Masan MEATLife là công ty gì? Quá trình hình thành và phát triển của Masan MEATLife

Masan MEATLife (MML) tên đầy đủ là Công ty cổ phần Masan MEATLife là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam áp dụng nền tảng 3F “từ trang trại đến bàn ăn”. Chỉ mới thành lập từ 01/01/2015 nhưng đến nay, Masan MEATLife đã giữ vị trí 32 trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Masan MEATLife (MML) là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam áp dụng nền tảng 3F “từ trang trại đến bàn ăn” với chuỗi giá trị tích hợp, nhằm cung cấp các sản phẩm thịt có thương hiệu, đảm bảo vệ sinh, truy xuất được nguồn gốc và giá cả hợp lý.

Với khát khao “MEATLife for a better life”, Masan MEATLife mang đến các sản phẩm thịt tươi ngon, an toàn với giá cả hợp lý cho hàng triệu gia đình Việt Nam, thực hiện sứ mệnh nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Giới thiệu sơ lược về Masan MEATLife

Công ty cổ phần Masan MEATLife là doanh nghiệp tiên phong hàng đầu ở Việt Nam về chuỗi nông nghiệp 3F. Công ty được thành lập vào ngày 07/10/2011, thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group) - Công ty lớn nhất Việt Nam về nền tảng thịt tích hợp.

Năm 2015, công ty Masan MEATLife đã cho ra mắt thương hiệu “Bio - zeem”.

Vào cuối năm 2018 cũng là cột mốc quan trọng của Masan MEATLife, công ty đã đầu tư vào phần còn lại của chuỗi cung ứng - trang trại nhà máy chế biến, chuỗi bán lẻ để cho ra mắt thương hiệu thịt mát MEATDeli.

Mọi sự cố gắng đã được đền đáp khi vào năm 2020, Masan MEATlife đã sở hữu hơn 2500 đại lý, 13 nhà máy trên toàn quốc và bán được gần 1,4 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Cũng trong năm, thương hiệu “Bio - zeem” đã thành công vang dội và trở thành thương hiệu hàng đầu về thức ăn chăn nuôi hiệu suất cao. Đồng thời thương hiệu thịt mát Meat Deli cũng trở thành xu hướng thực phẩm mới xuất hiện đầu tiên và được ưa chuộng tại Việt Nam.

Sự có mặt của Meat Deli cũng đã đánh dấu sự gia nhập của công ty Masan Meatlife trong thị trường thịt heo có quy mô bằng với 10 tỷ USD. Đồng thời công ty cũng lấn sang thị trường thịt gà vào tháng 11 năm 2020 bằng cách góp 51% vốn vào Công ty cổ phần 3F VIỆT.

Masan MEATLife - Cho một cuộc sống tốt hơn.
Masan MEATLife - Cho một cuộc sống tốt hơn.

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Masan MEATLife

Năm 2011 - Năm 2012:

  • Tháng 10 năm 2011: Công ty TNHH MTV Hoa Kim Ngân được thành lập.
  • Tháng 11 năm 2012: Công ty TNHH MTV Hoa Kim Ngân đổi tên thành Công ty TNHH MTV Sam Kim.

Năm 2014:

  • Tháng 7: Công ty TNHH MTV Sam Kim mua lại 70% cổ phần của Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (ANCO).
  • Cuối năm 2014: Công ty TNHH MTV Sam Kim mua lại Công ty TNHH Shika - công ty có 40% cổ phần của Công ty Cổ phần Việt – Pháp Sản xuất Thức ăn Gia súc (Proconco).

Năm 2015:

  • Tháng 1, tháng 2: Công ty TNHH MTV Sam Kim đã tiếp tục mua 13,06% cổ phần của Proconco thông qua công ty con.
  • Tháng 4: Masan Group mua lại Công ty TNHH MTV Sam Kim - lúc này đã là cổ đông chi phối của Proconco và ANCO. Sau đó công ty được đổi tên thành Công ty TNHH Masan Nutri-Science. Bằng việc mua lại Công ty Sam Kim, Masan đã nhanh chóng trở thành công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất nhì tại Việt Nam.

