Kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 440 tỷ USD
Tính từ đầu năm đến 15/12, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đạt hơn 440 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong báo cáo vừa gửi Chính phủ về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết số doanh nghiệp FDI báo lỗ chiếm hơn 56%.
Tại báo cáo vừa gửi Chính phủ về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) báo lỗ, lỗ lũy kế hoặc mất vốn chủ sở hữu tăng đáng kể về lượng và giá trị.
Theo thống kê của Bộ này tính đến cuối 2023 có khoảng 29.000 doanh nghiệp FDI, trong đó 16.292 công ty báo lỗ, chiếm hơn 56%. Số đơn vị kinh doanh sa sút tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm trước đó. Tức là, cứ hai doanh nghiệp FDI thì khoảng một công ty báo lỗ.
Cùng với đó, trên 18.140 doanh nghiệp lỗ lũy kế, trong khi số bị lỗ mất vốn chủ sở hữu là 5.091 đơn vị. Số này đều tăng khoảng 15% so với cùng kỳ.
Xét về giá trị, Bộ Tài chính cho biết các doanh nghiệp FDI lỗ khoảng 217.464 tỷ đồng trong 2023, tăng 32%. Họ lỗ lũy kế 908.211 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 241.560 tỷ.
Điều này được giải thích do khả năng sinh lời của khối ngoại giảm sút. Cụ thể, doanh thu của gần 29.000 doanh nghiệp FDI chỉ đạt 9,41 triệu tỷ đồng, thấp hơn 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế hơn 337.000 tỷ đồng, giảm gần 16%.
Cùng với kết quả kinh doanh này, tiền nộp ngân sách của các doanh nghiệp cũng giảm 2%, về 193.240 tỷ đồng năm 2023. Tổng tài sản khối doanh nghiệp FDI chi phối là 9,95 triệu tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 4,19 triệu tỷ đồng.
Bộ Tài chính đánh giá vốn FDI vẫn tăng trưởng, khi số đăng ký đạt 39,4 tỷ USD vào 2023, tăng hơn 34,5% so với cùng kỳ. Các nhà đầu tư ngoại giải ngân hơn 23 tỷ USD, tăng 3,5%. Tuy nhiên, phần lớn nguồn lực này tập trung vào các dự án quy mô đầu tư nhỏ và vừa
Các dự án sản xuất công nghiệp chủ yếu là nhập khẩu linh kiện, thiết bị để lắp ráp. Các dự án này có giá trị gia tăng thấp, công nghệ ở mức độ trung bình để tận dụng ưu đãi về thuế, mặt bằng và lao động giá rẻ. Trong khi đó, công nghiệp chế biến, chế tạo, bán lẻ hay bất động sản - các lĩnh vực vốn đóng góp lớn vào số thu ngân sách - lại mất đi vai trò động lực tăng trưởng khi đồng loạt giảm sút.
Bộ Tài chính đánh giá vốn FDI vẫn tăng trưởng, khi số đăng ký đạt 39,4 tỷ USD vào 2023, tăng hơn 34,5% so với cùng kỳ. Các nhà đầu tư ngoại giải ngân hơn 23 tỷ USD, tăng 3,5%. Tuy nhiên, phần lớn nguồn lực này tập trung vào các dự án quy mô đầu tư nhỏ và vừa.
Các dự án sản xuất công nghiệp chủ yếu là nhập khẩu linh kiện, thiết bị để lắp ráp. Các dự án này có giá trị gia tăng thấp, công nghệ ở mức độ trung bình để tận dụng ưu đãi về thuế, mặt bằng và lao động giá rẻ. Trong khi đó, công nghiệp chế biến, chế tạo, bán lẻ hay bất động sản - các lĩnh vực vốn đóng góp lớn vào số thu ngân sách - lại mất đi vai trò động lực tăng trưởng khi đồng loạt giảm sút.
Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, nhiều DN FDI báo lỗ liên tục nhiều năm nhưng vẫn mở rộng quy mô vốn đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều DN FDI có vốn đầu tư tại Việt Nam lớn, doanh thu cao, lợi nhuận trước thuế lớn nhưng mức đóng góp vào ngân sách nhà nước rất thấp.
Để quản lý chặt chẽ hơn nữa các DN FDI trong thời gian tới, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ tăng cường hoạt động rà soát, công tác kiểm tra, thanh tra đối với các dự án đầu tư đang hoạt động không hiệu quả hoặc có dấu hiệu vi phạm, gây thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước, tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế - xã hội.
Đồng thời, đẩy mạnh các biện pháp quản lý đối với những DN FDI có hoạt động không hiệu quả hoặc có dấu hiệu vi phạm, gây thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước, tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế - xã hội. Ngoài ra, có phương án đào tạo, tăng cường năng lực chuyên môn, quản lý cho các cơ quan, đơn vị có liên quan đến DN FDI đang hoạt động đầu tư tại địa phương.
Qua nghiên cứu hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, TS. Nguyễn Thị Thương, Trường Đại học KTQD cho rằng, cần hoàn thiện hành lang pháp lý về chống chuyển giá. Trước mắt, cần sửa đổi Nghị định số 132/2020/NĐ-CP theo hướng cho phép các DN chứng minh giao dịch cho vay theo nguyên tắc giao dịch độc lập bằng cách kê khai và lập hồ sơ so sánh với các giao dịch cho vay khác và/hoặc với mặt bằng lãi suất trên thị trường.
