Giá cà phê ngày 16/11

Tại thị trường trong nước, giá cà phê quay đầu giảm nhẹ 200 đ/kg so với hôm qua.

Cụ thể, tại huyện Di Linh, Bảo Lộc và Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng hôm nay đang thu mua ở giá 40.200 đ/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk), giá cà phê hôm nay giữ ở mức 41.100 đ/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk) và Buôn Hồ (Đắk Lắk), giá cà phê hiện cùng giữ mức 41.000 đ/kg.

Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp của tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay lần lượt thu mua ở mức 41.000 và 41.000 đ/kg.

Giá cà phê hôm nay tại Chư Prông tỉnh Gia Lai đang ở mức 41.000 đ/kg, ở Pleiku và La Grai cùng mức 41.000 đ/kg. Còn, giá cà phê tại tỉnh Kon Tum đang thu mua với mức 41.000 đ/kg.

Giá cà phê trong nước hôm nay 16/11 giảm nhẹ. Ảnh minh họa
Giá cà phê trong nước hôm nay 16/11 giảm nhẹ. Ảnh minh họa

Tại thị trường thế giới, giá cà phê hôm nay 16/11 biến động trái chiều ở 2 sàn giao dịch lớn.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London giao tháng 1/2022 giảm 13 USD/tấn ở mức 2.264 USD/tấn, giao tháng 3/2022 giảm 13 USD/tấn ở mức 2.209 USD/tấn.

Còn giá cà phê Arabica trên sàn New York giao tháng 12/2021 tăng 3,05 cent/lb ở mức 222,75 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 3,05 cent/lb ở mức 225 cent/lb.

Hiện giá cà phê trên sàn New York đang cao nhất 10 năm qua trước lo ngại các nhà sản xuất cà phê tại Nam Mỹ chậm giao hàng 300.000 tấn ra thị trường. Và nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt, trong khi các phân tích kỹ thuật đều cho thấy xu hướng tăng giá.

Dù các nước sản xuất Robusta đang tiến hành thu hoạch để cung cấp cho thị trường Lodon đang thiếu nguồn cung, nhưng trước diễn biến phức tạp của Covid-19 và vấn đề logistics vẫn còn kéo dài, thì ít nhất phải tới nửa sau năm 2022 mới có thể giảm bớt.

Giá hồ tiêu ngày 16/11

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 82.500 – 85.000 đ/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 82.500 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (83.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (83.000 đ/kg); Bình Phước (84.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 85.000 đ/kg.

Giá hồ tiêu đi ngang. Ảnh minh họa
Giá hồ tiêu đi ngang. Ảnh minh họa

Đà giảm của giá tiêu đã tạm dừng, tuy nhiên, 2 tuần suy giảm liên tiếp đẩy giá tiêu trong nước mất 4.000 - 4.500 đồng/kg so với đầu tháng.

Dù vậy, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam từ đầu tháng vẫn giữ nguyên, không giảm sâu. Điều này giúp thị trường có niềm tin giá tiêu sẽ tăng, bởi đà giảm của thị trường trong nước mạnh như vừa qua là do giới đầu cơ xả hàng thu hồi vốn. Trong khi nguồn cung vẫn thiếu hụt và nhu cầu cuối năm vẫn có.

Theo các chuyên gia, giá tiêu những tháng cuối năm đang bị đe dọa bởi mối lo ngại lạm phát và tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp tại các quốc gia.

Giá xăng dầu, giá lương thực thực phẩm, giá vận tải tăng cao sẽ tiếp tục đẩy giá các mặt hàng, trong đó có hồ tiêu tăng cao. Nhưng phần tăng thêm sẽ chủ yếu để bù đắp chi phí, còn doanh nghiệp, người nông dân được hưởng lợi ít.

Chỉ có những nơi đầu cơ, gom hàng từ khi tiêu 34.000 đồng/kg, rồi mốc 50.000 đồng/kg, bây giờ, khi tiêu lên mức 90.000 đồng/kg thì bán mạnh để chốt lời. Đó mới là những người hưởng lợi nhiều nhất.

Hiện nay, chi phí sản xuất tăng cao, nhất là phân bón đang khiến người dân lo ngại trước vụ thu hoạch tiêu 2022.

10 tháng đầu năm 2021, khối lượng xuất khẩu của Việt Nam đạt tổng cộng 229.736 tấn tiêu các loại, giảm 11.969 tấn, tức giảm 4,95 % so với khối lượng xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2020. Về xuất khẩu, giá trị kim ngạch 10 tháng đầu năm 2021 đạt tổng cộng 791,72 triệu USD, tăng 248,78 triệu USD, tức tăng 45,82 % so với cùng kỳ.

Lũy tiến từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 21.977 tấn, trong đó tiêu đen đạt 16.322 tấn, tiêu trắng đạt 5.655 tấn, so với cùng kỳ 2020 lượng nhập khẩu giảm 29,1%.

Trên thị trường thế giới, theo trang Mathrubhumi, việc nới lỏng các biện pháp hạn chế Covid-19 đã tạo động lực mới cho giá tiêu đen tại Ấn Độ.

Trong vòng một tuần cuối tháng 10, giá tiêu đen đã tăng 41 rupee/kg, đặc biệt là tăng 21 Rupee/kg chỉ trong vòng hai ngày 28/10 và 29/10.

Theo đó, giá tiêu chưa phân loại được điều chỉnh lên mức 452 rupee/kg, và giá loại đã được cắt xén ở mức cao hơn là 472 Rupee/kg.

Các thương gia cho biết, những lo ngại về Covid-19 đã dịu đi và cuộc sống của người dân đang bình thường trở lại. Đây có thể được coi là lý do cho việc tăng giá.

Việc các khách sạn mở cửa trở lại, các sự kiện xã hội bắt đầu nhộn nhịp và sự hồi sinh của thị trường cũng là những lý do khiến giá cả tăng vọt. Đồng thời, các công ty Masala đã hoạt động trở lại và đang tích trữ hạt tiêu.