí trao đổi (interchange fee) ngân hàng thanh toán phải trả ngân hàng phát hành, theo Hiệp hội Ngân hàng, hiện nay, do mức phí trao đổi ngân hàng thanh toán phải trả ngân hàng phát hành cao nên các ngân hàng thanh toán phải thu phí của đơn vị chấp nhận thẻ đơn vị chấp nhận thẻ cao tương ứng.
Tuy nhiên, dưới tác động của dịch COVID-19, doanh số thanh toán đang sụt giảm mạnh, dẫn đến việc ngân hàng thanh toán thu không đủ bù chi - không có doanh thu từ phí thanh toán trong khi đó vẫn phải tiếp tục chịu chi phí đầu tư, bảo dưỡng và vận hành hệ thống thanh toán thẻ và trả phí interchange rất cao cho ngân hàng phát hành cùng các phí khác cho tổ chức thẻ quốc tế. Vì vậy, đề nghị các tổ chức thẻ quốc tế giảm mức phí interchange cho các nhóm ngành nghề căn cứ theo mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh.
Cụ thể: Đối với nhóm đơn vị chấp nhận thẻ chịu tác động nhiều từ dịch bệnh, không phải là các đơn vị kinh doanh dịch vụ (nhóm ngành nghề thiết bị y tế, bệnh viện, trường học, giáo dục, nhóm ngân sách, chi tiêu công, viễn thông, xăng dầu): miễn phí interchange. Đối với nhóm đơn vị chấp nhận thẻ chịu tác động nhiều từ dịch bệnh, thuộc các đơn vị kinh doanh dịch vụ (nhóm ngành khách sạn, du lịch, ăn uống (bao gồm nhà hàng cao cấp và dịch vụ ăn uống thông thường), vận tải, giải trí): giảm 50% phí interchange. Đối với đơn vị chấp nhận thẻ thuộc các nhóm ngành khác cần khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt (siêu thị, siêu thị điện máy, cửa hàng tiện ích): giảm 50% phí interchange.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng đề nghị tổ chức thẻ quốc tế Visa và Mastercard căn cứ vào thực tế trong bối cảnh dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng xem xét xử lý những kiến nghị nêu trên, đồng thời có ý kiến phản hồi chính thức bằng văn bản cho Hiệp hội Ngân hàng trước ngày 10/9/2021 hoặc bố trí lịch làm việc với Hiệp hội Ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam vào trung tuần tháng 9 nhằm làm rõ những thắc mắc mà các tổ chức tín dụng Việt Nam đang yêu cầu tháo gỡ.
Tính đến 12h00p ngày 26/12, giá vàng SJCniêm yết lần lượt ở mức 82,5 – 84,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). NHNN cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định để kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới...
ADB đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025 lên 6,6%, từ mức 6,2% dự báo vào tháng 9/2024, nhờ vào động lực từ thương mại và đầu tư trong năm 2024.
CTCP Đầu tư CMC (HNX: mã chứng khoán CMC) thông báo ông Ngô Anh Phương - Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty đăng ký mua gần 1.3 triệu cp trong giai đoạn từ 25/12/2024-23/01/2025.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1629/QĐ-TTg về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).
Mở cửa phiên giao dịch ngày 24/12, giá vàng miếng SJC được Công ty SJC, PNJ, Bảo Tín Minh Châu cùng giảm 200.000 đồng cả 2 chiều mua và bán so với hôm qua, niêm yết ở mức 82,3 triệu đồng/lượng mua vào và 84,3 triệu đồng bán ra,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 54/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31/12/2021 hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa NHNN và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
VN-Index vượt mốc 1.260 điểm trong phiên giao dịch hôm nay (23/12). Dòng tiền đổ nhiều vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Chuyên gia khuyến nghị trong phiên giao dịch ngày mai 24/12, nhà đầu tư cần hạn chế mua đuổi cổ phiếu ở vùng giá cao.
Giá vàng ngày 23/12 ghi nhận vàng miếng SJC có sức bật tăng mạnh trở lại, nhưng giới chuyên gia cho rằng thị trường vàng đang "nghỉ dưỡng" sau loạt sóng dồn dập thời gian qua.
Ông Nguyễn Hùng Cường – Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – HoSE: mã chứng khoán DIG) vừa có kết quả báo cáo giao dịch cổ phiếu DIG gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
VietinBank chào bán tổng cộng 40 triệu trái phiếu gồm 30 triệu trái phiếu mã CTG2432T2/01 có kỳ hạn 8 năm và 10 triệu trái phiếu mã CTG2434T2/01 kỳ hạn 10 năm. Qua đó, ngân hàng huy động 4.000 tỷ đồng.
Trong báo cáo mới công bố, Ngân hàng HSBC đánh giá kinh tế Việt Nam đã trải qua một năm kinh tế với nhiều nốt thăng trầm. Sau khởi đầu khó khăn trong quý I/2024, bức tranh kinh tế trong nước đa phần đã tích cực hơn khi đà phục hồi dần vững chắc qua các tháng của năm, nhanh chóng đưa Việt Nam trở lại như một "ngôi sao" tăng trưởng trong khối ASEAN.
VN-Index ngày 19/12 lùi về gần 1.250 điểm, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng. Theo các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư chứng khoán không nên hoảng loạn, cần quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới, có thể cân nhắc gia tăng tỉ trọng với các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt để đầu tư dài hạn.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?