Năm 2016:

  • Tháng 3: Masan Nutri-Farm được đổi tên thành Công ty Cổ phần, sau đó lại đổi thành Masan Nutri-Science Corporation. Anco mua lại 14% cổ phần của Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan);
  • Tháng 5: Tỷ lệ sở hữu trực tiếp tại Anco được Masan Nutri-Science nâng lên từ 70% lên 99,9%.
  • Tháng 6: Anco nâng tỷ lệ sở hữu của Vissan lên 24,94%. Cùng thời gian, thành lập công ty TNHH Masan Nutri-Farm (N.A).
  • Tháng 11: Công ty TNHH Masan Nutri-Farm (N.A) động thổ trang trại nuôi heo công nghệ cao tại Nghệ An.

Năm 2017:

  • Tháng 4: KKR ký kết hợp đồng đầu tư 150 triệu USD để sở hữu 7,5% cổ phần.
  • Tháng 8: Thành lập Công ty TNHH MNS Meat Processing.

Năm 2018:

  • Tháng 2: Tổ chức lễ khởi công dự án tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam để cung cấp thịt mát cho người dùng.
  • Cuối năm, ra mắt thành công thương hiệu Meat Deli - sản phẩm thịt mát xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam.

Năm 2019:

  • Tháng 1: Công ty TNHH MNS Farm Nghệ An đã hoàn thành xuất sắc bộ tiêu chuẩn trang trại được công nhận trên toàn thế giới dành riêng cho Thực hành Nông nghiệp Tốt, vì vậy được cấp Giấy Chứng nhận GLOBALG.A.P.
  • Tháng 3: Thành lập Công ty TNHH MNS Meat Sài Gòn.
  • Tháng 5: Proconco được cấp giấy chứng nhận GLOBALG.A.P. CFM.
  • Ngày 23 tháng 7: Masan Nutri-Science đổi tên thành Công ty Cổ phần Masan MEATLife như hiện nay và tập trung vào ngành hàng thịt.
  • Tháng 8: Tăng vốn điều lệ lên 3.243 tỷ đồng.
  • Tháng 9: Cấp giấy chứng nhận BRC – Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm cho Công ty TNHH MNS Meat Hà Nam.
  • Tháng 11: Meat Deli vinh dự nằm trong top 10 bảng xếp hạng Thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam 2019 do người tiêu dùng bình chọn.
  • Tháng 12: theo Quyết định số 804/QĐ-SGDHN do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cấp, cổ phiếu thuộc Công ty Masan Meatlife được giao dịch tại thị trường chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết.

Năm 2020:

  • Tháng 1: Tái cấp Giấy Chứng nhận GLOBALG.A.P. CFM cho Công ty TNHH MNS Feed Nghệ An.
  • Tháng 2: Tái cấp Giấy Chứng nhận GLOBALG.A.P cho Công ty TNHH MNS Farm Nghệ An và Công ty y TNHH MTV Con Cò Bình Định được tái cấp Giấy Chứng nhận GLOBALG.A.P. CFM.
  • Tháng 9: Công Ty Cp Masan Meatlife vinh dự khi có mặt trong Top Doanh nghiệp Thức ăn Chăn nuôi lớn nhất Thế giới 2019 do Tạp chí Feed Strategy công bố.
  • Tháng 10: Tại tỉnh Long An, Masan MEATLife khánh thành Tổ hợp chế biến thịt MEATDeli Sài Gòn có giá trị 1800 tỷ đồng. Cùng tháng, Công ty TNHH MNS Feed Nghệ An được tái cấp Giấy Chứng nhận HACCP.
  • Tháng 11: Masan MEATLife giao dịch thành công và nắm 51% Công ty Cổ phần 3F VIỆT, mở rộng hoạt động sang thị trường gia cầm. Đồng thời, tái cấp Giấy Chứng nhận GLOBALG.A.P. CFM cho hai công ty là Proconco và Công ty TNHH MNS Feed Nghệ An.
  • Tháng 12: Masan MEATLife vinh dự khi liên tiếp có mặt trong các giải thưởng sáng giá như nằm trong Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2020 do Forbes Việt Nam công bố, Top 10 Thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam 2 năm liên tiếp 2019 và 2020 do người tiêu dùng bình chọn. Công ty con là Proconco cũng vinh danh trong Top 3 Công ty Thức ăn Chăn nuôi uy tín nhất Việt Nam 2020 do Vietnam Report công bố.
  • Cũng trong tháng 12, đồng loạt tái cấp Giấy Chứng nhận HACCP cho Proconco, Công ty TNHH Một Thành Viên Con Cò Bình Định, Công ty TNHH MNS Feed Thái Nguyên, Công ty TNHH MNS Feed Tiền Giang và Công ty TNHH MNS Feed Hậu Giang.

