Giá đậu tương lên đỉnh ba tháng sau báo cáo WASDE của Mỹ
Thị trườngGiá đậu tương tăng 2,71% lên 386,9 USD/tấn, chạm mức cao nhất trong hơn ba tháng.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: “quốc bảo Sâm Ngọc Linh phải trở thành quốc kế dân sinh chứ không phải chưng tủ kính”. Song để hiện thực hóa giấc mơ tỉ đô bên cạnh nâng cao sản lượng, chất lượng … cần kiểm soát tốt vấn nạn làm giả ngày càng phức tạp, nhằm gỡ rào cản phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Bát nháo hàng giả
Sâm Ngọc Linh có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, là thương hiệu quốc gia với tiềm năng lớn xây dựng thương hiệu quốc tế. Song vị thế sâm Ngọc Linh hiện nay vẫn chưa phát triển xứng tầm.
Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phấn khởi khi từ khi sâm Ngọc Linh được đầu tư phát triển, thu nhập người dân huyện Nam Trà My nâng lên đáng kể. “Nhiều gia đình xây dựng được nhà cửa kiên cố, khang trang, sắm xe ô tô. Nhiều nhà có tài sản hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ đồng”, ông Bửu cho biết.
Đánh giá khó khăn trong công tác quản lý sản xuất, kinh doanh sâm Ngọc Linh ông Hồ Quang Bửu liệt kê loạt lý do chính xuất phát từ tình trạng buôn bán hạt giống, cây giống không rõ nguồn gốc, sản phẩm giả mạo sâm Ngọc Linh tràn lan trên thị trường. Người tiêu dùng thiệt đơn thiệt kép cả kinh tế lẫn sức khỏe và ảnh hưởng nghiêm trọng sản xuất, nguồn gene gốc cũng như thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Bên cạnh đó, lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm định công nghệ ứng dụng vào công tác kiểm tra, giám sát nguồn gốc sâm Ngọc Linh chưa phát triển cũng là trở ngại đáng kể cho công tác quản lý.
Nằm trên đỉnh Ngọc Linh, 600ha sâm Ngọc Linh trồng dưới tán rừng tự nhiên là công sức miệt mài 20 năm của Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5 - một trong những đơn vị tiên phong bảo vệ, phát triển và nhân giống nguồn gene “vàng xanh”.
Ông Nguyễn An – Giám đốc Thương mại Công ty gắn bó với cây sâm này nhiều năm rành rẽ từng ngọn rễ, chiếc lá sâm Ngọc Linh. Ông trăn trở trước việc tìm một giải pháp thích hợp để kiểm soát và hạn chế tối đa nạn “đội lốt” sâm Ngọc Linh, khi doanh nghiệp, thậm chí dân bản địa mang những cây và hạt giống có nguồn gốc từ phía Bắc vào vùng được bảo hộ chỉ dẫn địa lý trồng.
Nguy hiểm hơn, một số doanh nghiệp và nhà khoa học công khai mang cây giống từ Trung Quốc vào trồng rồi tuyên bố di thực và trồng thành công cây sâm Ngọc Linh theo hướng công nghệ cao của Hàn Quốc. Nguồn cung “báu vật đại ngàn” khan hiếm nhưng được làm giả từ sâm Trung Quốc, tam thất giả bơm chất kích thích như thật rao bán với số lượng bao nhiêu cũng có.
“Nhìn cả vườn chúng tôi biết ngay không phải sâm Ngọc Linh mà là cây từ biên giới phía Bắc mang vào. Đã là nhà khoa học, họ biết xuất xứ nhưng vẫn công khai làm như vậy, thật không thể tin được”, ông Nguyễn An băn khoăn đặt lại câu hỏi về một Hội thảo khoa học quốc tế chủ đề di thực thành công cây sâm Ngọc Linh ông từng tham dự.
