Doanh nghiệp nhà nước tồn tại trong mọi nền kinh tế. Ở Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng, được khẳng định cả trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước lẫn trong thực tiễn. Doanh nghiệp nhà nước là gì? Có bao nhiêu loại doanh nghiệp nhà nước?
Doanh nghiệp nhà nước là gì?
Ngoài Việt Nam, trên thế giới cũng có rất nhiều quốc gia quy định về loại hình doanh nghiệp nhà nước, chính vì vậy mà quy định về khái niệm của doanh nghiệp nhà nước cũng được mỗi quốc gia hiểu theo cách khác nhau. Trong đó, phải kể đến đầu tiên là việc định nghĩa doanh nghiệp nhà nước của Liên hợp quốc định nghĩa là: “Xí nghiệp quốc doanh là những xí nghiệp do nhà nước nắm toàn bộ hoặc một phần sở hữu và nhà nước kiểm soát tới một mức độ nhất định quả trình ra quyết định của xí nghiệp’’. Từ định nghĩa này có thể thấy rằng việc Liên hợp quốc rất chú trọng đến vấn đề sở hữu và quyền kiểm soát của nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước.
Song song với đó, theo như quy định của Ngân hàng thế giới về định nghĩa của Doanh nghiệp Nhà nước lại cho rằng: “Doanh nghiệp nhà nước là các thực thể kinh tế thuộc sở hữu hay thuộc quyền kiểm soát của chinh phủ mà phần lớn thu nhập của họ được tạo ra thông qua việc bán các hàng hoá và dịch vụ”. Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới, định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước được hiểu theo cách đơn giản nhất là việc các đơn vị thực hiện các hoạt động kinh doanh, không bao gồm các đơn vị, các ngành thuộc sở hữu nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo vệ quốc phòng, an ninh…
Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp nhà nước của New Zealand năm 1986, tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều là công ty TNHH mà nhà nước là chủ sở hữu duy nhất và hai bộ trưởng thay mặt nhà nước thực hiện quyền sở hữu này.
Như vậy, mặc dù các quốc gia trên thế giới đều đưa ra các quy định về định nghĩa doanh nghiệp Nhà nước của mình là khác nhau nhưng các tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới đều thống nhất và đi đến một quyết định chung về việc định nghĩa nội dung của Doanh nghiệp nhà nước là: Doanh nghiệp nhà nước là những cơ sở sản xuất kinh doanh do nhà nước sở hữu toàn bộ hay phần lớn vốn trong doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này thuộc quyền sở hữu của nhà nước hay chủ yếu thuộc quyền sở hữu của nhà nước, do đó chính phủ có thể gây ảnh hưởng có tính chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước được mỗi quốc gia hiểu theo cách khác nhau.
Dựa trên các cách quy định và định nghĩa về doanh nghiệp Nhà nước nêu trên, ở Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước một bộ phận của kinh tế nhà nước và luôn được xác định giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, quan niệm về doanh nghiệp nhà nước trong các văn bản pháp luật ở nước ta có sự thay đổi theo thời gian. Theo khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.”.
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ti Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (tức sở hữu 100%). Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu trong trường hợp có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100%.
Một số doanh nghiệp nhà nước điển hình của Việt Nam.
Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước có những đặc điểm nổi bật sau:
– Chủ đầu tư: là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác. Với tư cách là chủ đầu tư duy nhất vào doanh nghiệp, nhà nước có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của từng doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, Nhà nước có quyền quyết định về hình thành, tổ chức lại và định đoạt; quyết định mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính; quyết định mô hình tổ chức quản lý, quyết định giải thể; kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp…
– Sở hữu vốn: Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc sở hữu phần vốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ).
– Hình thức tồn tại: doanh nghiệp nhà nước có nhiều hình thức tồn tại. Nếu doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì có các loại hình doanh nghiệp như: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước. Nếu doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có thể tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
– Trách nhiệm tài sản: doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp. Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.
– Tư cách pháp lý: doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân.
– Luật áp dụng: các công ty nhà nước đã thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Các loại doanh nghiệp nhà nước khác tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Phân loại doanh nghiệp nhà nước
Có tất cả ba cách phân loại với loại hình doanh nghiệp nhà nước. Cách xác định doanh nghiệp nhà nước là dựa vào chủ sở hữu vốn góp hoặc cổ phần. Doanh nghiệp nhà nước cũng có cơ cấu và tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
Dựa vào hình thức tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có năm loại, gồm:
Thứ nhất, công ty nhà nước: là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước.
Thứ hai, công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn. Tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005.
Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Tổ chức quản lí và đăng ký theo Luật doanh nghiệp năm 2005.
Thứ tư, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước, thành viên được ủy quyền góp vốn. Được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Thứ năm, doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước: là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ. Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp.
Dựa theo nguồn vốn, doanh nghiệp nhà nước có hai loại, gồm:
Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn, gồm: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên.
