Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa công bố kết luận thanh tra đối với Tổng công ty CP Bảo hiểm Hàng không (VNI), trong đó, phát hiện loạt sai phạm như: có hồ sơ hơn 600 ngày mới được thanh toán bảo hiểm, quyền lợi hơn 100 triệu đồng nhưng chỉ bồi thường 30 triệu đồng...
Không tra cứu được thông tin về người được bảo hiểm
Cụ thể, năm 2023, Tổng công ty phát sinh doanh thu từ phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới là hơn 625 tỷ đồng; trong đó của chủ xe máy là 110,5 tỷ đồng và chủ xe ô tô là 514,7 tỷ đồng.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết, Bảo hiểm Hàng không đã chưa thực hiện đúng quy định pháp luật bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới về mẫu biểu báo cáo, về việc tiếp nhận thông tin tai nạn qua đường dây nóng, về thời hạn Giấy chứng nhận bảo hiểm (GCNBH), thông tin trên GCNBH, việc tra cứu GCNBH, về việc giải thích bằng văn bản lý do từ chối bồi thường.
Chẳng hạn như có 20 xe cơ giới được VNI cấp nhiều GCNBH với các thời hạn khác nhau, dẫn tới tổng thời hạn bảo hiểm của mỗi xe vượt quá thời hạn tối đa là 3 năm theo quy định.
Có 16 GCNBH không đủ thông tin về biển số xe, số khung, số máy, thông tin về chủ xe, loại xe, trọng tải…
Mặc dù đã tích hợp tính năng tra cứu GCNBH trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, tuy nhiên qua kiểm tra chọn mẫu thấy không tra cứu được thông tin về người được bảo hiểm, thời hạn và thông tin về xe tham gia bảo hiểm đối với một số GCNBH cấp bằng bản giấy…
Đáng chú ý, riêng trong nghiệp vụ bảo hiểm xe máy – một lĩnh vực phổ biến và bắt buộc đối với người dân – VNI thu về hơn 110 tỷ đồng trong năm 2023 nhưng chỉ chi bồi thường vỏn vẹn 4,4 tỷ, tương đương tỷ lệ bồi thường dưới 4%.
Theo kết luận thanh tra, báo cáo tình hình triển khai bảo hiểm bắt buộc TNDS của VNI trong năm 2023 không đúng mẫu quy định tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP, đồng thời không có số liệu về xe mô tô dưới 50cc và xe máy điện – hai phân khúc phương tiện rất phổ biến.
Thanh tra cũng chỉ rõ rằng đường dây nóng tiếp nhận thông tin tai nạn của VNI hoạt động không hiệu quả. Trong suốt giai đoạn từ tháng 9 đến cuối năm 2023, công ty không ghi âm các cuộc gọi như quy định, không thống kê dữ liệu tiếp nhận nên không thể theo dõi kết quả xử lý sự kiện bảo hiểm.
Việc tiếp nhận phản ánh, khiếu nại từ khách hàng về các hợp đồng bảo hiểm TNDS cũng thiếu minh bạch. VNI ghi nhận có 27 phản ánh trong năm 2023 nhưng không cung cấp được đầy đủ hồ sơ giải quyết, trong đó chỉ có một trường hợp được trả lời bằng văn bản giải thích rõ lý do từ chối bồi thường.
Quyền lợi hơn 100 triệu đồng chỉ bồi thường 30 triệu đồng
Về công tác bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, năm 2023, Bảo hiểm VNI đã giải quyết 2.017 hồ sơ bồi thường, tương ứng số tiền bồi thường là 108,5 tỉ đồng.
Trong đó, 66 hồ sơ xe máy (bồi thường 4,4 tỷ đồng) và 1.951 ô tô (tiền bồi thường 104,1 tỷ đồng). Tổng hồ sơ bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã giải quyết trong năm là 125.331 hồ sơ, tiền bồi thường bảo hiểm là 815,5 tỷ đồng.
Qua thanh tra, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm phát hiện VNI chưa thực hiện đúng quy định pháp luật về thời hạn thanh toán bồi thường, việc tạm ứng bồi thường, việc thu thập tài liệu liên quan của cơ quan công an.