Cây, củ giả giá vài trăm nghìn đồng khi “hô biến” gắn mác sâm Ngọc Linh tăng vài triệu thậm chí ngang giá bán sâm Ngọc Linh thật. “Dược liệu quý, giá trị kinh tế cao nên nhiều địa phương muốn di thực giống về trồng dẫn đến đa phần nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng và không kiểm soát được chất lượng”, ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương Mại, Bộ Công Thương nói về rào cản lớn.
Ngay trên “cái nôi” sâm Ngọc Linh tại hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, nạn làm giả sâm Ngọc Linh đang diễn ra tràn lan, công khai, có tính chất ngày càng phức tạp.
Phát triển thương hiệu đi liền với bảo vệ thương hiệu
Để sâm Ngọc Linh trở thành thương hiệu quốc gia, bên cạnh tiếp tục nghiên cứu, định hướng, tập trung đầu tư, cần lắm sự quản lý chặt chẽ nguồn giống sâm đưa vào gây trồng. Sớm thiết lập khu vực bảo tồn nguồn gene thuần chủng song song với xây dựng chương trình tổng thể của quốc gia về phát triển sâm Ngọc Linh với các cơ chế khơi thông nguồn lực và thu hút đầu tư.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh để thực hiện giấc mơ tỷ USD từ sâm Ngọc Linh, làm giàu bền vững cho bà con Xơ Đăng: “Cần xây dựng chính sách môi trường thông thoáng để ngành sâm phát triển, trong đó quan trọng là cho thuê môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về sâm Ngọc Linh và chính sách ưu đãi trong đầu tư vay vốn trồng, chế biến cũng như tiêu thụ sâm Ngọc Linh".
Chương trình phát triển sâm Ngọc Linh đến năm 2030 – định hướng đến 2045 nhận được nhiều sự quan tâm thảo luận của các đại biểu tại Hội thảo Nâng tầm sâm Ngọc Linh trở thành thương hiệu Quốc gia tổ chức ngày 6/8 tại tỉnh Quảng Nam.
Tham vọng sâm Ngọc Linh sẽ sánh ngang sâm Hàn Quốc, có ngành công nghiệp sâm bài bản. Việt Nam hướng tới đến gây dựng năm 2030 diện tích sâm tự nhiên, mở rộng quy mô khoảng 100.000ha tại các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Nghệ An và Lai Châu. Hình thành vùng nguyên liệu tập trung sản lượng khai thác đạt 400 - 500 tấn/năm đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, chất lượng GMP – WHO hoặc tương đương.
Hình thành cơ sở, nhà máy chế biến, phát triển sản phẩm, đảm bảo diện tích trồng sâm được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý. Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 1 trung tâm kiểm định, 2030 có 3 trung tâm kiểm định nguồn gốc, chất lượng sâm tại vùng trọng điểm. Tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm sâm Ngọc Linh.
Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du Lịch khẳng định: “Ngành du lịch có thể hỗ trợ mạnh mẽ lan tỏa tên tuổi sâm Ngọc Linh ra khắp thế giới, quảng bá mạnh mẽ thương hiệu du lịch sâm Ngọc Linh”.
Dự hội thảo, Chủ tịch nước chỉ đạo các địa phương và cấp ngành bảo tồn phát triển cây sâm Ngọc Linh đạt giá trị cao hơn về kinh tế và sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, ưu tiên trước hết cho người Việt. Tăng cường ứng dụng công nghệ nuôi trồng chế biến sâm Ngọc Linh, tạo ra đột phá cho ngành dược liệu, thực phẩm chức năng.
“Cây sâm Ngọc Linh cần được khởi tích có một lịch sử rõ ràng, một câu chuyện, giai thoại về sâm Ngọc Linh để tăng giá trị. Bảo hộ hiệu quả giá trị thương hiệu và phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh là thương hiệu quốc gia Việt Nam chứ không đơn thuần là thương hiệu của một sản phẩm thuần túy hay doanh nghiệp” - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo. |
Giá đậu tương tăng 2,71% lên 386,9 USD/tấn, chạm mức cao nhất trong hơn ba tháng.