Năm 2021:

  • Tháng 1: Vietnam Report phối hợp cùng Báo Điện tử VietNamNet công bố Top 50 Doanh nghiệp Tư nhân lớn nhất Việt Nam 2020 – VNR500. Công ty Masan MEATLife vinh danh có mặt. Cùng thời gian, Công ty TNHH MNS Farm Nghệ An được tái cấp Giấy Chứng nhận GLOBALG.A.P.

Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Masan MEATLife

Cơ cấu tổ chức của Masan MEATLife gồm có: Đại Hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành.

Hội đồng Quản trị

Hội đồng Quản trị là nơi điều hành điều hành hoạt động của Công ty cổ phần Masan MEATLife. Thông thường, thành viên của Hội đồng Quản trị sẽ họp thảo luận về phương hướng, chiến lược và tiến độ phát triển kinh doanh. Cuộc họp sẽ xoay quanh các chủ đề như báo cáo về những dự án lớn, những vấn đề trong hoạt động kinh doanh hiện tại của Công ty Masan MEATLife và các công ty thuộc quyền sở hữu khác; Báo cáo kết quả kinh doanh; Trình bày dự án, kế hoạch kinh doanh cụ thể; Các vấn đề còn tồn đọng.

Thành viên của Hội đồng Quản trị gồm có:

  • Ông Danny Le, Chủ tịch:

Việc Masan MEATLife chuyển đổi từ một công ty sản xuất thức ăn gia súc trở thành thương hiệu thịt chất lượng chắc chắn không thể bỏ qua công lao to lớn của ông Danny Le. Ông đưa ra những chiếc lược đúng đắn cho Masan MEATLife, đồng thời thiết lập các mối quan hệ với KKR cho công ty.

Trước kia, ông Danny Le là cố vấn tài chính tại Morgan Stanley, New York, có nhiều kinh nghiệm trong giao dịch trên thị trường vốn và tư nhân hoá cho nhiều khách hàng. Ông sở hữu tấm bằng Cử nhân tại Đại học Bowdoin, Mỹ sáng giá.

Ông Danny Le - chủ tịch Hội đồng Quản trị Masan MEATLife.
Ông Danny Le - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Masan MEATLife.
  • Ông Phạm Trung Lâm, thành viên:

Ông Phạm Trung Lâm là một nhân tố quan trọng trong việc sáp nhập và chuyển đổi thành công Proconco và ANCO, giúp Cty Masan Meatlife trở thành công ty sản xuất thức ăn gia súc lớn nhất nhì Việt Nam. Trước khi gia nhập vào Masan Group, ông đã làm việc cho Unilever và Nestlé Việt Nam. Đồng thời, hệ thống phân phối của Masan Consumer mà hiện nay được xem là hệ thống phân phối lớn nhất trong ngành hàng thực phẩm tiêu dùng nhanh FMCG tại Việt Nam cũng có sự lãnh đạo của ông Lâm.