Có 10 trường hợp doanh nghiệp này yêu cầu bên mua bảo hiểm phải cung cấp tài liệu của cơ quan Công an đối với trường hợp tổn thất về thương tật của bên thứ ba khi nộp hồ sơ bồi thường bảo hiểm, không đúng quy định tại Nghị định số 03/2021/NĐ-CP.
Về căn cứ chi trả bồi thường, có 1 vụ việc gây tử vong về người công ty bồi thường cho khách hàng 30 triệu đồng, trong khi quy định tiền bồi thường tính mạng theo quy định là 150 triệu đồng, hoặc theo thỏa thuận giữa chủ xe và người bị thiệt hại là 110 triệu đồng. Như vậy, căn cứ chi trả bồi thường trong vụ việc này không đúng quy định.
Có 10 trường hợp VNI không thông báo cho người bị tai nạn biết số tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng. Cơ quan thanh tra cũng chỉ ra công tác bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới của doanh nghiệp này chưa đúng quy định tại Quy tắc, điều khoản vật chất xe cơ giới của VNI đã được Bộ Tài chính chấp thuận về thời hạn giải quyết bồi thường bảo hiểm, về căn cứ chi trả bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Trong 2.017 hồ sơ, 1.760 hồ sơ có thời hạn thanh toán bồi thường trong vòng 15 ngày (chiếm tỉ lệ 87,3%); 257 hồ sơ có thời hạn thanh toán bồi thường trên 15 ngày (chiếm tỉ lệ 12,7%), trong đó có 94 hồ sơ có thời hạn giải quyết bồi thường trên 30 ngày (chiếm tỉ lệ 4,7%).
Thanh tra chọn mẫu 5 hồ sơ theo báo cáo của VNI thấy rằng, thời hạn thanh toán bồi thường của các hồ sơ này trên 15 ngày kể từ khi VNI nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ từ khách hàng, chưa đúng quy định tại Nghị định số 03/2021/NĐ-CP.
"Thời hạn thanh toán bồi thường thực tế cho thấy nhanh nhất là 19 ngày và các hồ sơ còn lại lần lượt là 302 ngày, 369 ngày, 544 ngày và 607 ngày"- kết luận thanh tra nêu rõ.
Yêu cầu Bảo hiểm VNI khắc phục tồn tại, báo cáo trong tháng 5/2025
Từ kết quả thanh tra, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đề nghị VNI rà soát, bảo đảm thực hiện nghiêm quy định về thời hạn thanh toán bồi thường, thực hiện tạm ứng bồi thường theo đúng quy định pháp luật.
Cơ quan quản lý nhà nước cũng yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thu thập hồ sơ bồi thường bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới, thông báo cho người bị tai nạn biết số tiền bồi thường bảo hiểm; thực hiện ghi âm các cuộc gọi đến đường dây nóng theo quy định...
Về công tác trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, VNI cần rà soát, đánh giá việc trích lập dự phòng nghiệp vụ, kịp thời có các biện pháp nhằm bảo đảm trích lập đầy đủ dự phòng để chi trả cho các trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 97 Luật Kinh doanh bảo hiểm, điều chỉnh hạch toán kế toán đối với các khoản trích lập dự phòng chưa đầy đủ được nêu.
Về nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp phải rà soát, tuân thủ các quy định pháp luật về thuế và các quy định có liên quan.
"Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc các kiến nghị nêu trên, khắc phục toàn bộ tồn tại được chỉ ra trong kết luận thanh tra và báo cáo kết quả thực hiện về Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) trước ngày 31/5/2025" - kết luận thanh tra nêu rõ.
Về xử lý tài chính, cơ quan thanh tra đề nghị Bảo hiểm VNI giảm chi phí trích lập dự phòng nghiệp vụ khoảng 1,65 tỷ đồng (với các hồ sơ đã giải quyết bồi thường tuy nhiên vẫn trích lập dự phòng bồi thường; trích lập dự phòng bồi thường không tương ứng với số liệu về tổn thất).
Đồng thời, tăng chi phí trích lập dự phòng nghiệp vụ khoảng 4,27 tỷ đồng (với hợp đồng bảo hiểm chưa trích lập dự phòng phí chưa được hưởng; hồ sơ đã phát sinh thông báo hoặc đã yêu cầu đòi bồi thường trong năm 2023 nhưng chưa trích lập dự phòng bồi thường). Riêng với nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe, kiến nghị tăng chi phí trích lập lên gần 120 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán, năm 2023, Tổng công ty CP Bảo hiểm hàng không ghi nhận tổng doanh thu đạt hơn 2.175 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2022. Trong đó, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là 1.998 tỷ đồng, giảm hơn 14%.
