Hàn Quốc là quốc gia "nhậu nhẹt" nhiều nhất thế giới

Mới đây tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International (chuyên gia nghiên cứu thị trường và chuyên gia tư vấn toàn cầu cung cấp thông tin thị trường, sách tham khảo, hồ sơ nghiên cứu doanh nghiệp và dự báo thị trường của trên 80 quốc gia) đã đưa ra thông kê về những quốc gia tiêu thụ rượu nhiều nhất thế giới hiện nay.

Không phải Nga hay Mỹ, quốc gia uống rượu nhiều nhất thế giới sẽ khiến bạn bất ngờ
Việt Nam xếp hạng thứ 42 trong bảng danh sách với bình quân mỗi người uống 0.2 cốc rượu/tuần.

Euromonitor International cho biết, Hàn Quốc đang là quốc gia có bình quân uống rượu cao nhất thế giới với 13,7 cốc rượu mỗi tuần. Ở vị trí thứ 2 - nước Nga thì bình quân người dân cũng chỉ uống 6,3 cốc rượu/tuần - chưa bằng 1/2 bình quân của người Hàn Quốc.

Trong top 10 quốc gia tiêu thụ rượu nhiều nhất thế giới có đến 4 quốc gia tại châu Á, 4 quốc gia tại châu Âu và 2 quốc gia thuộc châu Mỹ. Đáng chú ý, khu vực Đông Nam có đến 2 cái tên trong danh sách gồm Philippines vị trí thứ 3 với 5,4 cốc rượu/tuần và Thái Lan vị trí thứ 4 với 4,5 cốc rượu/tuần.

Top những quốc gia sử dụng rượu nhiều nhất thế giới cũng ghi nhận Việt Nam ở vị trí 42 với bình quân 0,2 cốc rượu/tuần.

Theo thống kê của Hàn Quốc năm 2017, thì quốc gia này đã tiêu thụ hơn 3,6 tỷ chai soju đã được tiêu thụ, trong khi Hàn Quốc có 42 triệu người trưởng thành. Điều này có nghĩa là bình quân mỗi người trưởng thành tại Hàn Quốc uống khoảng 87 chai soju mỗi năm. Nghiên cứu của "Journal of Korean Medical Science" ước tính có khoảng 1,6 triệu người nghiện rượu nặng tại Hàn Quốc và bình quân hàng đêm, khoảng 6 triệu người Hàn Quốc "lai rai" tiêu thụ 9,53 triệu chai bia và 8,97 chai rượu.

Uống rượu gắn liền với văn hóa Hàn Quốc

Không phải Nga hay Mỹ, quốc gia uống rượu nhiều nhất thế giới sẽ khiến bạn bất ngờ
Dù tình trạng "nhậu nhẹt" luôn giữ vững top thế giới nhiều năm nhưng việc kiểm soát tệ nạn này tại Hàn Quốc lại khá mờ nhạt.

Từ phim ảnh tới đời sống thực tế, bất kỳ ai cũng dễ dàng thấy cảnh "nhậu nhẹt" tại xứ xở kim chi. Trong văn hóa Hàn Quốc, uống rượu không chỉ là để làm quen, mà còn là để làm việc cùng đối tác, tạo dựng mối quan hệ, giải trí... thậm chí là cả chia buồn hay tỏ tình. Khi ai đó mời bạn một ly rượu có nghĩa là họ sẵn sàng nghe bạn nói. Còn khi uống rượu 1 mình hay uống bia 1 mình có nghĩa là bạn đang cô đơn. “Ganbae” là câu nói quen thuộc mà bạn nhất định phải biết nếu muốn học cách mời rượu của người Hàn Quốc. Trong tiếng Hàn, từ này có nghĩa là cạn chén với ý muốn chúc nhau uống cạn chén rượu đó.

Tại Nga, nếu người ta uống rượu vì trời quá lạnh thì tại Hàn Quốc thì uống rượu lại trở thành một thói quen, là cách để thư giãn và giảm stress. Theo thống kê, Seoul là một trong 6 thành phố tiêu thụ nhiều rượu nhất trên thế giới.

Bất ngờ là dù tình trạng "nhậu nhẹt" luôn giữ vững top thế giới nhiều năm nhưng việc kiểm soát tệ nạn này tại Hàn Quốc lại khá mờ nhạt. Nếu chính phủ Hàn Quốc xét duyệt khá khắt khe với cảnh hút thuốc hay đâm chém, bạo lực, tình dục... nhưng lại chẳng bao giờ xử lý cảnh phim uống rượu. Điều này cũng góp phần làm văn hóa "nhậu nhẹt" tại Hàn Quốc ngày càng trở nên nặng nề.

Không những thế, rượu Soju tại Hàn Quốc lại vô cùng rẻ, trung bình chỉ khoảng 3.000 Won/chai, tương đương 2,5 USD (khoảng hơn 50.000 Việt Nam đồng).

Bộ y tế và phúc lợi xã hội Hàn Quốc cho biết, rượu bia khiến Hàn Quốc thiệt hại khoảng 21 tỷ USD mỗi năm. Tệ nạn nát rượu còn khiến nhiều bậc phụ huynh mất khả năng chăm lo con cái, đổ vỡ hạnh phúc gia đình, giảm năng suất cùng vô số hệ lụy khác. Nếu tính riêng các vụ bạo lực và phạm pháp có liên quan đến đồ uống có cồn, Hàn Quốc sẽ phải thiệt hại thêm 7,9 tỷ USD/năm nữa.

Báo cáo của cảnh sát Hàn Quốc cho thấy rượu bia liên quan đến 76% vụ án nơi công cộng và khoảng 40% vụ bạo lực hằng năm tại đất nước này. Thế nhưng chính phủ Hàn Quốc lại khá nhẹ tay với những người say rượu khi hình phạt nặng nhất cho những người say rượu vi phạm quy định nơi công cộng chỉ là giam qua đêm tại đồn cảnh sát với mức tiền phạt khá nhỏ.