Phong trào này đã tạo nên danh tiếng của mình bằng cách cáo buộc giới truyền thông và các chính trị gia nói dối về đại dịch COVID-19.

Người đứng đầu chính sách an ninh của Facebook, bà Nathaniel Gleicher, nói với các phóng viên rằng: "Những người đứng sau hoạt động này sử dụng các tài khoản thật và các tài khoản ảo để đăng và khuếch đại nội dung vi phạm, chủ yếu tập trung vào thuyết âm mưu rằng các lệnh giới nghiêm của chính phủ Đức vì COVID-19 là một phần trong kế hoạch tước đoạt quyền tự do và cơ bản của người dân".

Tài khoản của người sáng lập Querdenken, Michael Ballweg cũng bị ảnh hưởng.

Nhóm này đã trở nên nổi tiếng trong các cuộc biểu tình chống giãn cách ở Đức, và thu hút nhiều nhóm khác nhau bao gồm cả những người từ các đảng cực hữu. Tại một số cuộc biểu tình chống đàn áp, các sĩ quan cảnh sát và nhà báo đã bị tấn công bởi các thành viên của phong trào.

Facebook xóa tài khoản của nhóm chống giãn cách ở Đức
Facebook xóa tài khoản của nhóm chống giãn cách ở Đức

Theo Facebook, các cá nhân liên kết với phong trào Querdenken liên tục vi phạm các tiêu chuẩn của nền tảng này về việc truyền bá thông tin sai lệch về sức khỏe, kích động bạo lực, bắt nạt, quấy rối và có lời lẽ căm thù. Bà Gleicher nói rằng nhóm đang gây ra "các tác hại với xã hội".

Tuy nhiên, Facebook cho biết họ không cấm tất cả nội dung Querdenken. Công ty đang "tiếp tục theo dõi tình hình và sẽ hành động" nếu cần thiết, theo đại diện Facebook.

Đây là lần đầu tiên Facebook thực hiện hành động chống lại chiến dịch "gây hại cho xã hội".

Vào tháng 5 năm nay, YouTube đã xóa kênh Querdenken 711 với cáo buộc vi phạm nguyên tắc thông tin sai lệch của YouTube.