Hiện ông đang là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Proconco, ANCO, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần 3F VIỆT và là thành viên Hội đồng Quản trị của Vissan, Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ Đồng Nai (Donatraco).

  • Ông Neal Leroux Kok, Thành viên:

Trước kia, Ông Neal Leroux Kok làm việc trong bộ phận ngân hàng đầu tư của Goldman Sachs & Co. (Sydney), sau đó ông trở thành thành viên của một công ty tư vấn của Úc, Treadstone Partners. Đến năm 2014, ông gia nhập KKR và là thành viên của nhóm quỹ đầu tư tư nhân của KKR.

  • Ông Trần Phương Bắc, Thành viên:

Ông Trần Phương Bắc chính thức trở thành một thành viên tại Hội đồng Quản trị của Công Ty Masan Meatlife vào năm 2018. Hiện, ông là Luật sư Trưởng của Masan Group, chuyên phụ trách các vấn đề liên quan đến luật pháp của Masan MEATLife cũng như các công ty con.

Ông Bắc là một luật sư dày dặn kinh nghiệm khi trước đó ông từng là thành viên của một hãng luật danh tiếng, làm cho công ty tài chính - tiêu dùng hàng đầu của nước ngoài tại Việt Nam. Ông còn từng là Giảng viên Luật Thương mại tại Trường Đại học Luật TP.HCM.

Ban Kiểm soát

Ban Kiểm soát có trách nhiệm giám sát hoạt động của Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành, đảm bảo Hội động Quản trị và Ban Điều hành tuân thủ điều lệ của Masan MEATLife và pháp luật Việt Nam. Ban Kiểm soát sẽ có mặt trong các cuộc họp thường kỳ và bất thường của Hội đồng Quản trị và Đại Hội đồng Cổ đông.

Đại Hội đồng Cổ đông sẽ bầu ra thành viên của Ban Kiểm soát. Hiện nay thành viên trong Ban Kiểm soát gồm có:

  • Bà Đoàn Thị Mỹ Duyên – Trưởng Ban Kiểm soát:

Bà Đoàn Thị Mỹ Duyên tốt nghiệp Thạc sĩ về Tài chính Doanh nghiệp và Kế toán của Trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Bà từng làm việc cho KPMG Việt Nam. Không chỉ vậy, bà có hơn 10 năm kinh nghiệm về tài chính trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng.

Hiện, bà là Trưởng Ban Kiểm soát của Masan MEATLife và Kế toán Trưởng tại Masan Group.

  • Bà Phạm Quỳnh Nga – Thành viên:

Bà Phạm Quỳnh Nga – Thành viên trong Ban Kiểm soát của Masan METALife, có trách nhiệm phụ trách việc báo cáo, xây dựng và phát triển các mô hình tài chính và quản lý ngân quỹ của Masan Group.

Bà sở hữu trong mình tấm bằng cử nhân sáng giá về Kinh doanh (Kế toán) tại Đại học RMIT Việt Nam. Ngoài ra bà còn có bằng CPA của Úc.

  • Bà Nguyễn Thị Thu Hằng – Thành viên:

Với bằng thạc sĩ Tài chính của Đại học Nanyang Technological University tại Singapore, và trang bị 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rủi ro tại Barclays Capital Singapore, hiện bà Nguyễn Thị Thu Hằng là một trong những thành viên của Ban Kiểm soát tại Cty Masan Meatlife, chuyên phụ trách việc xây dựng và phát triển các mô hình tài chính của Masan Group.

Ban Điều hành

Ban Điều hành được bầu ra với trách nhiệm thực thi kế hoạch phát triển kinh doanh của Masan MEATLife và báo cáo kết quả kinh doanh.

