Giá tiêu hôm nay 7/6: Tiếp tục giảm khu vực Tây Nguyên và miền Nam
Giá tiêu hôm nay 7/6 ghi nhận tại Tây Nguyên và miền Nam tiếp tục giảm xuống dao động trong khoảng 70.500 - 73.500 đồng/kg |
Giá tiêu hôm nay 7/6: Khu vực Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu) vẫn cao nhất cả nước
Khảo sát thị trường giá nông sản tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ ghi nhận giá tiêu hôm nay 7/6 tiếp tục giảm dao động trong khoảng 70.500 - 73.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay lên mức 70.500 đồng/kg.
Tương tự tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 70.500 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước được ghi nhận cao nhất là tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với mức 73.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu được thu mua với mức 73.000 đồng/kg.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, 5 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 138.000 tấn hạt tiêu, tương đương 414 triệu USD, tăng 38,4% về khối lượng nhưng giảm 9,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Giá tiêu hôm nay 7/6: Thị trường thế giới tăng nhẹ
Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.581 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.350 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 6.091 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Sau vụ thu hoạch tại Việt Nam, thị trường thế giới hiện đang hướng sự quan tâm tới vụ thu hoạch ở Brazil và Indonesia.
Một báo cáo của Nedspice Group tháng 4/2023 nhận định, sản lượng của Indonesia đang giảm, với vụ mùa của Bangka và Lampung ước tính giảm 10 - 15%/năm. Sản lượng dự kiến của Indonesia hiện nay đứng ở mức 40 ngàn tấn, trong khi tiêu thụ nội địa khoảng 17 ngàn tấn, để lại khoảng 20 ngàn tấn xuất khẩu.
Cũng giống như nhiều nông dân ở Việt Nam, Indonesia và Brazil đang chuyển hướng bỏ tiêu, chuyển sang cây trồng có lợi nhuận cao hơn. Ở Indonesia, họ đang chuyển sang cọ, cao su và cà phê. Tương tự như vậy, ở Brazil, nông dân đang tập trung vào acais và cà phê thay vì hồ tiêu. Sự suy giảm liên tục trong sản xuất toàn cầu đã dẫn đến giảm mức dự trữ toàn cầu.