Masan MEATLife (MML) tên đầy đủ là Công ty cổ phần Masan MEATLife là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam áp dụng nền tảng 3F “từ trang trại đến bàn ăn”. Chỉ mới thành lập từ 01/01/2015 nhưng đến nay, Masan MEATLife đã giữ vị trí 32 trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Masan MEATLife (MML) là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam áp dụng nền tảng 3F “từ trang trại đến bàn ăn” với chuỗi giá trị tích hợp, nhằm cung cấp các sản phẩm thịt có thương hiệu, đảm bảo vệ sinh, truy xuất được nguồn gốc và giá cả hợp lý.
Với khát khao “MEATLife for a better life”, Masan MEATLife mang đến các sản phẩm thịt tươi ngon, an toàn với giá cả hợp lý cho hàng triệu gia đình Việt Nam, thực hiện sứ mệnh nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Công ty cổ phần Masan MEATLife là doanh nghiệp tiên phong hàng đầu ở Việt Nam về chuỗi nông nghiệp 3F. Công ty được thành lập vào ngày 07/10/2011, thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group) - Công ty lớn nhất Việt Nam về nền tảng thịt tích hợp.
Năm 2015, công ty Masan MEATLife đã cho ra mắt thương hiệu “Bio - zeem”.
Vào cuối năm 2018 cũng là cột mốc quan trọng của Masan MEATLife, công ty đã đầu tư vào phần còn lại của chuỗi cung ứng - trang trại nhà máy chế biến, chuỗi bán lẻ để cho ra mắt thương hiệu thịt mát MEATDeli.
Mọi sự cố gắng đã được đền đáp khi vào năm 2020, Masan MEATlife đã sở hữu hơn 2500 đại lý, 13 nhà máy trên toàn quốc và bán được gần 1,4 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Cũng trong năm, thương hiệu “Bio - zeem” đã thành công vang dội và trở thành thương hiệu hàng đầu về thức ăn chăn nuôi hiệu suất cao. Đồng thời thương hiệu thịt mát Meat Deli cũng trở thành xu hướng thực phẩm mới xuất hiện đầu tiên và được ưa chuộng tại Việt Nam.
Sự có mặt của Meat Deli cũng đã đánh dấu sự gia nhập của công ty Masan Meatlife trong thị trường thịt heo có quy mô bằng với 10 tỷ USD. Đồng thời công ty cũng lấn sang thị trường thịt gà vào tháng 11 năm 2020 bằng cách góp 51% vốn vào Công ty cổ phần 3F VIỆT.
Masan MEATLife - Cho một cuộc sống tốt hơn. |
Năm 2011 - Năm 2012:
Cơ cấu tổ chức của Masan MEATLife gồm có: Đại Hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành.
Hội đồng Quản trị là nơi điều hành điều hành hoạt động của Công ty cổ phần Masan MEATLife. Thông thường, thành viên của Hội đồng Quản trị sẽ họp thảo luận về phương hướng, chiến lược và tiến độ phát triển kinh doanh. Cuộc họp sẽ xoay quanh các chủ đề như báo cáo về những dự án lớn, những vấn đề trong hoạt động kinh doanh hiện tại của Công ty Masan MEATLife và các công ty thuộc quyền sở hữu khác; Báo cáo kết quả kinh doanh; Trình bày dự án, kế hoạch kinh doanh cụ thể; Các vấn đề còn tồn đọng.
Thành viên của Hội đồng Quản trị gồm có:
Việc Masan MEATLife chuyển đổi từ một công ty sản xuất thức ăn gia súc trở thành thương hiệu thịt chất lượng chắc chắn không thể bỏ qua công lao to lớn của ông Danny Le. Ông đưa ra những chiếc lược đúng đắn cho Masan MEATLife, đồng thời thiết lập các mối quan hệ với KKR cho công ty.
Trước kia, ông Danny Le là cố vấn tài chính tại Morgan Stanley, New York, có nhiều kinh nghiệm trong giao dịch trên thị trường vốn và tư nhân hoá cho nhiều khách hàng. Ông sở hữu tấm bằng Cử nhân tại Đại học Bowdoin, Mỹ sáng giá.
Ông Danny Le - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Masan MEATLife. |
Ông Phạm Trung Lâm là một nhân tố quan trọng trong việc sáp nhập và chuyển đổi thành công Proconco và ANCO, giúp Cty Masan Meatlife trở thành công ty sản xuất thức ăn gia súc lớn nhất nhì Việt Nam. Trước khi gia nhập vào Masan Group, ông đã làm việc cho Unilever và Nestlé Việt Nam. Đồng thời, hệ thống phân phối của Masan Consumer mà hiện nay được xem là hệ thống phân phối lớn nhất trong ngành hàng thực phẩm tiêu dùng nhanh FMCG tại Việt Nam cũng có sự lãnh đạo của ông Lâm.