Giá dầu thô WTI tăng gần 3% và tiến sát mốc 80 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 1,57% lên 81 USD/thùng.
Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu và tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam, chủ yếu là sản phẩm phile đông lạnh. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, quốc gia này đã nhập khẩu nhiều hơn các sản phẩm cá tra GTGT.
Giá dầu thô WTI tăng mạnh 3,53% lên mức 76,57 USD/thùng. Giá dầu thô Brent cũng tăng 4,25% và tiến sát mốc 80 USD/thùng.
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt tiến hành điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h ngày 9/1. Giá Xăng RON95-III: không cao hơn 21.019 đồng/lít (tăng 273 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);
Theo MXV, khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, sắc đỏ bao phủ bảng giá nhóm nông sản. Đáng chú ý, giá lúa mì Chicago dẫn dắt đà giảm cả nhóm sau khi đánh mất 1,15% trong phiên hôm qua, đưa giá giao dịch về 197 USD/tấn. Nguyên nhân chính gây sức ép lên giá trong phiên hôm qua là sự mạnh lên của đồng USD.
Giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (9/1) ghi nhận ở mức 120.000 - 121.000 đồng/kg, giá giảm 600 - 1000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái giá cà phê đã tăng gần gấp đôi.
Nhận định về giá xăng trong nước trong kỳ điều chỉnh định kỳ ngày mai (9/1), đại diện một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Hà Nội dự báo sẽ tăng lần thứ 2 liên tiếp. Trong đó, giá các loại xăng có thể tăng 250 - 410 đồng/lít, tùy loại.
Trong bối cảnh giá gạo xuất khẩu giảm mạnh liên tiếp 2 tuần qua, Bộ Công Thương cho rằng giải pháp bền vững cho mặt hàng này đó là đảm bảo chất lượng gạo và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.
Năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đã về đích ngoạn mục với 7,2 tỷ đô la Mỹ. Đây là năm đầu tiên ngành rau quả vượt qua ngưỡng 7 tỷ đô la Mỹ. Hiệp hội Rau quả Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030.
Giá đậu tương ghi nhận mức tăng nhẹ, hồi phục trở lại sau cú lao dốc vào cuối tuần trước.
Nhóm kim loại quý đón nhận lực mua tích cực sau khi đồng USD suy yếu mạnh trong phiên chiều. Chỉ số Dollar Index đã quay đầu giảm giảm 0,64% xuống 108,26 điểm.
Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 16,25 tỷ USD, vượt kỷ lục cũ được xác lập năm 2022. Triển vọng xuất khẩu 2025 dự báo tích cực và hướng đích 18 tỷ USD. Sự tăng trưởng này đến từ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU...
Lũy kế, cả năm trong năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,3%; nhập khẩu tăng 16,7%.
Giá cà phê ngày 6/1/2025 ghi nhận giá thấp nhất với 119.800 đồng/kg, trong khi Đắk Nông dẫn đầu với 120.500 đồng/kg.
Giá dầu thô Brent tăng 3,7% lên mức 76,5 USD/thùng, ghi nhận mức cao nhất kể từ giữa tháng 10. Trong khi đó, giá dầu thô WTI cũng tăng 4,8% lên gần 74 USD/thùng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2024 tăng 2,71% so với năm ngoái.
Trong kỳ điều hành đầu tiên của năm 2025, giá xăng dầu đã được điều chỉnh tăng. Giá xăng E5RON92 tăng 240 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 199 đồng/lít.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 173/2024/NĐ-CP bãi bỏ một phần Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và bãi bỏ Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. 31
Thị trường nguyên liệu công nghiệp chứng kiến diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch đầu tuần, trong đó giá ca cao ghi nhận mức tăng ấn tượng sau một tuần giảm mạnh.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?