Fado.vn đăng thông báo ngừng kinh doanh sản phẩm của H&M trên trang chủ
Trên trang chủ của mình, Fado.vn cũng ghim 1 thông báo với nội dung "Chúng tôi không hợp tác với thương hiệu không tôn trọng chủ quyền Việt Nam".
“Đội ngũ Fado.vn là người Việt Nam, nên không hợp tác với thương hiệu không tôn trọng chủ quyền Việt Nam”, Ông Đạt Phạm CEO của Công ty cổ phần Fado Việt Nam nhấn mạnh.
Fado.vn đăng thông báo ngừng kinh doanh sản phẩm của H&M trên trang chủ. |
Được thành lập vào năm 2014, đến nay Fado.vn thuộc top 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. Fado.vn là nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, tập trung kinh doanh các sản phẩm về thời trang, trang sức. Ngoài ra, sàn cũng kinh doanh thêm các sản phẩm công nghệ và nhiều mặt hàng tổng hợp khác.
Trước đó, theo Sohu, cư dân mạng Trung Quốc đã phát hiện website của thương hiệu thời trang H&M (hm.com) đăng tải bản đồ nước này nhưng không có đường lưỡi bò. Ngay lập tức, từ khóa liên quan đến vấn đề này nhảy lên hạng 2 trên bảng xếp hạng tìm kiếm của Weibo.
Sau đó, chính quyền Thượng Hải đã thông báo cho phía đại diện của H&M và muốn họ sửa lại vì "bản đồ có vấn đề". Chỉ ít giờ sau, đại diện H&M cho biết họ đã chấp nhận đề nghị của cơ quan quản lý và "chỉnh sửa ngay lập tức".
Fado.vn ghim 1 thông báo với nội dung "Chúng tôi không hợp tác với thương hiệu không tôn trọng chủ quyền Việt Nam". |
Hiện nay, trên mạng xã hội, người dân cho rằng H&M đã sửa đổi bản đồ Trung Quốc từ không có đường lưỡi bò sang có hiển thị đường lưỡi bò phi pháp.
Hành động này của H&M nhanh chóng khiến cộng đồng mạng Việt Nam phẫn nộ. Nhiều người cho rằng, bản đồ Trung Quốc chứa đường lưỡi bò là loại bản đồ không hợp pháp, chưa được thế giới công nhân. Việc H&M đăng tải đường lưỡi bò chính là một trong những hành vi phi lý, không trung lập. Làn sóng tẩy chay H&M nhanh chóng lan toả rộng rãi trên khắp các trang mạng xã hội Việt Nam.
Tại Việt Nam H&M mở cửa hàng đầu tiên vào tháng 9/2017 tại TP HCM và thu hút được một lượng khách hàng đông đảo. Hai tháng sau H&M tiếp tục mở của hàng ở Hà Nội.
Dù chỉ có mặt tháng 9/2017 nhưng doanh thu trong năm của H&M là 277 tỷ đồng, lợi nhuận gộp là 152 tỷ đồng tương đương biên lợi nhuận hộp lên tới 67%. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của H&M chỉ là 13 tỷ đồng và 10 tỷ dồng cho thấy chi phí bán hàng và quản lý chiếm tỷ trọng rất lớn.
Năm 2018 lợi nhuận H&M tăng gấp 3 lần lên 763 tỷ đồng và năm 2019 tăng tiếp lên 1.116 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của hai năm tăng so với năm 2017 tuy nhiên ở mức rất thấp là 11 tỷ đồng và 57 tỷ đồng trong bối cảnh tỷ suất gộp ổn định ở mức 65-67%.
Tính đến thời điểm hiện tại, H&M đang có 12 cửa hàng ở Việt Nam bao gồm: 5 cửa hàng ở Hà Nội, 4 cửa hàng ở TP.HCM, 3 của hàng ở Hạ long, Đà Nẵng, Cần Thơ.