Tổng chi phí hoạt động ghi nhận 1.857 tỷ đồng, trong đó, chi phí bồi thường bảo hiểm gốc là 1.079 tỷ đồng; chi hoa hồng đại lý bảo hiểm 112 tỷ đồng, chi thưởng, hỗ trợ đại lý 47 tỷ đồng…
Sau khi trừ chi phí, Bảo hiểm hàng không ghi nhận lợi nhuận sau thuế là 24,6 tỷ đồng.
Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động nghiệp vụ năm 2023 như sau: Bảo hiểm sức khỏe ghi nhận phí bảo hiểm gốc 417,5 tỷ đồng, bồi thường bảo hiểm gốc gần 64 tỷ đồng. Bảo hiểm phi nhân thọ phí bảo hiểm gốc 2.129,7 tỷ đồng, bồi thường 1.015 tỷ đồng.
Công ty TNHH Lavender Sài Gòn bị xử phạt 30 triệu đồng do quảng cáo có sử dụng các từ ngữ "nhất", "duy nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định.
Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán HAH : HoSE) vừa công bố văn bản báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn, nhà đầu tư nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu của công ty.
Chiều 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bà Susanna Campbell – Chủ tịch Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) và Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Johan Ndisi. Tại buổi tiếp, bà Campbell cho biết SYRE dự kiến đầu tư tổ hợp tái chế vải polyester trị giá khoảng 1 tỷ USD tại tỉnh Bình Định.
Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: mã chứng khoán HSG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 niên độ tài chính (NĐTC) 2024 - 2025 (từ ngày 01/01/2025 đến ngày 31/3/2025).
Theo công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 của PNJ, với doanh thu thuần đạt 9.635 tỷ đồng, giảm 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế giảm hơn 8% so với quý I/2024 xuống mức 678 tỷ đồng. Sau 3 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành 35% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Trong năm 2025, Công ty cổ phần Tập đoàn YeaH1 (mã: chứng khoán YEG) đề ra kế hoạch doanh thu 1.300 tỷ đồng, tăng 26,7% và lợi nhuận sau thuế 140 tỷ đồng, tăng 14,2% so với 2024. Con số lợi nhuận 140 tỷ đồng là con số cao thứ 2 trong lịch sử niêm yết của doanh nghiệp kể từ năm 2018.
Từ ngày 20/4/2025, SAGS sẽ chính thức chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ mặt đất tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho Hãng hàng không Vietjet Air.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank vừa cập nhật thông tin thay đổi về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng. Đáng chú ý, PYN Elite Fund đã không còn là cổ đông nắm giữ trên 1% vốn của TPBank.
CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HoSE: mã chứng khoán VND) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025 lợi nhuận giảm gần 40% do doanh thu môi giới lao dốc và chi phí tự doanh tăng mạnh.
Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán VHC: HOSE) bổ sung tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Đại hội dự kiến tổ chức ngày 24/4 tại TP HCM.
Theo tài liệu họ ĐHCĐ năm 2025, Địa ốc Hoàng Quân đặt mục tiêu đạt doanh thu 1.000 tỷ đồng, đặt mục tiêu hoàn thành tối thiểu 5.000 căn nhà ở xã hội (NOXH) trong năm.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 62/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Phát triển Đô thị Dầu khí, có địa chỉ tại 131 Trần Hưng Đạo, phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Năm 2025, Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương (CDBECO) dự kiến lỗ tiếp 80 tỷ đồng trong năm nay, chủ yếu do chi phí sử dụng đất cao và phát sinh chi phí lãi vay và muốn vay vốn công ty mẹ là Sabeco với tổng số tiền là 110 tỷ đồng.
Ngày 21/4, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HoSE: VCG) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 với sự tham dự của 36 cổ đông, đại diện cho xấp xỉ 329 triệu cổ phần, chiếm 55% tổng số cổ phiếu biểu quyết của công ty.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HoSE: mã chứng khoán TPB) mới đây đã bất ngờ công bố kế hoạch trình cổ đông về việc chi trả cổ tức cho cổ đông dù trước đó, ngân hàng không đề xuất phương án chia cổ tức trong năm nay.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?