Tình trạng lạm phát tiêu dùng tại Mỹ đang tăng mạnh khi Tổng thống Trump đang có nhiều thay đổi đáng kể với các chính sách của nước này. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,5% trong tháng 1, trong đó nhà ở, thực phẩm, xăng dầu dẫn đầu mức tăng giá trên diện rộng.
Gia tăng lạm phát ở Mỹ vượt dự báo
Giá tiêu dùng tại Mỹ tăng mạnh nhất trong gần 1 năm rưỡi
vào tháng 1, khi người dân phải đối mặt với chi phí cao hơn cho nhiều loại hàng
hóa và dịch vụ. Điều này củng cố quan điểm của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) rằng
họ chưa vội cắt giảm lãi suất trong bối cảnh ngày càng có nhiều bất ổn về kinh
tế.
Báo cáo do Bộ Lao động Hoa Kỳ mới công bố cho thấy lạm phát cao hơn dự kiến. Điều này phần nào phản ánh xu hướng doanh nghiệp điều chỉnh giá vào đầu
năm. Minh chứng là mức tăng kỷ lục trong chi phí thuốc kê đơn
và sự gia tăng của phí bảo hiểm xe cơ giới.
Trump đắc cử với cam kết giảm giá cả cho người tiêu dùng vốn đã mệt mỏi vì lạm phát nhưng điều này dường như chưa xảy ra. (Ảnh: Reuters)
Báo cáo này tiếp nối xu hướng Chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) thường vượt dự báo vào tháng 1/2025. Một số nhà kinh tế cho rằng điều này
có thể bắt nguồn từ các yếu tố điều chỉnh theo mùa - mô hình được chính phủ sử dụng
để loại bỏ các biến động theo chu kỳ, do vậy chưa phản ánh đầy đủ các đợt tăng giá đột
biến vào đầu năm.
Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh rằng yếu tố điều chỉnh
theo mùa không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự gia tăng diện rộng của
giá cả. Điều này đặt ra một lời cảnh báo đối với kế hoạch áp thuế lên hàng nhập
khẩu của Tổng thống Donald Trump, vốn bị nhiều chuyên gia kinh tế chỉ trích là
sẽ làm gia tăng lạm phát.
Trump đắc cử với cam kết giảm giá cả cho người tiêu
dùng vốn đã mệt mỏi vì lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát cao có thể đe dọa chương
trình nghị sự của chính quyền ông, bao gồm cả kế hoạch cắt giảm thuế một động
thái có thể kích thích quá mức nền kinh tế vốn đã ổn định và việc trục xuất
hàng loạt người nhập cư không có giấy tờ, điều có thể dẫn đến tình trạng thiếu
lao động và làm tăng chi phí nhân công cho doanh nghiệp.
Tình trạng lạm phát tiêu dùng hạ nhiệt từ mùa hè năm ngoái giờ đây không còn nữa. Vấn đề khó khăn đối với Fed hiện nay là, đây không chỉ là một sự kiện đơn lẻ trong một tháng, mà có vẻ như áp lực lạm phát đang gia tăng thực sự trong nhiều tháng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng vọt 0,5% trong
tháng trước, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2023, sau khi tăng 0,4% trong
tháng 12, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động (BLS) thuộc Bộ Lao động Hoa Kỳ.
Chi phí nhà ở, bao gồm cả giá phòng khách sạn và nhà
nghỉ, đã tăng 0,4% và đóng góp gần 30% vào mức tăng của CPI. Trước đó, chi phí
này đã tăng liên tiếp 0,3% trong hai tháng.
Giá thực phẩm cũng tăng 0,4% sau khi tăng 0,3% vào
tháng 12. Giá hàng tạp hóa leo thang 0,5%, với giá trứng tăng vọt 15,2% mức
tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2015. Giá trứng chiếm khoảng hai phần ba mức tăng
giá tại các siêu thị.