Hiện ông đang là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Proconco, ANCO, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần 3F VIỆT và là thành viên Hội đồng Quản trị của Vissan, Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ Đồng Nai (Donatraco).
Trước kia, Ông Neal Leroux Kok làm việc trong bộ phận ngân hàng đầu tư của Goldman Sachs & Co. (Sydney), sau đó ông trở thành thành viên của một công ty tư vấn của Úc, Treadstone Partners. Đến năm 2014, ông gia nhập KKR và là thành viên của nhóm quỹ đầu tư tư nhân của KKR.
Ông Trần Phương Bắc chính thức trở thành một thành viên tại Hội đồng Quản trị của Công Ty Masan Meatlife vào năm 2018. Hiện, ông là Luật sư Trưởng của Masan Group, chuyên phụ trách các vấn đề liên quan đến luật pháp của Masan MEATLife cũng như các công ty con.
Ông Bắc là một luật sư dày dặn kinh nghiệm khi trước đó ông từng là thành viên của một hãng luật danh tiếng, làm cho công ty tài chính - tiêu dùng hàng đầu của nước ngoài tại Việt Nam. Ông còn từng là Giảng viên Luật Thương mại tại Trường Đại học Luật TP.HCM.
Ban Kiểm soát có trách nhiệm giám sát hoạt động của Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành, đảm bảo Hội động Quản trị và Ban Điều hành tuân thủ điều lệ của Masan MEATLife và pháp luật Việt Nam. Ban Kiểm soát sẽ có mặt trong các cuộc họp thường kỳ và bất thường của Hội đồng Quản trị và Đại Hội đồng Cổ đông.
Đại Hội đồng Cổ đông sẽ bầu ra thành viên của Ban Kiểm soát. Hiện nay thành viên trong Ban Kiểm soát gồm có:
Bà Đoàn Thị Mỹ Duyên tốt nghiệp Thạc sĩ về Tài chính Doanh nghiệp và Kế toán của Trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Bà từng làm việc cho KPMG Việt Nam. Không chỉ vậy, bà có hơn 10 năm kinh nghiệm về tài chính trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng.
Hiện, bà là Trưởng Ban Kiểm soát của Masan MEATLife và Kế toán Trưởng tại Masan Group.
Bà Phạm Quỳnh Nga – Thành viên trong Ban Kiểm soát của Masan METALife, có trách nhiệm phụ trách việc báo cáo, xây dựng và phát triển các mô hình tài chính và quản lý ngân quỹ của Masan Group.
Bà sở hữu trong mình tấm bằng cử nhân sáng giá về Kinh doanh (Kế toán) tại Đại học RMIT Việt Nam. Ngoài ra bà còn có bằng CPA của Úc.
Với bằng thạc sĩ Tài chính của Đại học Nanyang Technological University tại Singapore, và trang bị 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rủi ro tại Barclays Capital Singapore, hiện bà Nguyễn Thị Thu Hằng là một trong những thành viên của Ban Kiểm soát tại Cty Masan Meatlife, chuyên phụ trách việc xây dựng và phát triển các mô hình tài chính của Masan Group.
Ban Điều hành được bầu ra với trách nhiệm thực thi kế hoạch phát triển kinh doanh của Masan MEATLife và báo cáo kết quả kinh doanh.
Hiện nay, Ban Điều hành có 4 thành viên. Trong đó, 3 thành viên phụ trách chung toàn bộ hoạt động của Masan MEATLife và một thành viên phụ trách mảng kinh doanh ngành thịt. Cụ thể:
Quản trị chiến lược toàn bộ hoạt động của Masan MEATLife gồm có: Ông Phạm Trung Lâm – Tổng Giám đốc (từng được nhắc đến là một thành viên trong Hội đồng Quản trị); Bà Nguyễn Thị Minh Hằng – Giám đốc Tài chính, người có hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp tại các công ty thương mại và doanh nghiệp sản xuất và Ông Trần Quang Bế – Kế toán Trưởng sở hữu hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính kế toán tại các công ty chế biến và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Quản trị kinh doanh ngành thịt theo mô hình 3F có: ông Nguyễn Quốc Trung được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh ngành thịt vào tháng 11/2020.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, công ty Masan MEATLife sở hữu 22 công ty con và công ty liên kết. Cụ thể:
Sơ đồ cấu trúc doanh nghiệp của Masan MEATLife. |
Masan Group nói chung và Masan MEATLife nói riêng đều tập trung vào những giá trị cốt lõi sau để xây dựng thương hiệu, trở thành một doanh nghiệp đáng với sự tin tưởng của người dùng.
