Doanh nghiệp nhà nước tồn tại trong mọi nền kinh tế. Ở Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng, được khẳng định cả trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước lẫn trong thực tiễn. Doanh nghiệp nhà nước là gì? Có bao nhiêu loại doanh nghiệp nhà nước?
Doanh nghiệp nhà nước là gì?
Ngoài Việt Nam, trên thế giới cũng có rất nhiều quốc gia quy định về loại hình doanh nghiệp nhà nước, chính vì vậy mà quy định về khái niệm của doanh nghiệp nhà nước cũng được mỗi quốc gia hiểu theo cách khác nhau. Trong đó, phải kể đến đầu tiên là việc định nghĩa doanh nghiệp nhà nước của Liên hợp quốc định nghĩa là: “Xí nghiệp quốc doanh là những xí nghiệp do nhà nước nắm toàn bộ hoặc một phần sở hữu và nhà nước kiểm soát tới một mức độ nhất định quả trình ra quyết định của xí nghiệp’’. Từ định nghĩa này có thể thấy rằng việc Liên hợp quốc rất chú trọng đến vấn đề sở hữu và quyền kiểm soát của nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước.
Song song với đó, theo như quy định của Ngân hàng thế giới về định nghĩa của Doanh nghiệp Nhà nước lại cho rằng: “Doanh nghiệp nhà nước là các thực thể kinh tế thuộc sở hữu hay thuộc quyền kiểm soát của chinh phủ mà phần lớn thu nhập của họ được tạo ra thông qua việc bán các hàng hoá và dịch vụ”. Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới, định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước được hiểu theo cách đơn giản nhất là việc các đơn vị thực hiện các hoạt động kinh doanh, không bao gồm các đơn vị, các ngành thuộc sở hữu nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo vệ quốc phòng, an ninh…
Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp nhà nước của New Zealand năm 1986, tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều là công ty TNHH mà nhà nước là chủ sở hữu duy nhất và hai bộ trưởng thay mặt nhà nước thực hiện quyền sở hữu này.
Như vậy, mặc dù các quốc gia trên thế giới đều đưa ra các quy định về định nghĩa doanh nghiệp Nhà nước của mình là khác nhau nhưng các tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới đều thống nhất và đi đến một quyết định chung về việc định nghĩa nội dung của Doanh nghiệp nhà nước là: Doanh nghiệp nhà nước là những cơ sở sản xuất kinh doanh do nhà nước sở hữu toàn bộ hay phần lớn vốn trong doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này thuộc quyền sở hữu của nhà nước hay chủ yếu thuộc quyền sở hữu của nhà nước, do đó chính phủ có thể gây ảnh hưởng có tính chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước được mỗi quốc gia hiểu theo cách khác nhau.
Dựa trên các cách quy định và định nghĩa về doanh nghiệp Nhà nước nêu trên, ở Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước một bộ phận của kinh tế nhà nước và luôn được xác định giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, quan niệm về doanh nghiệp nhà nước trong các văn bản pháp luật ở nước ta có sự thay đổi theo thời gian. Theo khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.”.
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ti Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (tức sở hữu 100%). Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu trong trường hợp có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100%.
Một số doanh nghiệp nhà nước điển hình của Việt Nam.
Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước có những đặc điểm nổi bật sau:
– Chủ đầu tư: là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác. Với tư cách là chủ đầu tư duy nhất vào doanh nghiệp, nhà nước có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của từng doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, Nhà nước có quyền quyết định về hình thành, tổ chức lại và định đoạt; quyết định mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính; quyết định mô hình tổ chức quản lý, quyết định giải thể; kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp…
– Sở hữu vốn: Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc sở hữu phần vốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ).
– Hình thức tồn tại: doanh nghiệp nhà nước có nhiều hình thức tồn tại. Nếu doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì có các loại hình doanh nghiệp như: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước. Nếu doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có thể tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
– Trách nhiệm tài sản: doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp. Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.
– Tư cách pháp lý: doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân.
– Luật áp dụng: các công ty nhà nước đã thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Các loại doanh nghiệp nhà nước khác tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Phân loại doanh nghiệp nhà nước
Có tất cả ba cách phân loại với loại hình doanh nghiệp nhà nước. Cách xác định doanh nghiệp nhà nước là dựa vào chủ sở hữu vốn góp hoặc cổ phần. Doanh nghiệp nhà nước cũng có cơ cấu và tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
Dựa vào hình thức tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có năm loại, gồm:
Thứ nhất, công ty nhà nước: là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước.
Thứ hai, công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn. Tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005.
Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Tổ chức quản lí và đăng ký theo Luật doanh nghiệp năm 2005.
Thứ tư, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước, thành viên được ủy quyền góp vốn. Được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Thứ năm, doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước: là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ. Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp.
Dựa theo nguồn vốn, doanh nghiệp nhà nước có hai loại, gồm:
Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn, gồm: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên.
