Giá cà phê ngày 12/11

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.900 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.700 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.700 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.600 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.700 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.600 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.600 đồng/kg.

Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm tăng 800 - 900 đồng/kg so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Ảnh minh họa
Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm tăng 800 - 900 đồng/kg so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Ảnh minh họa

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 tăng 77 USD/tấn ở mức 2.292 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 62 USD/tấn ở mức 2.227 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 tăng 6,9 cent/lb ở mức 210,9 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 6,6 cent/lb ở mức 213,3 cent/lb. Trong phiên vừa qua, giá Robusta có lúc chạm mốc 2.300 USD/tấn. Giá Arabica tăng mạnh khi đồng Real của Brazil tốt lên làm động lực cho giá cà phê 2 sàn.
Một nguyên nhân khác, hiện chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ và EU đang tăng rất cao, đẩy dòng tiền về sàn vàng và các thị trường nông sản để giữ vốn, nhờ đó cà phê được hưởng lợi. Tình trạng "vắt giá" trên sàn London tiếp tục bị nới rộng do lo ngại nguồn cung cà phê từ Việt Nam.
Thời tiết vùng cà phê Tây nguyên hiện đang thiếu nắng làm quả cà phê chín chậm, trong bối cảnh lực lượng nhân công thiếu hụt đã đẩy tiền lương thu hái lên rất cao. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam, nhà sản xuất Robusta hàng đầu thế giới, trong tháng 10/2021 giảm 1,1% so với tháng 9, đưa xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm giảm 4,2% so với cùng kỳ.

Thực tế cho thấy, niên vụ 2021, hàng trăm nghìn hécta cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên có thể sẽ thu hoạch không kịp thời vụ, nguy cơ ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng do tình trạng “khát” nhân công lao động vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Giá hồ tiêu ngày 12/11

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 85.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (85.500 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (86.000 đ/kg); Bình Phước (86.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 87.500 đ/kg.

Giới quan sát nhận định đợt điều chỉnh giảm khi giá chạm mốc 90.000 đồng/kg khả năng đã kết thúc.

Hồ tiêu là một trong số những mặt hàng ít chịu ảnh hưởng từ tình hình tài chính, tiền tệ, tỷ giá USD, mà chủ yếu thị trường được điều chỉnh bởi yếu tố cung - cầu.

Thị trường hồ tiêu hôm nay ổn định. Ảnh minh họa
Thị trường hồ tiêu hôm nay ổn định. Ảnh minh họa

Hiệp Hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ước tính sản lượng hồ tiêu toàn cầu đạt 574.000 tấn trong năm 2021, giảm 3% so với năm trước. Trong đó sản lượng của Việt Nam giảm 8%, và dự kiến còn giảm trong năm tới do nhiều năm liền nông dân bỏ bê, không chăm sóc. Cùng với đó là tình hình thời tiết bất lợi giai đoạn vừa qua làm năng suất giảm.

Bên cạnh đó, chi phí sản xuất tăng cao, giá nguyên liệu sản xuất như phân bón tăng trên 100% đang dẫn đến nhiều thách thức cho người dân trong việc chăm sóc cây tiêu. Điều này tạo cơ hội cho giá tiêu tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm nay cũng như đầu năm 2022.

Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành hồ tiêu, nhu cầu từ các thị trường lớn như Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Trung Đông tăng lên trong năm nay sau khi giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo giá phân bón trung bình năm 2021 dự báo cao hơn 25% so với năm 2020, trước khi giảm vào năm 2022 do nhu cầu phân bón thế giới tăng. Trong khi đó, giá xăng hôm 10/11 đã tăng lên gần 25.000 đồng/l, cao nhất 7 năm qua.

Còn khoảng 3 tháng nữa là đến kỳ thu hoạch vụ tiêu mới, thông tin giá nguyên vật liệu, phân bón tăng cao khiến người nông dân không khỏi lo lắng.

Về xuất khẩu, quý III/2021, giá hạt tiêu xuất khẩu tại hầu hết các nước sản xuất lớn trên thế giới đểu tăng do nguồn cung khan hiếm và hoạt động vận chuyển gặp khó khăn. Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu tăng dịp cuối năm cũng tác động tích cực lên giá hạt tiêu.

Tại Việt Nam, theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu quý III/2021 giảm mạnh so với quý II/2021 do ảnh hưởng tiêu cực từ làn sóng Covid-19 lần thứ 4, giảm 36,5% về lượng và giảm 30,1% về trị giá, nhưng so với quý III/2020 lại tăng 10,7% về lượng và tăng 66,9% về trị giá, đạt 59,3 nghìn tấn, trị giá 223,44 triệu USD.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 213 nghìn tấn, trị giá 719,16 triệu USD, giảm 3,2% về lượng, nhưng tăng 47% về trị giá so với 9 tháng đầu năm 2020. Dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ tăng dịp cuối năm nhờ nhu cầu tiêu thụ của thị trường nước ngoài tăng, giá giữ ở mức cao.