Giá thịt lợn hơi ngày 16/12

Giá thịt lợn mát Meat Deli từ trang vinmart.com ghi nhận ổn định so với ngày hôm trước. Hiện mức giá đang bán dao động trong khoảng 129.900 - 189.900 đồng/kg.

Trong đó, thịt đùi lợn và nạc dăm đang có giá bán lần lượt là 149.900 đồng/kg và 169.900 đồng/kg.

Giá thịt lợn tại Công ty Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền xuất hiện điều chỉnh tăng 10.000 đồng/kg đối với sườn non và sườn già, đang có giá bán lần lượt là 14.000 đồng/kg và 93.000 đồng/kg. Hiện mức giá đang bán trong khoảng 56.000 - 140.000 đồng/kg.

Trong đó, mỡ lợn và nạc đùi đang có giá bán lần lượt là 56.000 đồng/kg và 87.000 đồng/kg.

Giá thực phẩm ngày 16/12: Cà chua tăng giá cao kỷ lục, giá thịt lợn leo thang ở các cửa hàng bán lẻ

Cập nhật giá lợn hơi trong nước

Tại khu vực miền Bắc, giá thu mua điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Cụ thể, hai tỉnh Nam Định và Phú Thọ điều chỉnh giao dịch xuống mức 49.000 đồng/kg. Mức giao dịch thấp nhất trong khu vực hiện tại là 47.000 đồng/kg, được chứng kiến tại tỉnh Lào Cai.

Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, thị trường lợn hơi điều chỉnh giảm ở một vài nơi. Theo đó, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, thương lái tại Quảng Trị và Quảng Ngãi đang giao dịch lợn hơi chung mức 49.000 đồng/kg, ngang bằng với Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định,...

Các tỉnh thành còn lại không ghi nhận thay đổi mới trong ngày hôm nay. Hiện tại, giá thu mua lợn hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 49.000 - 51.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, một số địa phương chứng kiến giá thu mua đồng loạt lặng sóng. Hiện tại, TP HCM, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang và Bạc Liêu đang thu mua lợn hơi với giá cao nhất khu vực là 51.000 đồng/kg.

Hầu hết các tỉnh thành còn lại đều đang giao dịch quanh mức trung bình là 49.000 đồng/kg. Giá lợn hơi khu vực miền Nam hôm nay đang dao động trong khoảng 47.000 - 51.000 đồng/kg.

Giá lúa gạo ngày 16/12

Tại An Giang, giá lúa OM 5451 hôm nay giảm 100 đồng, xuống còn 5.600 - 5.800 đồng/kg. Các giống lúa khác không có biến động gồm: Nếp vỏ tươi 5.100 - 5.200 đồng/kg; nếp Long An (tươi) 5.400 - 5.500 đồng/kg; OM 380 tươi 5.400 - 5.600 đồng/kg; Lúa OM 18 giá 6.000 đồng/kg; OM 5451 ổn định 5.600 - 5.800 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 6.100 - 6.200 đồng/kg; IR 50404 duy trì 5.400 - 5.500 đồng/kg; Đài thơm 8 là 6.000 - 6.200 đồng/kg.

Nếp Long An (khô) 7.000 đồng/kg; Lúa IR 50404 (khô) 6.500 đồng/kg; Lúa Nàng Nhen (khô) 11.500 - 12.000 đồng/kg; nếp vỏ (khô) 6.600 - 6.900 đồng/kg.

Trong khi đó, giá gạo xu hướng ổn định sau khi giảm nhẹ. Hiện gạo NL IR 504 ở mức 7.500 - 7.600 đồng/kg; gạo TP IR 504 vẫn giữ giá ở mức 8.300 đồng/kg; tấm 1 IR 504 là 7.100 đồng/kg và cám vàng là 7.400 đồng/kg.

Giá thực phẩm ngày 16/12: Cà chua tăng giá cao kỷ lục, giá thịt lợn leo thang ở các cửa hàng bán lẻ

Giá lúa gạo hôm nay 16/12/2021 ghi nhận tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay xu hướng giảm với lúa OM 5451, trong khi đó giá gạo nguyên liệu và thành phẩm đi ngang.

Tại các chợ lẻ, giá gạo tiếp tục giữ giá ổn định gồm: Gạo thường 11.500 - 12.000 đồng/kg; Nếp ruột 13.000 - 14.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Gạo Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; Gạo Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 14.000 - 15.000 đồng/kg; Cám 7.000 - 8.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 18.000-19.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam có phiên điều chỉnh giảm thêm 5 USD/tấn với gạo 5% tấm, xuống còn 403-407 USD/tấn; Gạo 25% tấm giảm 5 USD, xuống mức 380-384 USD/tấn.

