Giá lợn hơi ngày 24/8

Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi hôm nay điều chỉnh tăng/giảm trái chiều tại nhiều tỉnh thành và dao động trong khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi hạ nhẹ một giá, thương lái tại Yên Bái, Lào Cai cùng thu mua lợn hơi ở mức 65.000 đồng/kg, ngang bằng với Hà Nam. Đây cũng là mức lợn hơi thấp nhất khu vực. Tương tự, cùng giảm 1.000 đồng/kg, tại Vĩnh Phúc và Tuyên Quang cùng thu mua lợn hơi với giá 68.000 đồng/kg. Tại Hà Nội, giá lợn hơi hôm nay điều chỉnh giao dịch xuống còn 68.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Ở chiều ngược lại, giá lợn hơi hôm nay tại tỉnh Phú Thọ nhích nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 68.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong khu vực không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, mức giá lợn hơi cao nhất khu vực 70.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hưng Yên, Thái Bình.

Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá lợn hơi đi ngang so với ngày trước đó và dao động trong khoảng 63.000 - 70.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá thấp nhất tiếp tục được chứng kiến tại Đắk Lắk là 63.000 đồng/kg. Nhỉnh hơn một giá ở mức 64.000 đồng/kg gồm có Quảng Bình và Lâm Đồng. Mức giá lợn hơi cao nhất khu vực 70.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bình Thuận, Ninh Thuận. Các tỉnh thành còn lại hiện đang giao dịch ổn định trong khoảng 66.000 - 67.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi hôm nay tăng/giảm trái chiều với mức điều chỉnh từ 1.000 - 3.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 62.000 - 70.000 đồng/kg. Theo đó, thương lái tại Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh hiện đang thu mua lợn hơi chung giá 66.000 đồng/kg sau khi tăng lần lượt 1.000 - 2.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, sau khi giảm 2.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Hậu Giang, Cà Mau lần lượt ở mức 62.000 đồng/kg và 68.000 đồng/kg. Cùng ghi nhận ở mức 62.000 đồng/kg, giá lợn hơi hôm nay tại Sóc Trăng giảm 3.000 đồng/kg so với ngày trước đó. Còn tại Bến Tre, giá lợn hơi hôm nay ở mức 64.000 đồng/kg sau khi giảm nhẹ 1.000 đồng/kg.

Giá thực phẩm ngày 24/8: Thịt lợn biến động trái chiều, lúa đồng loạt tăng giá

Giá lúa gạo ngày 24/8

Giá lúa gạo ngày 24/8 đồng loạt tăng với nhiều chủng loại lúa. Cụ thể, nếp tươi An Giang tăng 100 đồng/kg lên mức 5.900 – 6.100 đồng/kg; nếp tươi Long An tăng 50 đồng/kg lên mức 6.300 – 6.550 đồng/kg; lúa IR 504 tăng 100 đồng/kg lên mức 5.400 – 5.600 đồng/kg.

Với các chủng loại lúa còn lại, giá không có biến động. Theo đó, lúa Đài thơm 8 5.800 – 6.000 đồng/kg; lúa OM 18 5.800 – 6.000 đồng/kg; Nàng hoa 9 duy trì ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 5.500 – 5.600 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg; nếp An Giang khô 7.500 – 7.600 đồng/kg; nếp Long An khô 7.700 đồng/kg.

Trái ngược với mặt hàng lúa, giá gạo thành phẩm hôm nay điều chỉnh giảm 50 đồng/kg. Cụ thể, giá gạo thành phẩm 8.600 – 8.650 đồng/kg. Trong khi đó, giá gạo nguyên liệu duy trì ổn định ở mức 8.000 – 8.050 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm duy trì ở mức 8.400 đồng/kg; cám khô giảm 150 đồng/kg xuống còn 8.000 – 8.100 đồng/kg.

Giá thực phẩm ngày 24/8: Thịt lợn biến động trái chiều, lúa đồng loạt tăng giá

Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu duy trì ổn định. Hiện giá gạo 5% tấm ở mức 393 USD/tấn; gạo 25% tấm 378 USD/tấn, gạo 100% tấm 383 USD/tấn.

Theo các doanh nghiệp, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, khi nhu cầu gạo từ Philippines ngày càng tăng, cùng với nhu cầu nhập khẩu trở lại từ Trung Quốc.

Từ đầu năm 2022, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, hậu quả của đại dịch Covid-19, căng thẳng giữa Nga-Ukraine và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, là một trong những mối quan tâm lớn nhất của người dân trên toàn thế giới. Hơn nữa, sự gia tăng mạnh mẽ của giá lúa mì trong giai đoạn tháng 06/2020 và tháng 05/2022 đã dẫn đến xu hướng sử dụng một số thực phẩm bằng gạo có giá thành rẻ hơn để thay thế lúa mì. Do đó, nhu cầu gạo toàn cầu đã tăng mạnh trong nửa đầu năm 2022.