Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có báo cáo về tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ thời gian. Theo đó, tình trạng nơ, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế, bảo hiểm thất nghiệp vẫn xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành.

Tới ngày 31/12/2020, tổng số nợ các loại bảo hiểm xã hội hơn 13.500 tỷ đồng chiếm 3,35% doanh thu. Trong đó, 8.600 tỷ đồng là số nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc và 335 tỷ đồng là nợ bảo hiểm thất nghiệp.

Đóng bảo hiểm xã hội càng cao thì sau này lương hưu cũng được hưởng cao
Đóng bảo hiểm xã hội càng cao thì sau này lương hưu cũng được hưởng cao

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đề cập đến vấn đề tiền lương đóng bảo hiểm xã hội ở nhiều doanh nghiệp vẫn chủ yếu xây dựng thang, bảng lương để đóng bảo hiểm ở hạn mức thấp nhất.

Chi tiết, nền tiền lương đóng bảo hiểm xã hội hiện tại của nhiều doanh nghiệp bằng mức lương tối thiểu vùng, cộng thêm 7% đối với người lao động đã qua đào tạo nghề và cộng thêm 5% - 7% đối với lao động làm nghề nặng nhọc hoặc độc hại. Khoảng 80% doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương cụ thể theo chức danh đối với những lao động giữ chức vụ.

"Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là ở phần đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế và bảo hiểm thất nghiệp của chủ sử dụng lao động" - Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết.

Nhiều chủ sử dụng lao động cố tình giảm mức đóng bảo hiểm xã hội làm tăng cạnh tranh trên thị trường lao động. Ngoài ra, nguyên nhân cũng ở phía người lao động khi chưa hiểu đầy đủ về pháp luật của BHXH.

Từ những thực trạng nêu trên, Bảo hiểm xã hội đã có kiến nghị sửa đổi quy định về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo hạn chế khả năng trốn tránh các khoản đóng của doanh nghiệp. Theo đó quy định tiền lương làm căn cứ đóng thấp nhất bằng 70% bình quân thu nhập của người lao động.

Bên cạnh kiến nghị sửa đổi về quy định đóng bảo hiểm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam còn đề nghị tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp chấp hành quy định tiền lương đồng thời sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.