Giá vàng ngày 3/1

Tại thị trường thế giới lúc 9h sáng nay, giá vàng thế giới tại châu Á là 1.830,10 USD, giảm nhẹ 0,70 USD (0,04%).

Kết thúc phiên cuối tuần qua và cũng là phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021 giá vàng thế giới đóng cửa 1.830,80 USD/ounce.

Biểu đồ giá vàng ngày 3/1. Ảnh Kitco
Biểu đồ giá vàng ngày 3/1. Ảnh Kitco

Cụ thể, khảo sát về triển vọng hàng năm của giá vàng trên trang Kitco cho thấy, phần lớn nhà đầu tư ở Phố Wall (Mỹ) kỳ vọng giá vàng sẽ được đẩy lên mức cao kỷ lục mới vào năm 2022. Theo đó, gần 3.000 người đã tham gia cuộc khảo sát trực tuyến thường niên của chuyên trang phân tích về thị trường vàng Kitco, trong đó 54% người được hỏi tin rằng giá vàng sẽ ở mức trên 2.000 USD/ounce vào năm nay (tương đương khoảng 55,3 triệu đồng/lượng). Khoảng 20% ý kiến của nhà đầu tư cho rằng giá vàng sẽ giao dịch trong khoảng 1.900 - 2.000 USD/ounce.

Về phía các tổ chức tài chính quốc tế, nhiều ngân hàng cho rằng giá vàng sẽ giao dịch trong khoảng 1.800 – 2.000 USD/ounce. Yếu tố quan trọng nhất được họ cho rằng sẽ thúc đẩy giá vàng tăng mạnh là lãi suất thực. Dù Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) dự kiến tăng lãi suất 3 lần trong năm nay, nhiều nhà kinh tế dự đoán lạm phát sẽ duy trì mức trên 4%, nghĩa là lãi suất thực vẫn sẽ nằm trong vùng âm. Chính sách tiền tệ của Mỹ được xem là một trong những yếu tố nhạy cảm sẽ tác động mạnh tới giá vàng thời gian tới.

Trong số các ngân hàng dự đoán giá vàng đi lên, Goldman Sachs tỏ ra lạc quan khi cho rằng giá vàng có thể tăng trên 2.000 USD/ounce vào cuối năm nay. Trong khi đó, ngân hàng Wells Fargo kỳ vọng giá vàng có thể tìm kiếm mốc 2.000 USD/ounce.

Hiện giá vàng thế giới quy đổi theo tỉ giá niêm yết vào khoảng 50,6 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC trên 11 triệu đồng/lượng, trong khi chỉ thấp hơn giá vàng trang sức khoảng 600.000 đồng/lượng.

Giá vàng và tỷ giá ngoại tệ ngày 3/1: Vàng tăng vọt ngày đầu năm 2022, USD đi ngang

Giá vàng trong nước đã phục hồi mạnh những phiên cuối tuần nhờ thị trường thế giới tăng giá trong những phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021. Mở cửa phiên sáng nay, giá vàng trong nước tăng giá, vàng SJC tiến gần mốc 61 triệu.

Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM tăng 100 nghìn đồng mua vào và 150 nghìn đồng bán ra, đồng thời chinh phục mốc 61 triệu mua vào khi được niêm yết 61,05-61,80 triệu đồng/lượng.

Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội cũng tăng 50 nghìn đồng mua vào và 100 nghìn đồng chiều bán ra lên 60,95-61,75 triệu đồng/lượng.

Cùng chiều, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tăng 90 nghìn đồng chiều nhưng lại giảm nhẹ 10 nghìn đồng chiều bán ra: 52,68-53,33 triệu đồng/lượng.

Cũng tăng nhẹ 50 nghìn đồng hai chiều, giá vàng 9999 thương hiệu NPQ lên 52,45-53,15 triệu đồng/lượng mua vào bán ra…

Đầu phiên sáng nay, giá vàng trong nước niêm yết ở mức cao.

Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM 60,95-61,65 triệu đồng/lượng; Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội 60,90-61,65 triệu đồng/lượng.

Hai thương hiệu còn lại đều đã vượt qua mốc 53 triệu đồng. Trong đó, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu lên 52,59-53,34 triệu đồng/lượng. Và giá vàng 9999 thương hiệu NPQ cũng leo lên 52,40-53,10 triệu đồng/lượng mua vào bán ra…

Tỷ giá ngoại tệ ngày 3/1

Trên thị trường thế giới, USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác ở mức 95,635 điểm.

Đồng USD đi ngang trong bối cảnh cả thế giới đang trong kỳ nghỉ lễ năm mới.

Các chiến lược gia thị trường vẫn lạc quan về triển vọng chứng khoán nói chung trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 gia tăng. Các nghiên cứu mới cho thấy biến thể Omicron có nguy cơ nhập viện thấp hơn các biến thể Covid-19 khác và đây là tín hiệu có thể đại dịch sẽ sớm kết thúc.

Theo dữ liệu của Mastercard, doanh số bán hàng mùa lễ hội vọt 8,5% trong năm 2021 so cùng kỳ. Đây là tốc độ nhanh nhất tron 17 năm qua. Kết quả thu được bất chấp bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn, giá cả leo cao và biến thể Omicron hoành hành trong vài tuần mua sắm vừa qua.

Dự đoán triển vọng của đồng USD trong năm 2022, các nhà phân tích tại J.P. Morgan Global Research cho rằng, đồng bạc xanh có khả năng sẽ tăng 1,6%, đặc biệt là khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) kết thúc việc mua trái phiếu hàng tháng vào tháng 3 tới, đồng thời sẽ tiến hành tăng lãi suất ba lần. Ngoài ra, nhiều tổ chức tài chính hàng đầu dự báo kinh tế toàn cầu năm 2022 tăng trưởng 4% trong bối cảnh biến chủng Omicron đang được chứng minh ít gây ra bệnh tật nghiêm trọng. Điều này giúp giá USD duy trì ở mức cao.

Giá vàng và tỷ giá ngoại tệ ngày 3/1: Vàng tăng vọt ngày đầu năm 2022, USD đi ngang

Trên thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.145 đồng.

Tỷ giá USD hôm nay tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra: 22.650 đồng - 23.150 đồng.

Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra: 25.425 đồng - 26.998 đồng.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

Vietcombank: 22.610 đồng - 22.920 đồng

VietinBank: 22.645 đồng - 22.945 đồng

Tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

Vietcombank: 25.137 đồng - 26.546 đồng

VietinBank: 25.433 đồng - 26.478 đồng.