Hiện nay, Ban Điều hành có 4 thành viên. Trong đó, 3 thành viên phụ trách chung toàn bộ hoạt động của Masan MEATLife và một thành viên phụ trách mảng kinh doanh ngành thịt. Cụ thể:

Quản trị chiến lược toàn bộ hoạt động của Masan MEATLife gồm có: Ông Phạm Trung Lâm – Tổng Giám đốc (từng được nhắc đến là một thành viên trong Hội đồng Quản trị); Bà Nguyễn Thị Minh Hằng – Giám đốc Tài chính, người có hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp tại các công ty thương mại và doanh nghiệp sản xuất và Ông Trần Quang Bế – Kế toán Trưởng sở hữu hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính kế toán tại các công ty chế biến và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

Quản trị kinh doanh ngành thịt theo mô hình 3F có: ông Nguyễn Quốc Trung được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh ngành thịt vào tháng 11/2020.

Cấu trúc Công ty cổ phần Masan MEATLife

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, công ty Masan MEATLife sở hữu 22 công ty con và công ty liên kết. Cụ thể:

Sơ đồ cấu trúc doanh nghiệp của Masan MEATLife.
Sơ đồ cấu trúc doanh nghiệp của Masan MEATLife.

Giá trị cốt lõi của Masan MEATLife

Masan Group nói chung và Masan MEATLife nói riêng đều tập trung vào những giá trị cốt lõi sau để xây dựng thương hiệu, trở thành một doanh nghiệp đáng với sự tin tưởng của người dùng.

Tố chất lãnh đạo

Mỗi cá nhân đều là một lãnh đạo trong lĩnh vực họ đang làm. Do đó, những quyết định đưa ra phải mang tầm vóc của một người lãnh đạo, ảnh hưởng đến sự phát triển công ty. Phát triển tối đa khả năng của từng cá nhân, xóa bỏ mọi rào cản, tận dụng mọi nguồn lực để hướng tới kết quả tốt nhất.

Sự liêm chính

Tôn trọng pháp luật; trung thực, thẳng thắn; dựa vào những số liệu thực tế để đưa ra các đề xuất, kiến nghị; chỉ làm những điều đúng đắn, không chấp nhận sự gian dối dù ở bất cứ mức độ nào.

Tinh thần doanh nhân

Phải có niềm tin vào bản thân, tin vào sứ mệnh mình đang theo đuổi để tạo cảm hứng cho người khác.

Mỗi cá nhân phải can đảm, liều lĩnh để nắm chắc sự nghiệp của bản thân.

Tin tưởng

  • Tin tưởng mỗi cá nhân để họ làm việc có hiệu quả hơn.
  • Tin tưởng, tôn trọng đồng nghiệp, đối tác, người tiêu dùng và công bằng với tất cả mọi người.
  • Chính sự tin tưởng sẽ giúp mọi người đoàn kết hơn, trở thành một khối vững mạnh.

Khát vọng chiến thắng

Là sức mạnh kiên trì để có được thành công.

Lĩnh vực hoạt động của công ty Masan MEATLife

Thức ăn chăn nuôi là lĩnh vực hoạt động khởi điểm của Masan MEATLife. Nguyên nhân khiến quý doanh nghiệp lựa chọn lĩnh vực này đầu tiên là vì mảng này chiếm 33% năng suất trong toàn bộ chuỗi giá trị đạm động vật. Masan MEATLife sử dụng chiến lược “đặt người dùng làm trọng tâm”, thường xuyên gặp gỡ các người nông dân để tìm hiểu về nhu cầu của họ.

Từ đó, áp dụng công nghệ hàng đầu thế giới để sản xuất những sản phẩm mang tính đột phá, đáp ứng những nhu cầu chưa được thoả mãn của người nông dân. Thương hiệu “Bio - zeem” được tạo ra nhờ cách thức trên. Sau khi cho ra mắt Bio - zeem, Masan MEATLife cũng nhanh chóng trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong mảng thức ăn gia súc.

