Trong báo cáo vừa gửi Chính phủ về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết số doanh nghiệp FDI báo lỗ chiếm hơn 56%.
Tại báo cáo vừa gửi Chính phủ về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) báo lỗ, lỗ lũy kế hoặc mất vốn chủ sở hữu tăng đáng kể về lượng và giá trị.
Theo thống kê của Bộ này tính đến cuối 2023 có khoảng 29.000 doanh nghiệp FDI, trong đó 16.292 công ty báo lỗ, chiếm hơn 56%. Số đơn vị kinh doanh sa sút tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm trước đó. Tức là, cứ hai doanh nghiệp FDI thì khoảng một công ty báo lỗ.
Cùng với đó, trên 18.140 doanh nghiệp lỗ lũy kế, trong khi số bị lỗ mất vốn chủ sở hữu là 5.091 đơn vị. Số này đều tăng khoảng 15% so với cùng kỳ.
Xét về giá trị, Bộ Tài chính cho biết các doanh nghiệp FDI lỗ khoảng 217.464 tỷ đồng trong 2023, tăng 32%. Họ lỗ lũy kế 908.211 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 241.560 tỷ.
Điều này được giải thích do khả năng sinh lời của khối ngoại giảm sút. Cụ thể, doanh thu của gần 29.000 doanh nghiệp FDI chỉ đạt 9,41 triệu tỷ đồng, thấp hơn 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế hơn 337.000 tỷ đồng, giảm gần 16%.
Cùng với kết quả kinh doanh này, tiền nộp ngân sách của các doanh nghiệp cũng giảm 2%, về 193.240 tỷ đồng năm 2023. Tổng tài sản khối doanh nghiệp FDI chi phối là 9,95 triệu tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 4,19 triệu tỷ đồng.
Bộ Tài chính đánh giá vốn FDI vẫn tăng trưởng, khi số đăng ký đạt 39,4 tỷ USD vào 2023, tăng hơn 34,5% so với cùng kỳ. Các nhà đầu tư ngoại giải ngân hơn 23 tỷ USD, tăng 3,5%. Tuy nhiên, phần lớn nguồn lực này tập trung vào các dự án quy mô đầu tư nhỏ và vừa
Các dự án sản xuất công nghiệp chủ yếu là nhập khẩu linh kiện, thiết bị để lắp ráp. Các dự án này có giá trị gia tăng thấp, công nghệ ở mức độ trung bình để tận dụng ưu đãi về thuế, mặt bằng và lao động giá rẻ. Trong khi đó, công nghiệp chế biến, chế tạo, bán lẻ hay bất động sản - các lĩnh vực vốn đóng góp lớn vào số thu ngân sách - lại mất đi vai trò động lực tăng trưởng khi đồng loạt giảm sút.
Bộ Tài chính đánh giá vốn FDI vẫn tăng trưởng, khi số đăng ký đạt 39,4 tỷ USD vào 2023, tăng hơn 34,5% so với cùng kỳ. Các nhà đầu tư ngoại giải ngân hơn 23 tỷ USD, tăng 3,5%. Tuy nhiên, phần lớn nguồn lực này tập trung vào các dự án quy mô đầu tư nhỏ và vừa.
Các dự án sản xuất công nghiệp chủ yếu là nhập khẩu linh kiện, thiết bị để lắp ráp. Các dự án này có giá trị gia tăng thấp, công nghệ ở mức độ trung bình để tận dụng ưu đãi về thuế, mặt bằng và lao động giá rẻ. Trong khi đó, công nghiệp chế biến, chế tạo, bán lẻ hay bất động sản - các lĩnh vực vốn đóng góp lớn vào số thu ngân sách - lại mất đi vai trò động lực tăng trưởng khi đồng loạt giảm sút.
Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, nhiều DN FDI báo lỗ liên tục nhiều năm nhưng vẫn mở rộng quy mô vốn đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều DN FDI có vốn đầu tư tại Việt Nam lớn, doanh thu cao, lợi nhuận trước thuế lớn nhưng mức đóng góp vào ngân sách nhà nước rất thấp.
Để quản lý chặt chẽ hơn nữa các DN FDI trong thời gian tới, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ tăng cường hoạt động rà soát, công tác kiểm tra, thanh tra đối với các dự án đầu tư đang hoạt động không hiệu quả hoặc có dấu hiệu vi phạm, gây thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước, tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế - xã hội.
Đồng thời, đẩy mạnh các biện pháp quản lý đối với những DN FDI có hoạt động không hiệu quả hoặc có dấu hiệu vi phạm, gây thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước, tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế - xã hội. Ngoài ra, có phương án đào tạo, tăng cường năng lực chuyên môn, quản lý cho các cơ quan, đơn vị có liên quan đến DN FDI đang hoạt động đầu tư tại địa phương.
Qua nghiên cứu hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, TS. Nguyễn Thị Thương, Trường Đại học KTQD cho rằng, cần hoàn thiện hành lang pháp lý về chống chuyển giá. Trước mắt, cần sửa đổi Nghị định số 132/2020/NĐ-CP theo hướng cho phép các DN chứng minh giao dịch cho vay theo nguyên tắc giao dịch độc lập bằng cách kê khai và lập hồ sơ so sánh với các giao dịch cho vay khác và/hoặc với mặt bằng lãi suất trên thị trường.
"Tuy nhiên, để phù hợp với bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế hiện nay, cần thiết phải có Luật Chống chuyển giá để có những quy định, chế tài cụ thể về vấn đề này", TS. Nguyễn Thị Thương đề xuất.
Theo đó, Luật nên quy định thời hạn thanh tra đối với hoạt động chuyển giá dài hơn so với thời hạn thanh tra thông thường để phù hợp theo tính chất phức tạp của hoạt động này; bổ sung quyền điều tra cho cơ quan thuế để đảm bảo việc thu thập thông tin và giá trị của các thông tin khi xử lý đối với các DN cố tình vi phạm; bổ sung thêm quy định về những kê khai thông tin giao dịch liên kết để đơn giản hóa cho DN trong việc kê khai và giảm bớt sức ép về nguồn nhân lực cho cơ quan thuế; xây dựng chế tài xử phạt đủ mạnh đảm bảo tính răn đe đối với các trường hợp cố tình vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các DN làm ăn chân chính.
URL: https://thitruongbiz.vn/hon-56-doanh-nghiep-fdi-bao-lo-trong-nam-2023-d27185.html
© thitruongbiz.vn