Trong tháng 1/2025, giá cả tiêu dùng ở Mỹ có xu hướng tăng mạnh. (Biểu đồ: Reuters)
Nguyên nhân chính dẫn đến đợt tăng giá này là do dịch
cúm gia cầm bùng phát, khiến nguồn cung trứng bị gián đoạn nghiêm trọng. Trong
tháng 1, giá trứng đã tăng tới 53,0% so với cùng kỳ năm ngoái, trở thành một
trong những yếu tố chính gây bất mãn trong cử tri về lạm phát.
Bên cạnh đó, giá thịt, gia cầm, cá, đồ uống không cồn
và sản phẩm từ sữa cũng tăng. Ngược lại, giá trái cây và rau củ giảm mạnh nhất
trong gần hai năm qua. Giá xăng dầu tăng 1,8%, giá khí đốt tự nhiên cũng tăng
1,8%, trong khi giá điện không thay đổi.
Trong 12 tháng tính đến tháng 1/2025, CPI tăng 3,0% - đây cũng là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 6/2024, sau khi tăng 2,9% trong tháng 12. Trước đó, các nhà kinh tế do Reuters khảo sát đã dự báo CPI tăng 0,3% theo tháng và 2,9% theo năm.
Thị trường chứng khoán Phố Wall lao dốc, đồng USD suy yếu
BLS cũng đã cập nhật trọng số CPI và các yếu tố điều
chỉnh theo mùa để phản ánh biến động giá cả trong năm 2024. Các nhà kinh tế kỳ
vọng rằng những điều chỉnh này sẽ làm giảm nhẹ mức tăng của CPI, nhưng thực tế
lại không diễn ra như vậy.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp có thể đã chủ động tăng
giá sớm để chuẩn bị cho khả năng Mỹ áp thuế cao hơn và rộng hơn đối với hàng nhập
khẩu.
Đầu tháng này, Trump đã tạm hoãn áp thuế 25% đối với
hàng hóa từ Canada và Mexico cho đến tháng 3, mức thuế bổ sung 10% đối với
hàng hóa Trung Quốc đã có hiệu lực trong tháng này. Các nhà kinh tế dự đoán rằng
khi những mức thuế này chính thức được thực thi, chúng sẽ làm gia tăng lạm
phát.
Chủ tịch Fed Jerome Powell,
trong phiên điều trần trước Quốc hội vào ngày thứ Tư, cho biết báo cáo CPI cho
thấy ngân hàng trung ương vẫn chưa đạt được mục tiêu đưa lạm phát trở về mức
2%.
Thị trường chứng khoán Phố Wall lao dốc, đồng USD suy
yếu so với các đồng khác trên thị trường tiền tệ, trong khi lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ tăng.
Kỳ vọng cắt giảm lãi suất đang giảm dần
Khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay đang dần
suy yếu. Theo khảo sát của Đại học Michigan công bố tuần trước, kỳ vọng lạm
phát trong một năm tới của người tiêu dùng đã tăng lên mức cao nhất trong 15
tháng, khi các hộ gia đình nhận định rằng “có thể đã quá muộn để tránh tác động
tiêu cực từ chính sách thuế quan.”
Chủ tịch Fed Jerome Powell, trong phiên điều trần trước Quốc hội vào ngày thứ Tư. (Ảnh: Reuters)
Lạm phát cao hơn, cùng với thị trường lao động ổn định,
khiến một số nhà kinh tế tin rằng chu kỳ nới lỏng chính sách của Fed đã kết
thúc.
Fed đã giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức 4,25%-4,50% trong cuộc họp tháng 1, sau khi đã giảm tổng cộng 100 điểm cơ bản kể từ tháng 9 - thời điểm ngân hàng trung ương bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách. Trước đó, Fed đã tăng lãi suất tổng cộng 5,25 điểm phần trăm trong giai đoạn 2022-2023 nhằm kiểm soát lạm phát.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi, không bao gồm thực phẩm
và năng lượng, đã tăng 0,4% trong tháng 1, cao hơn mức tăng 0,2% của tháng 12.
Hiện tượng mùa vụ còn sót lại (residual seasonality) thường có tác động mạnh
hơn đối với CPI lõi.
Chi phí nhà ở tăng 0,4%, được thúc đẩy bởi mức tăng
1,7% trong giá phòng khách sạn và nhà nghỉ. Tuy nhiên, chi phí thuê nhà quy đổi
của chủ sở hữu (OER) tiếp tục chậm lại, chỉ tăng 0,3%. Giá thuốc kê đơn ghi nhận
mức tăng kỷ lục 2,5%, trong khi chi phí dịch vụ bệnh viện tăng 0,9%. Bảo hiểm
xe hơi cũng tăng mạnh 2,0%.
Giá vé máy bay tăng 1,2%, thấp hơn mức tăng 3,0% trong
tháng 12. Ngoài ra, giá các mặt hàng giải trí, xe ô tô cũ, dịch vụ viễn thông
và giáo dục đều tăng. Ngược lại, giá quần áo giảm 1,4%. Nhìn chung, giá hàng
hóa lõi tăng 0,3%.
Rủi ro đang nghiêng nhiều hơn về phía Fed sẽ ít cắt giảm lãi suất hơn nếu chính sách của chính quyền đẩy lạm phát và kỳ vọng lạm phát lên cao hơn.
Trong vòng 12 tháng tính đến tháng 1, CPI lõi tăng
3,3%, cao hơn mức tăng 3,2% của tháng 12.
Dựa trên dữ liệu CPI, các nhà kinh tế ước tính chỉ số
giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi đã tăng 0,4% trong tháng 1, sau khi tăng 0,2% trong tháng 12. Lạm
phát lõi theo chỉ số này được dự báo tăng 2,7%, thấp hơn mức 2,8% của tháng 12.
Dữ liệu về chỉ số giá sản xuất (PPI) công bố vào thứ Năm có thể ảnh hưởng đến
các ước tính này.
Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thuế quan đối ứng, mức thuế “đáp trả” với chính sách thuế mà các nước khác áp lên hàng hóa Mỹ, sớm nhất vào thứ Ba và có hiệu lực ngay lập tức. Đáng nói, các nền kinh tế châu Á đang áp dụng mức thuế nhập khẩu trung bình cao hơn so với Mỹ.
Thị trường nông sản chứng kiến đà suy yếu của giá đậu tương sau khi báo cáo WASDE công bố. Kết phiên, chỉ số MXV-Index tăng nhẹ 0,13% lên mức 2.344 điểm.
Phiên giao dịch đầu tuần, thị trường chứng kiến sắc xanh phủ kín hầu hết các mặt hàng kim loại sau những thông tin mới nhất về chính sách thuế quan của Mỹ và triển vọng tiêu thụ lạc quan.
Kết thúc tuần giao dịch vừa qua (3-9/2), giá dầu thô thế giới rơi xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 12/2024 trong bối cảnh lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung căng thẳng trong tương lai.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, trong tháng 1 năm 2025, Việt Nam xuất khẩu 154.635 tấn cà phê, kim ngạch xuất khẩu đạt 799,48 triệu USD.
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, trong tháng 1, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 63,15 tỷ USD, giảm 10,5% so với tháng trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, quý IV/2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Trung Quốc & HK đạt 163 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023, và tăng đều ở tất cả các tháng. Lũy kế XK cá tra Việt Nam sang Trung Quốc & HK trong năm 2024 đạt 581 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.
Không khí Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vẫn còn tràn ngập khắp mọi miền đất nước, thúc đẩy hàng triệu người dân và du khách khám phá những điểm đến hấp dẫn. Du xuân đầu năm, dù đông đúc, ai nấy cũng đều mang trong lòng niềm tin và hy vọng về một năm mới thuận lợi, nhiều may mắn.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?