Mỗi cá nhân đều là một lãnh đạo trong lĩnh vực họ đang làm. Do đó, những quyết định đưa ra phải mang tầm vóc của một người lãnh đạo, ảnh hưởng đến sự phát triển công ty. Phát triển tối đa khả năng của từng cá nhân, xóa bỏ mọi rào cản, tận dụng mọi nguồn lực để hướng tới kết quả tốt nhất.
Tôn trọng pháp luật; trung thực, thẳng thắn; dựa vào những số liệu thực tế để đưa ra các đề xuất, kiến nghị; chỉ làm những điều đúng đắn, không chấp nhận sự gian dối dù ở bất cứ mức độ nào.
Phải có niềm tin vào bản thân, tin vào sứ mệnh mình đang theo đuổi để tạo cảm hứng cho người khác.
Mỗi cá nhân phải can đảm, liều lĩnh để nắm chắc sự nghiệp của bản thân.
Là sức mạnh kiên trì để có được thành công.
Thức ăn chăn nuôi là lĩnh vực hoạt động khởi điểm của Masan MEATLife. Nguyên nhân khiến quý doanh nghiệp lựa chọn lĩnh vực này đầu tiên là vì mảng này chiếm 33% năng suất trong toàn bộ chuỗi giá trị đạm động vật. Masan MEATLife sử dụng chiến lược “đặt người dùng làm trọng tâm”, thường xuyên gặp gỡ các người nông dân để tìm hiểu về nhu cầu của họ.
Từ đó, áp dụng công nghệ hàng đầu thế giới để sản xuất những sản phẩm mang tính đột phá, đáp ứng những nhu cầu chưa được thoả mãn của người nông dân. Thương hiệu “Bio - zeem” được tạo ra nhờ cách thức trên. Sau khi cho ra mắt Bio - zeem, Masan MEATLife cũng nhanh chóng trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong mảng thức ăn gia súc.
Thương hiệu Bio - zeem giúp Masan MEATLife trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong mảng thức ăn gia súc. |
Tiếp đó, Masan MEATLife lấn sang lĩnh vực sản xuất thịt, thịt chế biến và hàng tiêu dùng nhanh bằng cách cho ra mắt thương hiệu thịt mát đầu tiên tại Việt Nam - MEATDeli. Nhờ vào Meat Deli, doanh nghiệp đã có thương hiệu và trở thành công ty hàng đầu trong chuỗi giá trị thịt.
Thịt sạch Meat Deli là thương hiệu thịt sạch được người tiêu dùng ưa chuộng. |
Ngày 10 tháng 09 năm 2020, trong bảng xếp hạng Top 129 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới năm 2019 dựa trên sản lượng do tạp chí Feed Strategy công bố, có xuất hiện Masan MEATLife. Masan MEATLife vinh dự đứng thứ 54 trên tổng số 129 và là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam có mặt trong bảng xếp hạng này.
Ngày 17 tháng 12 năm 2020, Masan MEATLife tự hào khi có mặt trong top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2020 do Forbes Việt Nam công bố.
Với tầm nhìn trở thành công ty hàng đầu dẫn dắt ngành thịt Việt Nam, MML đã chọn điểm khởi đầu trong chuỗi cung ứng thịt là thức ăn chăn nuôi bằng việc hợp nhất hai công ty thức ăn chăn nuôi hàng đầu tại Việt Nam là ANCO và Proconco vào năm 2015, và ra mắt sản phẩm “Bio-zeem” – thương hiệu dẫn đầu về hiệu suất. Công ty đã quyết liệt đầu tư vào phần còn lại của chuỗi cung ứng - trang trại, nhà máy chế biến, chuỗi bán lẻ - trong 2 năm 2017, 2018 để ra mắt người tiêu dùng thương hiệu thịt mát MEATDeli vào cuối năm 2018. Thịt mát MEATDeli là thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam được sản xuất theo công nghệ chế biến tiêu chuẩn châu Âu.
Chính những giải thưởng trên đã khẳng định vị thế, sức mạnh của Công ty cổ phần Masan MEATLife trong lòng người tiêu dùng. Trong tương lai, Masan MEATLife hứa hẹn sẽ không ngừng cải tiến, nâng cao năng suất để mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm thịt có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng, giá cả phù hợp cho bữa cơm gia đình Việt. Masan MEATLife - Cho một cuộc sống tốt hơn.
© thitruongbiz.vn