Thương hiệu Bio - zeem giúp Masan MEATLife trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong mảng thức ăn gia súc.
Thương hiệu Bio - zeem giúp Masan MEATLife trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong mảng thức ăn gia súc.

Tiếp đó, Masan MEATLife lấn sang lĩnh vực sản xuất thịt, thịt chế biến và hàng tiêu dùng nhanh bằng cách cho ra mắt thương hiệu thịt mát đầu tiên tại Việt Nam - MEATDeli. Nhờ vào Meat Deli, doanh nghiệp đã có thương hiệu và trở thành công ty hàng đầu trong chuỗi giá trị thịt.

Thịt sạch Meat Deli là thương hiệu thịt sạch được người tiêu dùng ưa chuộng.
Thịt sạch Meat Deli là thương hiệu thịt sạch được người tiêu dùng ưa chuộng.

Những thành tựu đạt được

Ngày 10 tháng 09 năm 2020, trong bảng xếp hạng Top 129 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới năm 2019 dựa trên sản lượng do tạp chí Feed Strategy công bố, có xuất hiện Masan MEATLife. Masan MEATLife vinh dự đứng thứ 54 trên tổng số 129 và là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam có mặt trong bảng xếp hạng này.

Ngày 17 tháng 12 năm 2020, Masan MEATLife tự hào khi có mặt trong top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2020 do Forbes Việt Nam công bố.

Với tầm nhìn trở thành công ty hàng đầu dẫn dắt ngành thịt Việt Nam, MML đã chọn điểm khởi đầu trong chuỗi cung ứng thịt là thức ăn chăn nuôi bằng việc hợp nhất hai công ty thức ăn chăn nuôi hàng đầu tại Việt Nam là ANCO và Proconco vào năm 2015, và ra mắt sản phẩm “Bio-zeem” – thương hiệu dẫn đầu về hiệu suất. Công ty đã quyết liệt đầu tư vào phần còn lại của chuỗi cung ứng - trang trại, nhà máy chế biến, chuỗi bán lẻ - trong 2 năm 2017, 2018 để ra mắt người tiêu dùng thương hiệu thịt mát MEATDeli vào cuối năm 2018. Thịt mát MEATDeli là thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam được sản xuất theo công nghệ chế biến tiêu chuẩn châu Âu.

Chính những giải thưởng trên đã khẳng định vị thế, sức mạnh của Công ty cổ phần Masan MEATLife trong lòng người tiêu dùng. Trong tương lai, Masan MEATLife hứa hẹn sẽ không ngừng cải tiến, nâng cao năng suất để mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm thịt có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng, giá cả phù hợp cho bữa cơm gia đình Việt. Masan MEATLife - Cho một cuộc sống tốt hơn.

https://sohuutritue.net.vn/masan-meatlife-la-cong-ty-gi-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-masan-meatlife-d147031.html

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nhóm Dragon Capital hoàn tất mua vào hơn 1,5 triệu cổ phiếu KDH

Nhóm Dragon Capital hoàn tất mua vào hơn 1,5 triệu cổ phiếu KDH

Doanh nghiệp

Nhóm quỹ ngoại Dragon Capital vừa mua vào thành công hơn 1,5 triệu cổ phiếu KDH, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu vốn tại Nhà Khang Điền lên 9,109%.

Ông Nguyễn Văn Đạt Chủ tịch HĐQT Phát Đạt bị giải chấp hàng triệu cổ phiếu PDR

Ông Nguyễn Văn Đạt Chủ tịch HĐQT Phát Đạt bị giải chấp hàng triệu cổ phiếu PDR

Doanh nghiệp

Chứng khoán LPBank (LPBS) dự kiến bán giải chấp 2.222.500 cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt, bắt đầu từ ngày 10/4.

Hưng Thịnh Quy Nhơn bị 'tuýt còi' do không công bố thông tin

Hưng Thịnh Quy Nhơn bị 'tuýt còi' do không công bố thông tin

Doanh nghiệp

Thanh tra UBCKNC ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn do không thực hiện công bố thông tin.