Thứ hai, doanh nghiệp do nhà nước có cổ, vốn góp chi phối, gồm: công ty cổ phần nhà nước mà nhà nước chiếm trên 50% cổ phiếu, công ty trách nhiệm hữu hạn mà nhà nước chiếm trên 50% vốn góp.
Dựa theo mô hình tổ chức quản lý, doanh nghiệp nhà nước có hai loại, gồm:
Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị: hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhà nước.
Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị: giám đốc doanh nghiệp được nhà nước bổ nhiệm hoặc thuê để điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
Báo cáo của hãng tư vấn Momentum Works (Singapore) cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Trung Quốc đã buộc các công ty F&B phải tìm kiếm doanh thu mới ở nước ngoài, và Đông Nam Á trở thành điểm đến lý tưởng.
Tại Hội nghị Hợp tác Đầu tư Việt Nam – Lào năm 2025, tỷ phú Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trường Hải (THACO) đã chia sẻ kế hoạch đầu tư KCN và trung tâm logistics tại Lào.
Công ty cổ phần Chứng khoán Everest (mã chứng khoán EVS) vừa thông báo bổ nhiệm Cố vấn Hội đồng quản trị Nguyễn Thanh Hải vào vị trí Tổng Giám đốc và người đại diện pháp luật, thay thế cho ông Phạm Hồng Minh đã từ nhiệm.
Tập đoàn Vingroup (mã cổ phiếu VIC: HoSE) vừa cho biết quỹ SK Investment Vina II sẽ chuyển nhượng hơn 50,8 triệu cổ phiếu VIC trong khoảng thời gian từ 16/1-14/2/2025 với mục đích tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Đầu năm 2025, sự biến động tài sản và thứ hạng của các tỷ phú trên sàn chứng khoán Việt Nam tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận. Với những thay đổi đáng kể trong danh sách top 10, đặc biệt là sự trỗi dậy của thế hệ Gen Z và sự tái định hình vị thế trong các ngành chủ chốt, thị trường đầy hứa hẹn.
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank - HoSE: mã chứng khoán LPB) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thông qua kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của ngân hàng.
Tuổi Tỵ, gắn liền với biểu tượng rắn – loài vật biểu trưng cho sự khéo léo và trí tuệ, từ lâu đã được coi là một trong những con giáp hội tụ nhiều vận may và tiềm năng thành công. Trong cộng đồng doanh nhân Việt Nam, không thiếu những gương mặt tuổi Tỵ nổi bật, ghi dấu ấn bằng những thành tựu vượt trội và đáng ngưỡng mộ.
Mới đây, HoSE đã gửi văn bản nhắc nhở và đề nghị Công ty cổ phần Xây dựng DIC Holdings (HoSE: DC4) nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán theo đúng quy định hiện hành để đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư và cổ đông.
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán KBC: HOSE) lên kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2025 lần 1 để thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025.
Đại diện CTCP Phát triển Bất Động sản Phát Đạt (HoSE: mã chứng khoán PDR) vừa lên tiếng về việc 3/6 thành viên Ban tổng giám đốc đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu.
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (Mã chứng khoán HAG) vừa thông qua việc giải thể công ty con Công ty cổ phần Nông nghiệp Kon Thụp, địa chỉ số 859 Trường Chinh, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đây là bước đi nằm trong chiến lược tái cấu trúc toàn diện mà HAGL thực hiện từ năm 2016.
Năm 2023, Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam lỗ sau thuế 592,7 tỷ đồng, trong khi năm 2022 lãi 81,2 tỷ đồng và năm 2021 lãi 402,3 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2023 giảm còn 1.830,8 tỷ đồng.
Nằm trong nhóm Big 4 ngân hàng, Ngân hàng BIDV thông tin, với lợi nhuận trước thuế năm 2024, riêng ngân hàng đạt 30.006 tỷ đồng (tương đương hơn 1,1 tỷ USD), tăng trưởng 12,4%.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố quyết định hủy niêm yết bắt buộc với hơn 33 triệu cổ phiếu GMC của Công ty Cổ phần Garmex Sài Gòn kể từ ngày 24/01. Ngày giao dịch cuối cùng là 23/01/2025.
Vạn Hương Investoco - Chủ đầu tư dự án Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng (hải Phòng) đã phát hành thành công 4 lô trái phiếu DRGCH2427001, DRGCH2427002, DRGCH2427003 và DRGCH2427004 trong năm 2024 "hút" về hơn 5.600 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề xuất Thủ tướng cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, tổng đầu tư dự kiến khoảng 550 tỷ đồng.
Ngày 7/1, HĐQT CTCP Tập đoàn Yeah1 (mã chứng khoán YEG), nhà sản xuất "Anh trai vượt ngàn chông gai" đã thông qua nghị quyết về việc triển khai chào bán cổ phiếu ra công chúng và chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền mua cổ phiếu của cổ đông hiện hữu.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?