Trong cuộc họp đại hội cổ đông vào ngày 27/7, Zuckerberg đã vẽ ra một bức tranh về một công ty đang gặp khủng hoảng.

"Tôi luôn cố gắng thúc đẩy công ty này không ngừng học hỏi và tiến bước nhanh hơn. Thời điểm chúng ta dừng lại chính là thời điểm chúng ta bị tụt lại phía sau. Đây là một thị trường rất cạnh tranh", Zuckerberg nhấn mạnh Meta đang bước vào một trong những "thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử phát triển".

Facebook vẫn kiếm lời hàng tỷ USD chứ không khó khăn như Zuckerberg khẳng định
Mark Zuckerberg khẳng định Meta đang rơi vào "khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử"

Trong đại dịch COVID-19, doanh thu của Facebook tăng trưởng nhanh chóng bởi người dùng dành nhiều thời gian với các thiết bị điện tử hơn, theo đó là các hoạt động mua sắm trực tuyến tăng mạnh.

Trong Quý 2 năm 2019, công ty đã báo cáo mức tăng trưởng doanh thu cả năm là 28% và hai năm sau, con số đó đã tăng gấp đôi, lên 56%.

Dù vậy, cũng có nhiều lý do khiến nhà sáng lập Facebook cảm thấy bi quan. Đầu tiên là khi dịch bệnh được kiểm soát, người dùng quay lại với nhịp sống trực tiếp, giảm thiểu mua sắm trực tuyến, đồng thời họ cũng phải tiết kiệm hơn cho các hoạt động khác.

Mặt khác, việc Apple thay đổi chính sách về quyền riêng tư trên các thiết bị sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh quảng cáo của Meta trên Facebook. Ước tính, sự thay đổi này sẽ khiến Meta mất đi khoảng 10 tỷ USD doanh thu trog năm nay.

Bên cạnh đó, danh tiếng của công ty cũng đang là một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng. Rất nhiều người dùng đã chỉ trích công ty đã lạm dụng quảng cáo không chỉ trên Facebook mà còn trên các mạng xã hội khác như Instagram, ảnh hưởng đến trải nghiệm của họ.

Lại nói, trước dịch COVID-19, mạng xã hội Facebook gần như thống trị toàn cầu với khoảng 3 tỷ người dùng mỗi ngày. Tuy nhiên, những năm gần đây đã cho thấy sự phát triển của các mạng xã hội tại từng quốc gia, đơn cử như Tik Tok tại Trung Quốc, cạnh tranh với Facebook tại thị trường đất nước tỷ dân này.

Theo Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 2/2022, lần đầu tiên trong lịch sử của Meta báo cáo doanh thu giảm. Dù vậy, mức giảm hầu như không đáng kể, chỉ giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn cao hơn 70% so với Quý 2/2019. Công ty vẫn đạt doanh thu đáng kinh ngạc là 29 tỷ USD với 7 tỷ USD lợi nhuận. Những con số này khiến các công ty truyền thông mạng xã hội khác trở nên nhỏ bé.

Facebook vẫn kiếm lời hàng tỷ USD chứ không khó khăn như Zuckerberg khẳng định
Facebook "bỏ xa" các mạng xã hội khác về doanh thu

Snap chỉ thu về 1 tỷ USD trong quý gần đây nhất và báo lỗ hơn 400 triệu USD. Pinterest chỉ đạt khoảng một nửa doanh thu của Snap, báo lỗ ít hơn, nhưng đang gặp vấn đề nội bộ với CEO của mình. Twitter thì đang vướng vào vụ kiện với Elon Musk, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị cổ phiếu.

Mặc dù Tik Tok có thể được xem là một đối thủ cạnh tranh của Facebook nhưng khoảng cách chênh lệch vẫn còn rất xa.

Tik Tok đang phát triển nhanh chóng nhưng công ty này vẫn chưa tìm ra cách biến sự tăng trưởng về số lượng người dùng thành doanh thu giống như Facebook đã và đang làm được. Doanh thu năm 2021 của TikTok ước tính là 4 tỷ đô la, chỉ riêng lợi nhuận của Meta đã gấp 8 lần con số đó chứ chưa nói đến doanh thu.

Doanh thu trung bình của Facebook trên mỗi người dùng ở Hoa Kỳ và Canada là hơn 50 USD/người trong Quý 2/2022, Pinterest chỉ đạt dưới 6 USD/người. Tik Tok hoàn toàn không công bố con số này nhưng dù có thì khoảng cách chắc chắn còn rất xa so với Facebook.

Theo Bloomberg, nếu có một cuộc "khủng hoảng" thì Meta chắc chắn không gặp vấn đề về mặt tài chính mà là sự không phù hợp về mặt văn hoá.

Những vụ kiện Facebook đã công bố nhiều tài liệu cho thấy mạng xã hội này đang đem đến nhiều mối nguy hại cho người dùng. Chính vì thế, Facebook đã mất đi sức hút ở nhiều quốc gia, có thể kể đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ả Rập Xê Út, ...