Trái với các loại gạo trên, gạo Jasmine lại điều chỉnh tăng 10 USD/tấn, lên mức 568-572 USD/tấn. Riêng gạo 100% tấm đi ngang, ở mức 325-329 USD/tấn.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, trong tháng 11/2021 xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường đạt 566.358 tấn, trị giá 296,40 triệu USD, giảm 8,4% về lượng và giảm 7,9% về trị giá, lũy kế đến hết tháng 11/2021, xuất khẩu gạo đạt 5.748.064 tấn, trị giá 3,03 tỷ USD, tăng 0,8% về lượng và tăng 7,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Gạo thơm là sản phẩm xuất khẩu chính trong các mặt hàng gạo, ước tính chiếm 41,3% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo trong 10 tháng năm 2021.

Giá rau củ quả ngày 16/12

Các thương lái vào vườn báo giá mít Thái hôm nay tại Tiền Giang như sau: mít Nhất 12.000 đồng/kg, mít Nhì 5.000 đồng/kg, mít Kem lớn 5.000 đồng/kg.

Mít Ba, mít Kem nhỏ và mít chợ được các thương lái mua với giá từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Giá mít tại vựa cao hơn mứa giá trên 2.000 đồng/kg.

Một số vựa cho hay, giá mít Thái chưa có tín hiệu tăng trong vài ngày tới. Hiện các vựa đang ưu tiên mua mít Kem.

Tuy nhiên, hiện vấn nạn ùn ứ xe tại cửa khẩu, phải mất rất nhiều thời gian các xe hàng mới có thể chở hàng tới các chợ ở Trung Quốc để bán gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông sản nước ta trong đó có mít Thái.

Giá thực phẩm ngày 16/12: Cà chua tăng giá cao kỷ lục, giá thịt lợn leo thang ở các cửa hàng bán lẻ
Giá cà chua tằng cao kỷ lục.

Khoảng hơn một tuần nay, giá cà chua tại Hà Nội bỗng dưng tăng gấp đôi so với trước khiến nhiều bà nội trợ ngạc nhiên.

Cà chua trước giờ là loại quả có giá thành tương đối rẻ, một mặt hàng bình dân ít biến động. Tuy nhiên, khoảng 10 ngày qua, giá cà chua tại Hà Nội bỗng dưng tăng gấp 2, 3 lần so với lúc trước.

Theo đó, hiện cà chua tại các chợ truyền thông có giá dao động từ 60.000 đồng/kg trở lên, nhiều chị em nội trợ vô cùng sửng sốt với giá này, giá cà chua hiện tại thậm chí cao hơn thời điểm đỉnh dịch Covid-19.

Theo khảo sát tại các chợ, giá cà chua đang dao động quanh mốc cao kỷ lục 50.000 - 60.000 đồng/kg, trong khi 1 tuần trước giá chỉ ở mức 28.000 - 30.000. Thậm chí, tại một số chợ giá còn lên đến 65.000 đồng/kg.

Giá cà chua tại các siêu thị có phần nhỉnh hơn ở mức 52.000 - 62.000 đồng/kg loại cà chua thông thường và cà chua bi. Vì giá cà chua tăng cao, khó bán nên nhiều tiểu thương chỉ nhập số lượng ít hoặc tạm dừng nhập chờ giá hạ nhiệt.

Việc cà chua khan hiếm đẩy giá lên cao xuất phát từ 3 nguyên nhân chính. Cụ thể, ảnh hưởng thời tiết và dịch Covid-19 đã tác động đến tâm lý trồng trọt của người dân.

Thời tiết thất thường cùng những cơn mưa lớn vào đầu đông khiến đất nhiễm bệnh và cây giống chết nhiều, sâu bệnh cũng làm cà chua chậm phát triển.

Thêm vào đó, năm nay dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, bà con dè dặt không dám trồng cà chua nhiều vì sợ không tiêu thụ được. Nhiều vườn đã bỏ đất trống hoặc chuyển sang canh tác loại quả khác.

Một lý do nữa là do Trung Quốc đang hạn chế xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu với phương châm “zero covid”. Việc Trung Quốc đóng biên làm cho lượng cà chua nhập khẩu giảm mạnh gây ảnh hưởng đến nguồn cung trong nước.

Hiện nhiều nhà vườn đã trồng cà chua trở lại nhưng đợt này chưa thể thu hoạch được, quả vẫn còn xanh. Dự báo phải qua Tết Nguyên đán thì sản lượng cà chua mới dồi dào trở lại.