Giá lợn hơi ngày 1/9

Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi hôm nay giảm nhẹ và dao động trong khoảng 65.000 - 69.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Hưng Yên, giá lợn hơi hôm nay giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 69.000 đồng/kg. Với mức này, giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc đã tuột khỏi mốc 70.000 đồng/kg. Mức giá 69.000 đồng/kg cũng được ghi nhận tại Lào Cai, Phú Thọ và Thái Bình. Trong khi đó, mức giá thấp nhất khu vực 65.000 đồng/kg được ghi nhận tại Yên Bái, Hà Nam. Các địa phương khác, giá lợn hơi hôm nay phổ biến quanh mức 66.000 - 68.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá lợn hơi hôm nay điều chỉnh giảm rải rác ở một vài nơi và dao động trong khoảng 60.000 - 67.000 đồng/kg. Theo đó, thương lái tại Bình Thuận hiện đang giao dịch lợn hơi với giá 63.000 đồng/kg, giảm nhẹ một giá so với ngày hôm qua. Tương tự, mức giá thấp nhất được ghi nhận tại Đắk Lắk là 60.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg, ngang bằng với Ninh Thuận. Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa hiện giá lợn hơi ở mức 67.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.

Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi hôm nay cũng điều chỉnh giảm từ 1.000 - 3.000 đồng/kg theo xu hướng thị trường và dao động trong khoảng 60.000 - 67.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại An Giang đang ở mức 66.000 đồng/kg, ngang bằng Đồng Tháp và Vĩnh Long. Ghi nhận mức giảm 2.000 đồng/kg, thương lái tại Sóc Trăng, Hậu Giang đang thu mua lợn hơi với giá 60.000 đồng/kg còn tại Tây Ninh đang ở mức 63.000 đồng/kg. Tương tự, tỉnh Cà Mau giảm cao nhất 3.000 đồng/kg, hiện đang neo tại mức 67.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá cao nhất khu vực.

Giá thực phẩm ngày 1/9: Thịt lợn giảm nhẹ, lúa gạo ổn định
Ngày 1/9, giá lợn hơi ghi nhận mức giảm rải rác tại các tỉnh thành trên cả nước, trong đó, mức giảm mạnh nhất 3.000 đồng/kg. Ảnh minh hoạ.

Trên thị trường thế giới, theo Hiệp hội thịt ABPA, xuất khẩu thịt lợn của Brazil (gồm tất cả các sản phẩm tươi sống và chế biến) trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt 606.500 tấn, tương đương 1,337 tỷ USD, giảm 8,9% về lượng và giảm 16,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Riêng tháng 7/2022 đạt 96.300 tấn, tương đương 222,4 triệu USD, giảm 6,2% về khối lượng và giảm 9,7% về trị giá so với tháng 7/2021.

Thịt lợn của Brazil xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc, đạt 38.400 tấn trong tháng 7/2022 (giảm 24,4%). Đứng thứ hai là Philippines 8.200 tấn (tăng 238,2%); Thái Lan, với 5.000 tấn (tăng 2149,7%) và Uruguay 4.100 tấn (tăng 7,8%); Trung Quốc đạt 40.000 tấn và sẽ vẫn duy trì trong những tháng tới và cao hơn khối lượng thực tế trong nửa đầu năm nay. Bên cạnh đó, còn xuất khẩu sang Philippines, Hoa Kỳ, Thái Lan và Nhật Bản trên 90.000 tấn mỗi tháng kể từ tháng 3/2022 và xu hướng này sẽ duy trì đến cuối năm 2022.

Giá lúa gạo ngày 1/9

Giá lúa gạo hôm nay 1/9 chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng hôm qua. Cụ thể, lúa Đài thơm 8 5.800 – 6.000 đồng/kg; lúa OM 18 5.800 – 6.000 đồng/kg; IR 504 5.400 – 5.500 đồng/kg; Nàng hoa 9 duy trì ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 5.500 – 5.600 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg;

Với mặt hàng nếp, nếp tươi An Giang 6.000 – 6.300 đồng/kg; nếp tươi Long An 6.300 – 6.600 đồng/kg; nếp An Giang khô 7.500 – 7.600 đồng/kg; nếp Long An khô 7.700 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm duy trì ổn định. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu IR 504 đang ở mức 8.000 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 giữ ở mức 8.550 – 8.600 đồng/kg. Tương tự, giá phụ phẩm cũng không có biến động, tấm ở mức 8.400 đồng/kg, cám khô 7.800 – 7.900 đồng/kg.

Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.

Giá thực phẩm ngày 1/9: Thịt lợn giảm nhẹ, lúa gạo ổn định
Ngày 1/9, giá lúa gạo duy trì ổn định. Thị trường gạo dự kiến sẽ sớm khởi sắc nhờ nhu cầu từ các nước. Ảnh minh hoạ.

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu tiếp đà đi ngang. Hiện giá gạo 5% tấm ở mức 393 USD/tấn; gạo 25% tấm 378 USD/tấn, gạo 100% tấm 383 USD/tấn.

Hiện nay Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Việt Nam là những nguồn cung gạo chính trên thị trường thế giới. Trong khi Ấn Độ và Pakistan có thế mạnh ở phân khúc gạo giá rẻ, Thái Lan và Việt Nam chiếm lĩnh thị trường ở phân khúc cao cấp. Kể từ đầu năm, nhờ lợi thế giá rẻ, gạo Pakistan đã một lần (tháng 6) tăng giá mạnh nhờ thị trường Trung Quốc tăng mua. Gạo Thái Lan có đến 2 lần tăng giá vào tháng 5 và đầu tháng 8 nhờ vào các hợp đồng từ thị trường Trung Đông, giá gạo Thái hiện khoảng 420 USD/tấn. Đáng nói, giá gạo Việt Nam thì giảm kéo dài và hiện chỉ ở mức 393 USD/tấn. Nguyên nhân được cho là nguồn dự trữ dồi dào ở nhiều nước. Một nguyên nhân quan trọng nữa, theo các thương nhân xuất khẩu gạo, giá gạo Việt Nam khá cao làm giảm sức cạnh tranh so với các nguồn cung khác.

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), dự báo giá gạo Việt Nam và thế giới sẽ sớm khởi sắc nhờ tình trạng thiên tai, đặc biệt là khô hạn, kỷ lục diễn ra trên diện rộng ở nhiều nơi trên thế giới, làm mùa vụ thu hẹp và sản lượng giảm. Những yếu tố này sẽ thúc đẩy các nhà nhập khẩu sớm quay lại thị trường, có thể là trong nửa đầu tháng 9.