Giá dầu Brent đã vượt ngưỡng 65 USD/thùng, tăng 2,35% lên 65,41 USD/thùng; trong khi dầu WTI cũng ghi nhận mức tăng 2,41%, lên 62,49 USD/thùng.
Theo ghi nhận của MXV, giá dầu tiếp tục duy trì đà tăng nhờ tâm lý lạc quan của thị trường sau thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung, trước khi những lo ngại về dư thừa nguồn cung quay trở lại.
Kết thúc tuần, giá dầu Brent đã vượt ngưỡng 65 USD/thùng, tăng 2,35% lên 65,41 USD/thùng; trong khi dầu WTI cũng ghi nhận mức tăng 2,41%, lên 62,49 USD/thùng.
Sau khi thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Vương quốc Anh được công bố ngày 8/5 tạo tâm lý lạc quan cho giới đầu tư, thị trường tiếp tục đón nhận thêm thông tin tích cực vào đầu tuần mới. Theo đó, sau cuộc đàm phán cuối tuần trước, Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí đồng thời giảm mạnh mức thuế áp lên hàng hóa nhập khẩu của nhau, với hiệu lực tạm thời trong 90 ngày. Cụ thể, Mỹ giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống còn 30%, trong khi Trung Quốc cũng hạ thuế với hàng hóa Mỹ từ 125% xuống 10%. Dù chỉ là thỏa thuận tạm thời, những động thái hạ nhiệt căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tạo hiệu ứng tích cực, giúp nhiều thị trường, trong đó có thị trường năng lượng, khởi sắc trở lại sau thời gian dài căng thẳng thương mại.
Bên cạnh đó, những chỉ báo về lạm phát của Mỹ cũng góp phần hỗ trợ giá dầu. Theo đó, chỉ số CPI tháng 4 tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021, làm gia tăng kỳ vọng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm cắt giảm lãi suất.
Những thông tin tích cực từ hai quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới đã trở thành động lực chính thúc đẩy giá dầu tăng mạnh trong phần lớn tuần qua. Tuy nhiên, tâm lý thị trường nhanh chóng đảo chiều khi lo ngại về nguy cơ dư thừa nguồn cung toàn cầu xuất hiện ở các phiên giao dịch cuối tuần. Những lo ngại này xuất phát từ tiến triển mới trong đàm phán giữa Mỹ và Iran, cùng các báo cáo cập nhật từ các tổ chức năng lượng lớn trên thế giới.
Ngày 15/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ và Iran đã giải quyết được nhiều bất đồng trong các vòng đàm phán trước và đang tiến rất gần tới một thỏa thuận mới liên quan chương trình hạt nhân của Tehran. Nếu đạt được thỏa thuận đi kèm với việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, nguồn cung dầu từ Iran – quốc gia sản xuất lớn thứ ba trong OPEC – có thể quay trở lại thị trường quốc tế, với ước tính khoảng 800.000 thùng/ngày được bổ sung.
Cùng với đó, quyết định tăng sản lượng bất thường của OPEC+ càng làm dấy lên lo ngại về chênh lệch cung cầu trên thị trường dầu mỏ. Theo báo cáo tháng 5/2025 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nguồn cung dầu toàn cầu dự kiến tăng nhanh hơn nhu cầu, với mức tăng 1,6 triệu thùng/ngày trong năm nay, trong khi tăng trưởng nhu cầu chỉ đạt 740.000 thùng/ngày. Điều này đã kéo giá hai mặt hàng dầu giảm hơn 2% trong phiên 15/5. Trước đó, các báo cáo về việc dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng mạnh từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) và Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cũng tạo áp lực giảm giá lớn trong phiên 14/5.
Sang phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu phục hồi trở lại khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang, đặc biệt là các vụ tấn công của lực lượng Houthi vào Israel, cùng với báo cáo về sự sụt giảm số lượng giàn khoan dầu tại Mỹ. Thị trường cũng chú ý đến cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ – dù chưa đạt kết quả nổi bật, đây vẫn là cuộc đối thoại trực tiếp đầu tiên giữa hai bên trong ba năm qua, góp phần gia tăng biến động trên thị trường năng lượng toàn cầu.
Phát biểu tại Doha trong lúc đang thăm Qatar - một trạm dừng chân trong chuyến công du Trung Đông - ông Trump nói Mỹ đang tiến gần tới đạt một thỏa thuận hạt nhân với Iran. “Chúng tôi đang đàm phán rất nghiêm túc với Iran về hòa bình trong dài hạn”, ông nhấn mạnh.
Công ty TNHH Nhất Nhất bị xử phạt 200 triệu đồng vì đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về một số sản phẩm, nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác.
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) cảnh báo rằng xuất khẩu trong khu vực, chiếm gần một nửa thương mại toàn cầu, sẽ chững lại rõ rệt trong năm nay, sau khi Mỹ công bố các biện pháp áp thuế mới.
Theo dự báo mới nhất từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam có khả năng nhập khẩu tới 4 triệu tấn gạo trong năm 2025, qua đó vươn lên vị trí thứ 2 trong danh sách các quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ sau Philippines.
Tính chung 4 tháng đầu năm nay, theo thống kê của VAMA, ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đạt 52.870 xe (tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái), còn xe lắp ráp trong nước là 48.964 xe (tăng 13%)
Giá lúa gạo hôm nay (13/5) tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định. Thị trường lượng ít, gạo các loại bình ổn, một số mặt hàng lúa tươi tiếp đà giảm.
Giá cà phê trong nước tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên hôm nay tiếp đà giảm, mức giảm từ 400 - 500 đồng/kg so với hôm qua; xu hướng thị trường "ảm đạm" cùng với nhiều phiên giảm liên tiếp trước đó đã đưa giá cà phê trong nước về dưới mức 130.000 đồng/kg.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Giá lợn hơi cả nước ngày 9/5, bất ngờ tăng vọt tại hầu hết các địa phương. Giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg tại nhiều tỉnh thành.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?