Tập đoàn Hà Đô (HDG) đặt mục tiêu lợi nhuận  năm 2025 gấp 2,4 lần năm trước

Tập đoàn Hà Đô (HDG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 gấp 2,4 lần năm trước

Doanh nghiệp

Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (mã chứng khoán: HDG) đặt ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cho năm 2025, chủ yếu dựa vào kỳ vọng phục hồi từ mảng bất động sản và duy trì sự ổn định của mảng năng lượng.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam

Doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 9/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.

 Hòa Phát thay đổi phương án cổ tức 2024 giữa bối cảnh thuế quan tại Mỹ có hiệu lực

Hòa Phát thay đổi phương án cổ tức 2024 giữa bối cảnh thuế quan tại Mỹ có hiệu lực

Doanh nghiệp

Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) vừa công bố thay đổi phương án chi trả cổ tức năm 2024 và tỉ lệ dự kiến năm 2025.

 ĐHĐCĐ thường niên của Tập đoàn C.E.O không đủ điều kiện tiến hành

ĐHĐCĐ thường niên của Tập đoàn C.E.O không đủ điều kiện tiến hành

Doanh nghiệp

Ngày 9/4/2025, Công ty cổ phần Tập đoàn C.E.O (HNX: CEO, Tập đoàn CEO) thông báo Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 lần 1 không đủ điều kiện tiến hành do tổng số cổ đông và đại diện cổ đông tham dự không đạt tỷ lệ theo quy định.

Vietcombank sẽ phát hành riêng lẻ 6,5% vốn, nâng vốn lên gần 89.000 tỷ đồng

Vietcombank sẽ phát hành riêng lẻ 6,5% vốn, nâng vốn lên gần 89.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp

Vietcombank dự kiến phát hành 543,1 triệu cổ phiếu riêng lẻ với mệnh giá 10.000/cp cho tối đa 55 nhà đầu tư để nâng vốn điều lệ lên gần 89.000 tỷ đồng.

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 23.000 tỷ đồng, chia cổ tức 25% trong năm 2025

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 23.000 tỷ đồng, chia cổ tức 25% trong năm 2025

Doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 vào ngày 8/4, ngân hàng thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.

UOB Việt Nam tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng, cam kết hỗ trợ các dự án công nghệ cao, phát triển bền vững

UOB Việt Nam tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng, cam kết hỗ trợ các dự án công nghệ cao, phát triển bền vững

Doanh nghiệp

Tập đoàn UOB vừa cho biết sẽ tăng vốn điều lệ của Ngân hàng UOB Việt Nam thêm 2.000 tỷ đồng, lên mức 10.000 tỷ đồng.

Thép Nam Kim (NKG) trình kế hoạch lợi nhuận 2025 đi lùi, phát hành tối đa 4,5 triệu cổ phiếu ESOP

Thép Nam Kim (NKG) trình kế hoạch lợi nhuận 2025 đi lùi, phát hành tối đa 4,5 triệu cổ phiếu ESOP

Doanh nghiệp

Theo tài liệu đại hội, NKG dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch doanh thu 23.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 440 tỷ đồng, trong đó mục tiêu lợi nhuận giảm hơn 21% so với năm 2024.

Công ty dệt may 50 tuổi - Garmex Sài Gòn dự kiến lỗ 42,5 tỷ đồng năm 2025

Công ty dệt may 50 tuổi - Garmex Sài Gòn dự kiến lỗ 42,5 tỷ đồng năm 2025

Doanh nghiệp

Theo tài liệu họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 Công ty dệt may 50 tuổi - Garmex Sài Gòn dự kiến lỗ 42,5 tỷ đồng năm 2025.