Thứ hai, doanh nghiệp do nhà nước có cổ, vốn góp chi phối, gồm: công ty cổ phần nhà nước mà nhà nước chiếm trên 50% cổ phiếu, công ty trách nhiệm hữu hạn mà nhà nước chiếm trên 50% vốn góp.
Dựa theo mô hình tổ chức quản lý, doanh nghiệp nhà nước có hai loại, gồm:
Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị: hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhà nước.
Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị: giám đốc doanh nghiệp được nhà nước bổ nhiệm hoặc thuê để điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty trí tuệ nhân tạo xAI của Elon Musk đang tiến gần đến việc hoàn tất thương vụ phát hành trái phiếu trị giá 5 tỷ USD do Morgan Stanley đứng đầu, bất chấp sự quan tâm khá dè dặt từ giới đầu tư.
Theo đó, vốn điều lệ của Công ty mẹ - VEC được phê duyệt đến hết năm 2026 là 39.366 tỷ đồng, tăng 38.251 tỷ đồng so với mức vốn điều lệ đã được phê duyệt đến năm 2023.
CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: mã chứng khoán PDR) công bố thông tin về ứng viên Thành viên độc lập HĐQT do Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt đề cử.
CTCP Tập đoàn Lộc Trời (LTG) sẽ trình lên ĐHĐCĐ thường niên 2025 diễn ra ngày 14/7 tới đây kế hoạch kinh doanh dự kiến thua lỗ và xin hủy phương án chi trả cổ tức năm 2023.
Ban lãnh đạo OpenAI hiện đang bàn bạc về khả năng cáo buộc Microsoft - nhà đầu tư lớn nhất của mình, có hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quá trình hợp tác giữa hai bên.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết gần 24 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (mã chứng khoán NTC: UPCoM).
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: mã chứng khoán NVL) vừa thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị về kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ bất thường vào đầu tháng 8 tới đây.
Với 2 phương án phát hành cổ phiếu Nhà Khang Điền sẽ tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành lên mức 1,12 tỷ cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ 11.222,1 tỷ đồng.
Reddit vừa khởi kiện Anthropic - công ty đứng sau chatbot Claude AI - với cáo buộc thu thập trái phép hơn 100.000 bài đăng và bình luận của người dùng để huấn luyện mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) của mình.
Cuộc đua giữa các ông lớn công nghệ trong lĩnh vực mạng xã hội ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang bước vào giai đoạn gay cấn. Trong khi OpenAI của Sam Altman chuẩn bị tung ra nền tảng đối trọng với X (Twitter cũ), Meta của Mark Zuckerberg lại nỗ lực tích hợp AI vào mọi sản phẩm, tạo nên một cuộc chiến mới về quyền lực dữ liệu và trải nghiệm người dùng trên mạng xã hội, theo chuyên trang công nghệ Freethink.
Trong tuần qua, Giám đốc điều hành Nvidia - Jensen Huang đã thực hiện chuyến công du châu Âu, mang theo sự hào hứng và tò mò đến mọi nơi ông ghé thăm. Thông điệp mà ông nhấn mạnh rất rõ ràng: Nvidia chính là công ty có thể giúp châu Âu xây dựng hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI), từ đó nắm quyền chủ động trong kỷ nguyên công nghệ đầy biến động này.
Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Đầu tư I.P.A công bố Đại hội dự kiến tổ chức ngày 24/6 tại Hà Nội. Trong đó, Đầu tư I.P.A trình cổ đông không trả cổ tức cho cổ đông trong năm 2024, đồng thời công bố đơn xin từ nhiệm chức danh Thành viên HĐQT của bà Nguyễn Ngọc Thanh.
Bộ Xây dựng đã chính thức cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc – chủ sở hữu thương hiệu Sun PhuQuoc Airways (SPA).
Hội đồng Quản trị Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã chứng khoán PGI) vừa ban hành Nghị quyết số 18/2025/PJICO/NQ-HĐQT về việc bổ nhiệm ông Trần Anh Tuấn giữ chức vụ Tổng giám đốc Tổng công ty, nhiệm kỳ 5 năm, bắt đầu từ ngày 16/6/2025.
Ngày 12/6, dịch vụ điện toán đám mây của Google - Google Cloud, gặp sự cố gián đoạn nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, khiến nhiều dịch vụ Internet lớn bị ngưng trệ hoặc hoạt động không ổn định.
Meta, công ty mẹ của Facebook, đã chính thức hoàn tất thương vụ mua lại 49% cổ phần của startup chuyên gắn nhãn dữ liệu Scale AI với giá trị 14,3 tỷ USD, theo Reuters.
CTCP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: mã chứng khoán HQC) vừa công bố thông tin giao dịch cổ phiếu của Chủ tịch HĐQT, ông Trương Anh Tuấn.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?