"Tuy nhiên, để phù hợp với bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế hiện nay, cần thiết phải có Luật Chống chuyển giá để có những quy định, chế tài cụ thể về vấn đề này", TS. Nguyễn Thị Thương đề xuất.
Theo đó, Luật nên quy định thời hạn thanh tra đối với hoạt động chuyển giá dài hơn so với thời hạn thanh tra thông thường để phù hợp theo tính chất phức tạp của hoạt động này; bổ sung quyền điều tra cho cơ quan thuế để đảm bảo việc thu thập thông tin và giá trị của các thông tin khi xử lý đối với các DN cố tình vi phạm; bổ sung thêm quy định về những kê khai thông tin giao dịch liên kết để đơn giản hóa cho DN trong việc kê khai và giảm bớt sức ép về nguồn nhân lực cho cơ quan thuế; xây dựng chế tài xử phạt đủ mạnh đảm bảo tính răn đe đối với các trường hợp cố tình vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các DN làm ăn chân chính.
Tính từ đầu năm đến 15/12, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đạt hơn 440 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Quỹ ngoại Dragon Capital vừa có báo cáo giao dịch cổ phiếu KDH của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền.
Theo thông tin tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Cảng Sài Gòn đặt mục tiêu lãi trước thuế tăng mạnh 40% trong năm 2025, đồng thời công bố kế hoạch đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường Vietcombank bầu bổ sung ông Lê Quang Vinh – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028, đồng thời miễn nhiệm với ông Nguyễn Mỹ Hào, người đã nghỉ hưu theo chế độ từ tháng 1/11/2024. Với các quyết định trên, HĐQT Vietcombank hiện vẫn có 9 thành viên.
Thực thi ESG đúng nghĩa là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong dài hạn. Những hành vi "tẩy xanh" không chỉ gây tổn hại đến thương hiệu mà còn làm suy giảm niềm tin của khách hàng và ảnh hưởng tiêu cực đến sự chuyển đổi của nền kinh tế.
Đại diện Công ty CP ASIA LIFE cho biết không có trang trại, vườn rau, mà chỉ có dây chuyền sản xuất. Đối với sản phẩm kẹo Kera, vị này cho biết là sản xuất theo "đơn đặt hàng" của Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt của Hằng Du Mục, Quang Linh
Hodeco vừa công bố thông tin về việc bị xử phạt hành chính do sai phạm trong kê khai thuế. Theo quyết định số 177/QĐ-XPHC ngày 17/1/2025 của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, doanh nghiệp này phải nộp bổ sung hơn 1,2 tỷ đồng vào Ngân sách Nhà nước.
Không chỉ là một xu hướng, báo cáo ESG hay báo cáo phát triển bền vững, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin với nhà đầu tư và tác động trực tiếp đến giá trị vốn hóa của doanh nghiệp.
Trong hai tháng đầu năm, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường ở mức cao lên tới 67.000 doanh nghiệp, bình quân mỗi ngày có tới 1.135 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh hoặc làm thủ tục giải thể, phá sản.
Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu Hương, Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán KBC), khi được cổ đông chất vấn về việc những năm qua luôn đặt kế hoạch cao nhưng đều không thực hiện được
CTCP Dược phẩm Trung ương 3 (HNX: mã chứng khoán DP3) vừa thông báo ngày 24/3 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2025 và tạm ứng cổ tức năm 2024.
Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) đã hoàn tất việc bán 4,4% cổ phần còn lại tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB). Việc CBA bán hết cổ phần tại VIB diễn ra trong bối cảnh VIB có những thay đổi về quy định sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày 5/3, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm công khai kết luận thanh tra đối với Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir và Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam.
Chỉ trong vòng 1 tháng qua, Novaland đã liên tục công bố thông tin chậm trả gốc, lãi trái phiếu. Mới đây, Novaland lại "khất nợ" hơn 900 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu.
Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại EU sẽ không còn bắt buộc thực hiện báo cáo môi trường hoặc chứng minh rằng họ không có giao dịch gián tiếp với các công ty có liên quan đến bóc lột lao động hoặc vi phạm nhân quyền. Ủy ban Châu Âu khẳng định rằng điều này không đồng nghĩa với việc nới lỏng quy định. Tuy nhiên, giới quan sát không đồng tình.
Từ ngày 11/2 đến 3/3/2025, VPS đã phát hành thành công 50 triệu trái phiếu. Với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, đợt phát hành này giúp VPS huy động được tổng cộng 5.000 tỷ đồng.
Grab đã mua lại Everrise từ quỹ đầu tư tư nhân Navis Capital Partners. Sau thâu tóm, công ty lên kế hoạch số hóa hoạt động của chuỗi siêu thị này và cung cấp dịch vụ giao hàng tạp hóa theo yêu cầu cho khách hàng.
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 651/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Xiong Lin (Việt Nam).
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM ngày 4/3 công bố báo cáo kết quả đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: mã chứng khoán DXG).
CTCP Điện lực GELEX (GELEX Electric – HoSE: GEE) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025.
Ngày 26/3 sẽ là ngày Vietcombank (VCB) chốt danh sách cổ đông dự họp ĐHĐCĐ thường niên 2025. Ngân hàng dự kiến sẽ tổ chức họp tại Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực VCB, Ecopark (Văn Giang, Hưng Yên).
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?