Giá gạo giảm sâu, Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gì?
Trong bối cảnh giá gạo xuất khẩu giảm mạnh liên tiếp 2 tuần qua, Bộ Công Thương cho rằng giải pháp bền vững cho mặt hàng này đó là đảm bảo chất lượng gạo và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm xuống gần 400 đô la Mỹ/tấn, mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua.
Theo đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 404 USD/tấn, mức thấp nhất trong 29 tháng (kể từ đầu tháng 9/2022), so với 417 USD/tấn hai tuần trước.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 404 đô la Mỹ/tấn, mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua, kể từ đầu tháng 9/2022. Mức giá giảm so với mức 417 đô la Mỹ/tấn hai tuần trước và thấp hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan, Ấn Độ.
So với mức đỉnh 663 đô la Mỹ/tấn vào cuối tháng 11-2023, giá gạo hiện nay đã giảm khoảng 260 đô la Mỹ, gần 40%. Không chỉ gạo 5% tấm, loại gạo 25% tấm xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm xuống còn 371 đô la Mỹ/tấn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tháng 1, Việt Nam xuất khẩu khoảng 500.000 tấn gạo, thu về 308 triệu đô la Mỹ, tăng 1% về lượng nhưng giảm 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, giá một số loại lúa được thương lái thu mua như: IR 50404 từ 5.400-5.500 đồng/kg; OM 5451 từ 5.800-6.000 đồng/kg, Đài thơm 8 (tươi) và OM 18 (tươi) dao động từ 6.600-6.800 đồng/kg…
Với mặt hàng gạo trên thị trường bán lẻ tại An Giang, gạo thường có giá từ 16.000-17.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài từ 20.000-22.000 đồng/kg; gạo Jasmine từ 18.000-20.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.000 đồng/kg, gạo Nàng Hoa 21.500 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Sóc thường dao động ở mốc 18.000 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 21.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg…
Gạo nguyên liệu IR 504 ở mức 7.700-7.800 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 từ 9.500-9.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 từ 7.300-7.400 đồng/kg, gạo thành phẩm OM 380 dao động ở 8.800-9.000 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng từ 5.200-7.300 đồng/kg. Giá tấm thơm ở mức 7.100-7.300 đồng/kg; giá cám khô ở mức 5.200-5.300 đồng/kg.
Trên thị trường quốc tế, trong tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 19 tháng do nguồn cung tăng và đồng rupee mất giá.
Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giảm xuống 418-428 đô la Mỹ/tấn, trong khi gạo trắng 5% tấm giao dịch ở mức 395-405 đô la Mỹ/tấn. Theo các chuyên gia, người mua vẫn do dự vì giá giảm mạnh và chờ giá ổn định.
Đầu tháng 1, tồn kho gạo Ấn Độ đạt kỷ lục 60,9 triệu tấn, gấp 8 lần mục tiêu của chính phủ.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm tuần này giảm xuống 415-420 đô la Mỹ/tấn, so với 450-455 đô la Mỹ/tấn tuần trước. Một thương nhân ở Bangkok cho biết nguyên nhân là do giá nội địa giảm và đồng baht tăng giá.
Hiện tại, nhu cầu chững lại khi Indonesia và Philippines trì hoãn mua hàng. Với vụ mùa sắp tới ở Việt Nam và Thái Lan, khách hàng đợi theo dõi xu hướng giá trước khi quyết định.
Giới chức Bangladesh cũng đang cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo thơm nhằm tăng doanh thu và đáp ứng yêu cầu từ doanh nghiệp để thúc đẩy thương mại, tăng thu nhập xuất khẩu.
Lý giải về nguyên nhân giá gạo Việt xuất khẩu lao dốc, lãnh đạo một doanh nghiệp cho biết do áp lực nguồn cung tăng khi Ấn Độ mở cửa xuất khẩu trở lại. Do đó, trên thị trường thế giới không còn tình trạng các nhà nhập khẩu phải tranh mua như thời điểm nửa cuối năm 2023 và nửa đầu 2024.
Bên cạnh đó, các khách hàng truyền thống của gạo Việt đều có kế hoạch giảm nhập khẩu trong năm nay. Điều này cũng tác động mạnh đến giá gạo của nước ta.
Ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch VFA - cho rằng, tình trạng khó khăn chỉ là tạm thời khi các nhà nhập khẩu muốn tiếp tục chờ đợi để có giá tốt hơn. Bởi, gạo Việt đã tạo được sự khác biệt và có phân khúc thị trường riêng.
Nước ta sắp bước vào vụ thu hoạch đông xuân - vụ lúa có sản lượng lớn nhất năm. Thời tiết dịp vừa qua lại tương đối thuận lợi nên sản lượng dự báo sẽ dồi dào. Do đó, một số nhà nhập khẩu gạo muốn chờ để được mua gạo với giá rẻ hơn, ông Nam lý giải.
Trong bối cảnh giá gạo xuất khẩu giảm mạnh liên tiếp 2 tuần qua, Bộ Công Thương cho rằng giải pháp bền vững cho mặt hàng này đó là đảm bảo chất lượng gạo và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.
Theo khung giá điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam giai đoạn 2025-2030 được Bộ Công Thương ban hành, mức giá trần cho thủy điện và điện gió là 6,95 USCent/kWh, nhiệt điện than là 7,02 USCent/kWh.
Ớt, chanh leo, tổ yến thô, tổ yến sạch, cám gạo sẽ là những mặt hàng sắp tới được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường tỷ dân.
Trên thị trường kim loại quý, kết phiên, giá bạc tăng thêm 0,4% lên 32,3 USD/ounce, trong khi giá bạch kim tăng 1,3% lên 969,9 USD/ounce .
Tính chung cả 3 tháng 2025, xuất khẩu gạo của cả nước đạt gần 2,31 triệu tấn, tương đương gần 1,21 tỷ USD, giá trung bình 522 USD/tấn, tăng 5,82% về lượng, nhưng giảm 15,5% về kim ngạch và giảm 20,18% về giá so với cùng kỳ năm 2024.
Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Giá cà phê trong nước sáng 14/4 tiếp tục tăng mạnh và lập kỷ lục mới, dao động từ 124.300 – 125.000 đồng/kg.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/4). Đáng chú ý, sau phiên phục hồi hôm thứ 4 (9/4), giá dầu đột ngột quay đầu giảm mạnh hơn 3%.
Chốt phiên, giá bạc tăng thêm 1,13% lên mức 30,76 USD/ounce. Trong khi đó, bạch kim cũng tăng 1,46%, lên 933,3 USD/ounce.
Giá các loại xăng dầu trong nước trong kỳ điều chỉnh lần này đồng loạt giảm sâu, với mức giảm 1.124 - 1.712 đồng/lít,kg. Giá xăng E5RON92 xuống dưới mức 19.000 đồng/lít.
Giá dầu Brent lần đầu tiên rơi xuống dưới ngưỡng 65 USD/thùng kể từ tháng 4/2021, chốt phiên ở mức 64,21 USD/thùng, giảm 2,09%.
Trên thị trường ca cao, hợp đồng tháng 5 giảm 5,39% xuống 8.053 USD/tấn - phiên giảm thứ hai liên tiếp.
Quý I/2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2024.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam trong quý I/2025 ước tính tăng trưởng mạnh mẽ 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất so với quý 1 của các năm trong giai đoạn 2020-2025
Các doanh nghiệp thép mạ Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế chống bán phá giá sơ bộ dao động từ 40 - 88%, với mức cao nhất lên tới 88,12%.
Ngày 5/4, Hải quan Mỹ bắt đầu thu mức thuế 10% mà Tổng thống Donald Trump áp với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong khi mức thuế cao hơn với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn sẽ được triển khai từ tuần tới.
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phản ứng mạnh mẽ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế đối ứng. Bảng giá tràn ngập sắc đỏ, lực bán áp đảo đẩy chỉ số MXV-Index rơi 3% xuống 2.261 điểm. Chỉ sau một phiên neo trên vùng 2.300 điểm, sự kiện này đã đẩy chỉ số giá hàng hóa đã lao về mốc thấp nhất kể từ đầu tháng 3.
Từ 15h hôm nay (3/4), giá xăng dầu đồng loạt tăng, trong đó tăng mạnh nhất là xăng RON 95 với mức gần 500 đồng/lít. Đây là lần thứ 3 liên tiếp, giá xăng dầu tăng.
Theo Vasep, xuất khẩu thủy sản Việt Nam phục hồi ấn tượng trong quý I/2025, với kim ngạch đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.
Giá cà phê trong nước hôm nay đồng loạt tăng ở tất cả các địa phương, giao dịch trong khoảng 132.300 - 133.600 đồng/kg. Việc Mỹ dự kiến áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam thì ngành cà phê Việt Nam chắc chắn sẽ có ảnh hưởng. Mỹ là thị trường nhập khẩu cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam trong năm qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chiều 2/4 (giờ địa phương) đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và mức thuế quan cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?