Cổ phiếu DIG của gia đình Chủ tịch Nguyễn Hùng Cường có thể bị bán giải chấp

Cổ phiếu DIG của gia đình Chủ tịch Nguyễn Hùng Cường có thể bị bán giải chấp

Doanh nghiệp

MBS và KBSV thông báo giải chấp cổ phiếu DIG của ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán DIG : HoSE ) và người thân.

Các công ty fintech 'lao đao' vì 'cơn bão' thuế quan

Các công ty fintech 'lao đao' vì 'cơn bão' thuế quan

Doanh nghiệp

Các công ty công nghệ tài chính (fintech) ở nước này và trên toàn cầu đang hứng chịu tác động nặng nề từ chính sách thuế quan của tổng thống Trump.

Ông chủ chuỗi Gogi, Manwah... mỗi ngày thu hơn 18 tỷ, vừa thâu tóm The Coffee House có hồ sơ sức khoẻ tài chính thế nào?

Ông chủ chuỗi Gogi, Manwah... mỗi ngày thu hơn 18 tỷ, vừa thâu tóm The Coffee House có hồ sơ sức khoẻ tài chính thế nào?

Doanh nghiệp

Trong năm 2024, Golden Gate đạt doanh thu thuần hơn 6.634 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 5% so với năm trước. Trung bình mỗi ngày, doanh nghiệp này thu về hơn 18 tỷ đồng. Song ông chủ chuỗi Gogi, Manwah...có nợ ngắn hạn tăng tới 40%, lên hơn 1.900 tỷ đồng.

LPBank lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, 'Bầu Thuỵ' sắp nhận 177 tỷ đồng cổ tức

LPBank lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, 'Bầu Thuỵ' sắp nhận 177 tỷ đồng cổ tức

Doanh nghiệp

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, LPBank sẽ trình kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt gần 15.000 tỷ đồng, đồng thời đề xuất chia cổ tức tiền mặt lên tới 25% – mức trả bằng tiền mặt cao nhất trong khối ngân hàng hiện nay.

Chủ tịch DIC Holdings dự chi 12,4 tỷ đồng 'gom' 1 triệu cổ phiếu DC4

Chủ tịch DIC Holdings dự chi 12,4 tỷ đồng 'gom' 1 triệu cổ phiếu DC4

Doanh nghiệp

Ông Lê Đình Thắng- Chủ tịch HĐQT DIC Holdings vừa đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu DC4 nhằm mục đích tăng tỷ lệ sở hữu.

Công ty nước sạch của Shark Liên báo lỗ 2,3 tỷ đồng, nợ trái phiếu gần 900 tỷ

Công ty nước sạch của Shark Liên báo lỗ 2,3 tỷ đồng, nợ trái phiếu gần 900 tỷ

Doanh nghiệp

Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình – Xuân Mai, một thành viên trong hệ sinh thái của Tập đoàn Aqua One do bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) sáng lập báo lỗ 2,3 tỷ đồng năm 2024, nợ trái phiếu gần 900 tỷ.

Sabeco (SAB) nâng tiền chia cổ tức lên hơn 6.400 tỷ đồng, đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 4.835 tỷ đồng

Sabeco (SAB) nâng tiền chia cổ tức lên hơn 6.400 tỷ đồng, đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 4.835 tỷ đồng

Doanh nghiệp

Tổng công ty Bia Rượu Nước Giải khát Sài Gòn (Sabeco - Mã chứng khoán SAB) dự kiến tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 ngày 24/4 tại TP. HCM. Đại hội dự kiến thông qua định hướng kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận năm 2024 và 2025…

Xây dựng Hòa Bình muốn phát hành 200 triệu cổ phiếu để trả nợ

Xây dựng Hòa Bình muốn phát hành 200 triệu cổ phiếu để trả nợ

Doanh nghiệp

Tại đại hội cổ đông 2025, Xây dựng Hòa Bình dự kiến phát hành tối đa 200 triệu cổ phiếu phổ thông với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị huy động là 2.000 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền huy động từ đợt chào bán sẽ được dùng để trả nợ ngân hàng.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: