Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu, Việt Nam sẽ chịu tác động thế nào?

Sáng 11/2 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký sắc lệnh áp thuế 25% lên mặt hàng hàng thép và nhôm nhập khẩu vào nước này.

Phát biểu tại Phòng Bầu dục khi ký sắc lệnh, ông Trump khẳng định: "Hôm nay, tôi đã đơn giản hóa khoản thuế của chúng ta đối với thép và nhôm. Mức thuế là 25% không có ngoại lệ hay miễn trừ".

Theo số liệu chính thức của Mỹ, hiện Canada và Mexico là những nước nhập khẩu thép lớn nhất vào Mỹ. Brazil và Hàn Quốc cũng là những nhà cung cấp thép lớn.

Thuế mới sẽ có hiệu lực từ ngày 4/3. Ông Trump cam kết nỗ lực này sẽ giúp thúc đẩy sản xuất và mang nhiều việc làm về Mỹ, đồng thời cảnh báo mức thuế có thể được nâng lên cao hơn.

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu

Như vậy, thuế nhập khẩu nhôm sẽ tăng từ mức 10% áp dụng từ năm 2018 lên 25%. Các nước đang được miễn thuế nhôm, thép cũng sẽ không còn được quyền lợi này.

Ông Trump cũng bổ sung quy định mới, yêu cầu thép nhập khẩu phải được "nung chảy và đúc" tại Bắc Mỹ để hạn chế thép từ Trung Quốc vào Mỹ. Nhôm cũng vậy.

Nhà lãnh đạo Mỹ cũng cho biết sẽ xem xét áp thêm thuế lên ô tô, dược phẩm và chip máy tính.

Cố vấn thương mại của Tổng thống Trump, ông Peter Navarro, cho biết, các biện pháp này sẽ giúp các nhà sản xuất thép và nhôm của Mỹ cũng như củng cố an ninh kinh tế và quốc gia Mỹ.

"Thuế thép và nhôm phiên bản 2.0 sẽ chấm dứt tình trạng bán phá giá của nước ngoài, thúc đẩy sản xuất trong nước và bảo vệ ngành thép và nhôm như ngành xương sống và trụ cột của nền kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ. Đây không chỉ là vấn đề thương mại. Đây là để đảm bảo nước Mỹ không bao giờ phải phụ thuộc vào các quốc gia nước ngoài trong các ngành công nghiệp quan trọng như thép và nhôm" - ông nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, động thái trên có thể có lợi cho ngành nhôm và thép của Mỹ, nhưng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung do chi phí nhập khẩu tăng, đồng thời đe dọa gia tăng đối đầu thương mại giữa Mỹ và các nước khác.

Tổng thống Trump lần đầu đề cập đến áp thuế thép và nhôm vào ngày 9/2, trong đó tiết lộ sẽ công bố thêm loạt biện pháp áp thuế khác trong tuần này.

Theo Viện Sắt thép Mỹ (AISI), Canada là nhà cung cấp nước ngoài số 1, cung cấp 6,6 triệu tấn thép cho người mua tại Mỹ trong năm 2024. Brazil, Mexico, Hàn Quốc và Việt Nam nằm trong 5 nguồn nhập khẩu hàng đầu của Mỹ.

Nhôm, thép Việt Nam sẽ chịu tác động thế nào khi Mỹ áp thuế 25%?

Theo Ông Đỗ Ngọc Hưng cho biết, thống kê hải quan Mỹ cho biết năm 2024 Việt Nam xuất khẩu khoảng 983 triệu USD thép và sản phẩm thép, tăng gần 159% so với năm 2023; trong khi với mặt hàng nhôm có kim ngạch là 479 triệu USD, tăng 9,5%.

Hiện nay, mặt hàng nhôm và thép của Việt Nam vẫn đang phải chịu mức thuế lần lượt là 10% và 25% theo Mục 232 mà Mỹ áp dụng từ năm 2018 với hầu hết các nước.

Bên cạnh đó, sản phẩm nhôm thép của Việt Nam là đối tượng thường xuyên trong các vụ kiện phòng vệ thương mại. Với sản phẩm thép, Mỹ đã điều tra hơn 34 vụ, chiếm hơn 50% tổng số vụ kiện mà Mỹ điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam còn với sản phẩm nhôm là 2 vụ việc.

Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ nhận định việc áp dụng bổ sung thuế 25% với nhôm và thép nhập khẩu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các nước xuất khẩu nhôm thép vào Mỹ. Đặc biệt, từ sau năm 2018, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã thay thế vị trí của Trung Quốc trong xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ, như Canada, Mexico, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Brazil. Do đó, Mỹ hiện nay phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu thép chiếm 12 - 15% và nhôm chiếm tới 40 - 45%.

"Nếu Mỹ áp dụng thuế 25% với toàn bộ hàng nhập khẩu, sản phẩm thép Việt Nam vẫn có cơ hội tiếp tục xuất khẩu khi năng lực của các nhà sản xuất thép, nhôm của Mỹ chưa thể đáp ứng ngay. Dù vậy, biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm xuống", ông Đỗ Ngọc Hưng thông tin.

Cùng với đó, khó khăn xuất khẩu vào Mỹ sẽ khiến chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, khi các nước tìm đường xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Nhiều công ty thép quay lại thị trường nội địa khiến các nước tăng cường bảo hộ, cũng gây ảnh hưởng tới các quốc gia xuất khẩu thép như Việt Nam.

Doanh nghiệp thép Việt Nam cần làm gì?

Việc áp thuế cũng được nhận định sẽ khiến lạm phát của nước Mỹ tăng lên khi nhôm và thép là những mặt hàng cơ bản, nhu cầu sử dụng lớn tại nước này. Vì thế, ông Hưng cho rằng với lợi thế của hàng Việt Nam là giá cạnh tranh, chất lượng tốt, sẽ bổ trợ cho nền kinh tế Mỹ, góp phần giúp giảm lạm phát, bổ trợ cơ cấu ngoại thương hai nước.

Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam cần đánh giá tình hình để có chiến lược kinh doanh phù hợp, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường có FTA với Việt Nam, tránh phụ thuộc vào một thị trường.

Doanh nghiệp cũng cần tuân thủ các quy định của Mỹ về nguồn gốc xuất xứ và luôn sẵn sàng tham gia đầy đủ quá trình giải trình của cơ quan điều tra Mỹ các vụ việc phòng vệ thương mại, khi hiện đã có 34 vụ kiện phòng vệ thương mại với mặt hàng thép và hai vụ việc điều tra với nhôm. Đồng thời, các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương (Cục Phòng vệ thương mại) và cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài theo dõi sát tình hình để có phản ứng phù hợp.

Phản ứng từ các nước

Theo số liệu chính thức của Mỹ, hiện Canada và Mexico là những nước xuất khẩu thép lớn nhất vào Mỹ. Brazil và Hàn Quốc cũng là những nhà cung cấp thép lớn.

Chia sẻ trên mạng xã hội X, ông Francois-Philippe Champagne, Bộ trưởng Đổi mới sáng tạo Canada, cho biết thép và nhôm của Canada hỗ trợ các ngành công nghiệp chính tại Mỹ từ quốc phòng, đóng tàu đến ô tô. Ông Champagne nhấn mạnh: "Điều này giúp Bắc Mỹ cạnh tranh và an toàn hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ Canada, người lao động và các ngành công nghiệp của chúng tôi".

Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok cũng đã gặp Bộ trưởng Công nghiệp và các quan chức cấp cao khác của Hàn Quốc để đánh giá tình hình và đưa ra phản ứng trước khả năng tăng thuế nhập khẩu của Mỹ.

Tổng thống Trump cũng xác nhận rằng ông đang xem xét miễn thuế thép cho Australia. Ông nói: "Chúng tôi có thặng dư thương mại với Australia. Lý do là họ mua rất nhiều máy bay".

Ngay trước khi ông Trump ký sắc lệnh trên, Thủ tướng Australia, ông Anthony Albanese cũng cho biết đã thảo luận với Tổng thống Mỹ về khả năng miễn áp thuế với Australia. Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp, ông Albanese thông báo: "Tổng thống Mỹ đã đồng ý xem xét khả năng miễn trừ vì lợi ích của cả hai quốc gia chúng ta".

Mỹ hiện phụ thuộc vào nhôm nhập khẩu, chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Trung Quốc, để đáp ứng phần lớn nhu cầu sản xuất của nước này.

Anh tìm cách né tránh biện pháp thuế quan của Tổng thống Trump

Trước nguy cơ bị áp thuế từ chính quyền Tổng thống Trump, Anh đang cân nhắc nhiều chiến lược để né tránh tổn thất. Từ tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), mua thêm vũ khí Mỹ, đến đàm phán thỏa thuận thương mại song phương, mỗi phương án đều có cơ hội và thách thức riêng.

Với một loạt các biện pháp liên quan đến đàm phán và chiến lược, Anh hy vọng sẽ duy trì được mối quan hệ thương mại "lành mạnh" với Mỹ mà không phải chịu thiệt hại từ các chính sách bảo hộ của Tổng thống Trump.

Một trong những chiến lược được thảo luận nhiều nhất là việc Anh tăng cường nhập khẩu LNG từ Mỹ. Đây không chỉ là một nhu cầu thực tế của Anh khi sản lượng khai thác khí đốt từ Biển Bắc đang giảm dần, mà còn là một cách để "lấy lòng" Tổng thống Trump, người luôn mong muốn thúc đẩy xuất khẩu năng lượng của Mỹ.

Một chiến lược khác mà Anh có thể áp dụng là tăng cường mua sắm vũ khí và thiết bị quốc phòng từ Mỹ. Điều này không chỉ giúp củng cố quan hệ đối tác quốc phòng giữa hai nước mà còn có thể là một cách hiệu quả để xoa dịu chính quyền Tổng thống Trump.

Một quan chức giấu tên trong ngành công nghiệp quốc phòng cho biết Anh có thể sẽ tiếp tục đặt mua máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ sản xuất. Cho đến nay, Anh đã đặt hàng 48 máy bay chiến đấu loại này, nhưng con số này có thể tăng lên nếu Chính phủ Anh quyết định rằng việc mua thêm F-35 là cần thiết để duy trì quan hệ tốt với Mỹ.

Matthew Oresman, đối tác tại công ty luật quốc tế Pillsbury, nhận định: "Đó là lĩnh vực mà Anh có nhu cầu, Mỹ mong muốn và nguồn cung cấp của Mỹ có thể là một phần của quá trình xây dựng cầu nối đó".

Thị trường biến động, doanh nghiệp lo lắng

Chính sách thuế mới của Tổng thống Donald Trump đang làm dấy lên làn sóng lo ngại trên toàn cầu. Không chỉ bổ sung vào các mức thuế hiện có, điều này còn tác động mạnh đến giá cả, lợi nhuận doanh nghiệp.

Ngay sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu, thị trường tài chính quốc tế lập tức phản ứng mạnh mẽ. Giá cổ phiếu của nhiều công ty thép lớn tại châu Á và châu Âu lao dốc trong ngày 10/2, phản ánh mối lo ngại về những tác động tiêu cực từ chính sách này, theo Reuters.

Tại Hàn Quốc, cổ phiếu Hyundai Steel giảm 2,9%, trong khi các doanh nghiệp khác như Dongkuk Steel cũng chịu chung số phận. Thị trường Ấn Độ chứng kiến chỉ số ngành kim loại giảm 2,5%, đánh dấu một trong những phiên giao dịch ảm đạm nhất trong thời gian gần đây.

Một quan chức của Hyundai Steel bày tỏ lo ngại: "Chúng tôi e rằng những thay đổi này sẽ đẩy giá xuất khẩu lên cao và khiến hạn ngạch miễn thuế 70% bị thu hẹp".

Hạn ngạch này vốn được chính quyền ông Trump nhiệm kỳ đầu thiết lập, cho phép Hàn Quốc xuất khẩu một lượng thép tương đương 70% mức trung bình trong giai đoạn 2015-2017 mà không chịu thuế.

Hyundai Steel - nhà cung cấp thép cho các nhà máy sản xuất ô tô của Hyundai và Kia tại Mỹ - thậm chí đang cân nhắc xây dựng một nhà máy thép mới tại Mỹ để giảm thiểu ảnh hưởng từ chính sách thuế mới.

Tương tự, Dongkuk Steel cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực. Một đại diện của công ty này chia sẻ: "Không thể phủ nhận rằng mức thuế mới sẽ gây ra những ảnh hưởng bất lợi. Hiện tại, Mỹ vẫn là thị trường mang lại lợi nhuận cao cho chúng tôi".

Không chỉ châu Á, thị trường chứng khoán châu Âu cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Cổ phiếu của các tập đoàn sản xuất thép lớn như ArcelorMittal (Luxembourg), Voestalpine (Áo), Thyssenkrupp (Đức) và Salzgitter (Đức) đều sụt giảm.

Các nhà phân tích tại tập đoàn tài chính ODDO-BHF nhận định: "ArcelorMittal là công ty chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, khi 13% doanh thu của tập đoàn đến từ thị trường Mỹ".

Giám đốc tài chính của ArcelorMittal cho biết nếu thuế quan mới được áp dụng, công ty sẽ chịu thiệt hại khoảng 100 triệu USD/quý. Tuy nhiên, tập đoàn này hiện chưa có kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ trước thời điểm thuế có hiệu lực.

Bên cạnh chứng khoán, thị trường hàng hóa cũng chịu ảnh hưởng. Reuters cho biết giá các hợp đồng quặng sắt tương lai (nguyên liệu chính để sản xuất thép) đã giảm vào ngày 10/2 do lo ngại về thuế quan khiến tâm lý thị trường trở nên thận trọng, bất chấp dấu hiệu phục hồi nhu cầu từ Trung Quốc - nước tiêu thụ thép lớn nhất thế giới.

Ở chiều ngược lại, giá nhôm lại nhích nhẹ do lo ngại nguồn cung có thể bị thắt chặt.

"Giá cả khu vực sẽ phản ứng đầu tiên. Mức thuế 25% này sẽ đẩy giá cả lên cao hơn, đặc biệt là với các nhà sản xuất trong nước. Mỹ hiện phụ thuộc khá nhiều vào nhập khẩu, với khoảng 40-45% nhu cầu nhôm và 12-15% nhu cầu thép đến từ nước ngoài", chuyên gia chiến lược hàng hóa Daniel Hynes từ ANZ Sydney dự báo.

Ông cũng nhấn mạnh rằng các nhà giao dịch đang gấp rút tìm kiếm nguồn cung trước khi thuế có hiệu lực, khiến giá thép tại Mỹ có thể tăng vọt trong thời gian tới.

Một báo cáo từ Bloomberg, trích dẫn phân tích của Morgan Stanley, chỉ ra rằng việc xây dựng các cơ sở sản xuất kim loại mới tại Mỹ không phải là giải pháp có thể thực hiện ngay lập tức. Việc triển khai và vận hành các lò luyện kim hoặc nhà máy cán thép có thể mất ít nhất 3 năm, thậm chí lâu hơn. Điều này đồng nghĩa với việc giá kim loại tại Mỹ khó có thể ổn định trong thời gian ngắn.

https://sohuutritue.net.vn/tong-thong-my-chinh-thuc-ap-thue-25-doi-voi-thep-va-nhom-nhap-khau-viet-nam-se-chiu-tac-dong-the-nao-d265331.html

Cùng chuyên mục

Giá giá dầu đồng loạt tăng gần 2%

Giá giá dầu đồng loạt tăng gần 2%

Thị trường

Giá dầu thô đã quay đầu bật tăng sau ba tuần lao dốc, tăng gần 2% lên mức 72,32 USD/thùng đối với dầu WTI và 75,87 USD/thùng đối với dầu Brent.

Giá dầu lao dốc tuần thứ ba liên tiếp

Giá dầu lao dốc tuần thứ ba liên tiếp

Thị trường

Kết thúc tuần giao dịch vừa qua (3-9/2), giá dầu thô thế giới rơi xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 12/2024 trong bối cảnh lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung căng thẳng trong tương lai.

Vì sao giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lao dốc

Vì sao giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lao dốc

Thị trường

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm xuống gần 400 đô la Mỹ/tấn, mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua.

Giá cà phê lập kỷ lục vượt mốc 130.000 đồng/kg

Giá cà phê lập kỷ lục vượt mốc 130.000 đồng/kg

Thị trường

Giá cà phê ở trong nước ngày 7/2 đồng loạt tăng mạnh ở tất cả các địa phương, giao dịch trong khoảng 129.500 - 130.500 đồng/kg.

Kim ngạch xuất khẩu cà phê trong tháng 1/2025 đạt 799,48 triệu USD

Kim ngạch xuất khẩu cà phê trong tháng 1/2025 đạt 799,48 triệu USD

Thị trường

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, trong tháng 1 năm 2025, Việt Nam xuất khẩu 154.635 tấn cà phê, kim ngạch xuất khẩu đạt 799,48 triệu USD.

Việt Nam xuất siêu hơn 3 tỷ USD trong tháng 1/2025

Việt Nam xuất siêu hơn 3 tỷ USD trong tháng 1/2025

Thị trường

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, trong tháng 1, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 63,15 tỷ USD, giảm 10,5% so với tháng trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước.

 Giá xăng RON 95 xuống dưới 21.000 đồng/lít từ 15h ngày 6/2

Giá xăng RON 95 xuống dưới 21.000 đồng/lít từ 15h ngày 6/2

Thị trường

Giá xăng RON 95 tại kỳ điều hành hôm nay (6/2) được điều chỉnh giảm lần thứ 3 liên tiếp, xuống dưới 21.000 đồng/lít.

Thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam năm 2025: Liệu Mỹ có soán ngôi' Trung Quốc?

Thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam năm 2025: Liệu Mỹ có soán ngôi' Trung Quốc?

Thị trường

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, quý IV/2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Trung Quốc & HK đạt 163 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023, và tăng đều ở tất cả các tháng. Lũy kế XK cá tra Việt Nam sang Trung Quốc & HK trong năm 2024 đạt 581 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá cà phê ngày 5/2 bật tăng trở lại

Giá cà phê ngày 5/2 bật tăng trở lại

Thị trường

Giá cà phê ngày 5/2, cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm của Tây Nguyên được ghi nhận ở mức 128.200 đồng/kg.

Sôi động thị trường du lịch Tết 2025, cả nước rộn ràng bước vào mùa lễ hội xuân

Sôi động thị trường du lịch Tết 2025, cả nước rộn ràng bước vào mùa lễ hội xuân

Thị trường

Không khí Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vẫn còn tràn ngập khắp mọi miền đất nước, thúc đẩy hàng triệu người dân và du khách khám phá những điểm đến hấp dẫn. Du xuân đầu năm, dù đông đúc, ai nấy cũng đều mang trong lòng niềm tin và hy vọng về một năm mới thuận lợi, nhiều may mắn.

Dầu thô trải qua tuần lao dốc thứ hai

Dầu thô trải qua tuần lao dốc thứ hai

Thị trường

Ngay phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu đã để mất 2%, xuống mức thấp nhất trong vòng hai tuần.

Giá cà phê ngày 1/2/2025 lập đỉnh mới 129.000 đồng/kg

Giá cà phê ngày 1/2/2025 lập đỉnh mới 129.000 đồng/kg

Thị trường

Theo ghi nhận, giá cà phê trong nước ngày 1/2/2025 tiếp đà tăng cao, xác lập kỷ lục mới và đang ở mức trung bình 129.000 đồng/kg.

Giá dầu thô thế giới quay đầu nhích nhẹ

Giá dầu thô thế giới quay đầu nhích nhẹ

Thị trường

Giá dầu thô Brent tăng gần 0,4% lên 76,78 USD/thùng; dầu WTI tăng gần 0,2% lên 72,72 USD/thùng.

Giá cà phê tăng mạnh nhờ lực kép từ yếu tố vĩ mô và cung cầu

Giá cà phê tăng mạnh nhờ lực kép từ yếu tố vĩ mô và cung cầu

Thị trường

Giá cà phê Arabica tăng khoảng 4,3% lên mức 341,85 cent/pound (7.536 USD/tấn). Giá cà phê Robusta cũng nối dài đà tăng sang phiên thứ tư liên tiếp

Thị trường kim loại biến động giằng co

Thị trường kim loại biến động giằng co

Thị trường

Giá bạc tăng khoảng 0,3% lên 31,23 USD/ounce trong khi giá bạch kim giảm nhẹ 0,24% xuống 963,2 USD/ounce.

Giá ca cao quay lại vùng đỉnh hơn 11.000 USD/tấn

Giá ca cao quay lại vùng đỉnh hơn 11.000 USD/tấn

Thị trường

Theo MXV, nhóm nguyên liệu công nghiệp đã trải qua một tuần nhiều biến động khi thị trường đón nhận loạt tin tức về cung - cầu. Tuy nhiên, lực mua áp đảo với 6 trên 9 mặt hàng tăng giá. Trong đó, ca cao dẫn dắt đà tăng của cả nhóm với mức tăng gần 6%.

Giá dầu thế giới tăng hơn 1%

Giá dầu thế giới tăng hơn 1%

Thị trường

Giá dầu Brent ghi nhận mức tăng 1,29%, đạt 80,8 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI cũng đi lên 1,71%, đạt 77,9 USD/thùng.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: