Theo khảo sát của Trung tâm Giải pháp Y tế Deloitte Hoa Kỳ, các hệ thống y tế trên thế giới đang hướng đến việc nâng cao hiệu quả vận hành, gia tăng năng suất và cải thiện mức độ gắn kết với bệnh nhân vào năm 2025.
Dù ở đâu trên thế giới, nhiều hệ thống y tế hiện đang ở
ngã rẽ quan trọng. Họ thường phải vận hành trong điều kiện ngân sách hạn chế, đối
mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực kéo dài, sự kiệt sức của các bác sĩ lâm
sàng, cùng áp lực triển khai các công nghệ mới. Đồng thời, họ cũng phải theo kịp
những thay đổi trong sở thích và kỳ vọng của người bệnh.
Các hệ thống y tế phát triển trên thế giới đang hướng đến việc nâng cao hiệu quả vận hành, gia tăng năng suất và cải thiện mức độ gắn kết với bệnh nhân vào năm 2025
Cuộc khảo sát do Trung tâm Giải pháp Y tế Deloitte Hoa Kỳ thực hiện vào tháng 8–9/2024, với 121 giám đốc cấp cao từ Úc, Canada, Đức, Hà Lan, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Các khu vực này có ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu và phản ánh xu hướng y tế hiện nay. Tuy nhiên, khảo sát không bao gồm châu Phi, châu Á, Đông và Nam Âu, cũng như Nam Mỹ. Dù kết quả chủ yếu đại diện cho thị trường phát triển, thực tế cho thấy các nước đang phát triển, như Việt Nam, có thể có ưu tiên tương tự dù chưa có số liệu xác nhận.
Kỳ vọng siết chặt quy định quản lý công nghệ AI trong y tế
Hơn 80% các lãnh đạo y tế tham gia khảo sát kỳ vọng rằng công nghệ AI tạo sinh (Gen AI) sẽ có tác động đáng kể hoặc trung bình đến tổ chức của họ
vào năm 2025. Đồng thời, phần lớn cũng đồng ý rằng việc giám sát và điều chỉnh
công nghệ này là điều cần thiết.
Tại Hoa Kỳ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm
(FDA) đang cập nhật các quy định để quản lý sự gia tăng của AI trong y tế, tập
trung vào an toàn bệnh nhân và vòng đời của các công cụ AI.
Công nghệ AI tạo sinh sẽ có tác động đáng kể đến ngành y tế năm 2025. (Ảnh: Getty)
Tương tự, Liên minh
Châu Âu (EU) đã ban hành Đạo luật AI, yêu cầu mọi hệ thống AI hoạt động
trong EU phải tuân thủ các quy định hiện hành. Luật này phân loại AI thành bốn
nhóm rủi ro: không thể chấp nhận, rủi ro cao, rủi ro hạn chế và rủi ro tối thiểu.
Những hệ thống AI bị đánh giá là không thể chấp nhận sẽ bị cấm hoàn
toàn.
Cấp thiết: Nâng cao điều kiện làm việc để “giữ chân” nhân viên y tế
Tình trạng thiếu hụt nhân lực y tế toàn cầu dự kiến sẽ
tiếp tục diễn ra vào năm 2025, đặc biệt tại các quốc gia có thu nhập thấp và
trung bình. Các nền y tế phát triển cũng đối mặt với thách thức tương tự. Thực tế này khiến đầu tư vào chiến lược giữ chân và gắn kết nhân viên trở thành ưu tiên cấp thiết.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2030, thế giới sẽ thiếu khoảng 10 triệu nhân viên y tế. Hơn 80% lãnh đạo hệ thống y tế trong khảo sát thừa nhận họ sẽ đối mặt với những thách thức bên ngoài về nguồn nhân lực, như khó khăn trong tuyển dụng và thiếu hụt nhân tài.
Thực tế đã chứng minh mức độ cấp bách của vấn đề này.
Đầu năm 2024, hơn 12.000 bác sĩ nội trú tại Hàn Quốc đình công để yêu cầu điều
kiện làm việc tốt hơn và giảm giờ làm. Hàn Quốc hiện có tỷ lệ bác sĩ trên dân số
thuộc hàng thấp nhất trong các nước phát triển, chỉ 2,6 bác sĩ trên 1.000 dân.
Tại Anh, bác sĩ nội trú của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) cũng tổ chức một đợt
đình công kéo dài để đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc, khiến hơn 1,5
triệu cuộc hẹn bị hủy bỏ.
Tại New Zealand, 36.000 y tá, trợ lý y tế và nữ hộ
sinh đã đình công vào tháng 12/2024 để yêu cầu tăng lương và đảm bảo an toàn
cho bệnh nhân.
Tình trạng thiếu hụt nhân lực y tế toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2025. (Ảnh: Getty)
Tình trạng kiệt sức của nhân viên y tế do áp lực công
việc kéo dài không chỉ làm giảm năng suất, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến chất
lượng chăm sóc bệnh nhân. Trong nhiều tổ chức y tế, nhân viên không được coi là
tài sản cốt lõi khi ngân sách bị thắt chặt.
Tuy nhiên, việc ưu tiên sức khỏe và
phúc lợi của nhân viên có thể giúp giảm chi phí dài hạn, bằng cách hạn chế tình
trạng nghỉ việc và tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên.
Cắt giảm gánh nặng hành chính trong y tế Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng kiệt sức trong ngành y tế là công việc hành chính quá tải. Nghiên cứu chỉ ra rằng có từ 15% đến 28% công việc của y tá là các nhiệm vụ giá trị thấp. Đối với các bác sĩ làm việc tại khoa hồi sức tích cực, họ chỉ dành khoảng 15% đến 30% thời gian trực tiếp với bệnh nhân, phần còn lại là nhập dữ liệu và hoàn tất giấy tờ hành chính.
Để giải quyết thách thức nhân lực và nâng
cao hiệu quả làm việc, các hệ thống y tế đang áp dụng các chiến lược sau: Ứng
dụng công nghệ để giảm công việc hành chính giá trị thấp; Đào tạo và hướng dẫn
nhân viên về công nghệ mới; Chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất cho nhân
viên.
Việc đầu tư vào nhân lực y tế không chỉ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ
chăm sóc sức khỏe mà còn mang lại lợi ích dài hạn cho toàn bộ hệ thống y tế.
Đáp ứng và thậm chí phải vượt qua kỳ vọng của bệnh nhân
Thời gian chờ đợi kéo dài để được thăm khám hoặc thực
hiện các xét nghiệm y khoa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của bệnh
nhân. Tại các quốc gia phát triển, những người sử dụng hệ thống y tế công thường phải chờ nhiều ngày, thậm
chí nhiều tuần để có được lịch hẹn. Chẳng hạn, vào năm 2023, thời gian chờ
trung bình cho một ca chụp MRI tại Canada lên tới 12,9 tuần, dài hơn hai
tuần so với năm trước đó.
Khi kỳ vọng không được đáp ứng, bệnh nhân sử dụng hệ
thống y tế công ít có sự linh hoạt trong việc thay đổi bác sĩ hoặc cơ sở điều
trị hơn so với những người có bảo hiểm y tế tư nhân hoặc tự chi trả. Tuy nhiên,
sự phổ biến của thông tin y khoa đang dần thay đổi thực trạng này, trao quyền
cho bệnh nhân trong việc đưa ra quyết định về sức khỏe của họ.
Sự phổ biến của thông tin y khoa đang trao quyền cho người dân nhiều hơn trong các quyết định sức khỏe. (Ảnh: Getty)
Ngày nay, bệnh nhân có thể tiếp cận lượng dữ liệu y tế
phong phú hơn bao giờ hết. Sự kết hợp giữa thông tin này với các ứng dụng và
công cụ kỹ thuật số giúp họ chủ động hơn trong việc quản lý sức khỏe cá nhân.
Đồng
thời, trải nghiệm của họ trong các ngành bán lẻ và tài chính đang định hình lại
kỳ vọng đối với hệ thống y tế và bác sĩ. Những thay đổi này có thể tác động mạnh
mẽ đến ngành y tế trong năm 2025.
Những mô hình điều trị thay thế, như chăm sóc sức
khỏe từ xa (telehealth) hoặc bệnh viện tại nhà, cũng có thể giúp đáp ứng
tốt hơn kỳ vọng của bệnh nhân. Gần 90% lãnh đạo y tế tin rằng việc mở rộng
các công cụ kỹ thuật số, hệ thống chăm sóc kết nối và dịch vụ y tế từ xa sẽ ảnh
hưởng đến chiến lược của họ trong năm 2025.
"Ồ ạt" chuyển đổi số ngành y tế tại châu Á
Nhiều quốc gia châu Á đang tiến hành chuyển đổi số nhưng cần đảm bảo dữ liệu y tế được quản lý đúng cách. Ví dụ, chín bệnh viện tư nhân tại Singapore đã cam kết chia sẻ dữ liệu bệnh nhân với hệ thống hồ sơ y tế quốc gia vào cuối năm 2024. Malaysia đang xây dựng một hệ thống EMR quốc gia, trong khi tập đoàn y tế IHH Healthcare đã chuyển một số cơ sở dữ liệu bệnh viện tại Malaysia và Singapore lên đám mây.
Tại Nhật Bản, chính phủ đang triển khai hệ thống tập
trung dữ liệu từ nhiều nền tảng y tế khác nhau. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi
Nhật Bản cũng đang nới lỏng các rào cản pháp lý và cung cấp trợ cấp
để hỗ trợ việc chia sẻ dữ liệu y tế trên toàn quốc.
Ấn Độ đã phát triển Nhiệm vụ Chuyển đổi số Y tế
Ayushman Bharat, kết nối các bệnh viện, phòng khám, công ty bảo hiểm, bác
sĩ, phòng xét nghiệm và nhà thuốc. Hội đồng Kiểm định Quốc gia về Bệnh viện
& Nhà cung cấp Dịch vụ Y tế của Ấn Độ cũng đã đưa ra các tiêu chuẩn sơ bộ
cho hệ thống EMR.
Công cuộc chuyển đổi số cần đảm bảo dữ liệu y tế được quản lý đúng cách. (Ảnh: Getty)
Ở Indonesia, khoảng 80% cơ sở y tế vẫn chưa áp
dụng công nghệ số, và 270 triệu hồ sơ bệnh nhân chỉ tồn tại dưới dạng giấy
tờ. Chính phủ nước này đã công bố Chiến lược Chuyển đổi Số Y tế, cung cấp
lộ trình cho các bên liên quan nhằm thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống y tế.
Chăm sóc sức khỏe từ xa có thể làm tăng chi phí Các giải pháp y tế từ xa giúp bệnh nhân tiếp cận dịch vụ nhanh chóng hơn, nhưng nếu không được triển khai hợp lý, chúng có thể gia tăng chi phí cho hệ thống y tế. Chẳng hạn, bệnh viện có thể áp dụng khoa điều trị ảo để giải quyết tình trạng thiếu giường bệnh. Tuy nhiên, nếu mô hình này không thực sự giúp giảm tải số lượng bệnh nhân nội trú, nó có thể làm phát sinh chi phí mới và tạo thêm áp lực cho nhân viên y tế.
Việc triển khai các dịch vụ số cũng cần xét đến yếu tố
khả năng tiếp cận của bệnh nhân. Trong khi một số bệnh nhân có thể dễ
dàng sử dụng smartphone, máy tính bảng hoặc laptop để kết nối với bác
sĩ, nhiều người lại không có điều kiện tiếp cận các thiết bị này hoặc không có
mạng internet đủ mạnh. Một số khác có thể gặp khó khăn khi sử dụng công nghệ hoặc
không có không gian riêng tư để thực hiện khám bệnh từ xa.
Do đó, hệ thống y tế
cần hợp tác với nhiều bên liên quan để phát triển chiến lược chăm sóc đa
kênh, giúp cải thiện kiến thức số và tài chính cho bệnh nhân. Nếu
không có sự đầu tư này, chuyển đổi số có thể làm trầm trọng thêm bất bình đẳng
y tế.
Ưu tiên vấn đề khí hậu và phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các vấn đề sức khỏe
như hen suyễn, sốc nhiệt và bệnh truyền nhiễm do muỗi và côn trùng. Nhiệt độ ấm
hơn và độ ẩm cao có thể làm tăng nguy cơ lan truyền các bệnh như sốt xuất huyết,
Zika và West Nile. Ngoài tác động đến bệnh nhân, ngành y tế cũng góp phần vào vấn
đề này khi phát thải tới 5,2% lượng khí nhà kính toàn cầu.
Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các vấn đề sức khỏe phức tạp. (Ảnh: Getty)
Dù có vai trò quan trọng trong việc ứng phó với các rủi
ro sức khỏe do biến đổi khí hậu, chỉ 10% lãnh đạo y tế coi đây là ưu tiên hàng
đầu, mặc dù 46% thừa nhận vấn đề này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức của họ
trong năm nay. Việc đầu tư vào phát triển bền vững có thể giúp giảm chi phí, cải
thiện sức khỏe cộng đồng và hạn chế nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế (chẳng hạn như
giảm số ca cấp cứu do hen suyễn).
Tuy nhiên, các sáng kiến về khí hậu thường bị
xem là chi phí bổ sung, khiến chúng khó được triển khai nếu không có chính sách
hỗ trợ tài chính mạnh mẽ.
Triển vọng nào cho Việt Nam?
Tại Việt Nam, hệ thống y tế đang từng bước chuyển đổi
số để cải thiện chất lượng dịch vụ và khả năng tiếp cận. Hồ sơ sức khỏe điện tử
(EHR) đã được triển khai tại nhiều bệnh viện lớn, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về
tính đồng bộ giữa các tuyến y tế. Ngoài ra, các mô hình như khám bệnh từ xa
(telehealth) và bệnh viện thông minh đang được đẩy mạnh, đặc biệt tại các bệnh
viện trung ương.
Ngành y tế Việt Nam đang đối mặt nhiều cơ hội và thách thức trong năm 2025 khi chuyển đổi số, phát triển khoa học công nghệ được đặc biệt chú trọng. (Ảnh: Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn)
Dù vậy, y tế số tại Việt Nam vẫn gặp nhiều thách thức.
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng công nghệ chưa đồng đều, đặc biệt ở các tuyến y tế cơ sở.
Thứ hai, khả năng tiếp cận công nghệ của người dân còn hạn chế, nhất là ở vùng
sâu, vùng xa, nơi nhiều người chưa quen sử dụng thiết bị số. Cuối cùng, vấn đề tài
chính và đầu tư vẫn là rào cản lớn, khi nhiều bệnh viện hoạt động theo cơ chế tự
chủ nhưng chưa đủ nguồn lực để áp dụng công nghệ mới.
Để giải quyết những thách thức này, cần có sự hợp tác
chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức y tế, hướng tới một hệ thống
y tế số toàn diện, hiệu quả và bền vững.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Cục quản lý khám chữa bệnh triển khai Chương trình "Tiếp cận y tế toàn diện" tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xây dựng một xã hội toàn diện về tiếp cận dịch vụ sức khỏe chất lượng. Chương trình "Tiếp cận y tế toàn diện" đã xác định các mục tiêu cụ thể từ nay đến 2030, bao gồm: Ít nhất 50% cơ sở y tế tuyến quận, huyện được tập huấn và chuyển giao công nghệ AI ứng dụng trong sàng lọc các bệnh về phổi và các bệnh mạn tính khác; 100% hội viên Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam được hỗ trợ, tập huấn và sử dụng thành thạo các công cụ AI và quản lý bệnh nhân qua app cũng như các nền tảng tân tiến khác của Trung ương Hội; Thí điểm sử dụng AI y tế như công cụ tiền sàng lọc, làm căn cứ để Bảo hiểm Y tế thanh toán cho sàng lọc bệnh mạn tính....
Vĩ thanh: Hiện thực hóa tham vọng y tế số trong năm 2025
Chuyển đổi số tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của hệ thống y tế toàn cầu. Bất kể vị trí địa lý, số hóa có thể tự động hóa quy trình thủ công, nâng cao năng suất và giảm áp lực cho nhân viên y tế.
Vì chi phí nhân sự chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách y tế, các giải pháp công nghệ giúp cải thiện hiệu suất làm việc của bác sĩ và y tá có thể mang lại lợi tức đầu tư đáng kể. Đồng thời, chuyển đổi số có tiềm năng cải thiện chất lượng chăm sóc và nâng cao trải nghiệm bệnh nhân.
Mặc dù nhiều hệ thống y tế đang đối mặt với ngân sách hạn chế và tình trạng thiếu hụt nhân lực, những giải pháp công nghệ đột phá có thể giúp họ vượt qua thách thức và hiện thực hóa tham vọng nâng cao chất lượng dịch vụ trong năm 2025.
Báo cáo mới nhất của Chainalysis công bố trong tuần ước tính tổng thiệt hại do các vụ lừa đảo tiền điện tử trong năm 2024 đã lên tới 9,9 tỷ USD. Chainalysis dự đoán con số này có thể tăng lên mức 12,4 tỷ USD, khi họ tiếp tục thu thập thêm thông tin.
Tại tờ trình dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính đề xuất giữ nguyên 11 đơn vị cấp tỉnh, còn 52 đơn vị thuộc diện sắp xếp.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã gửi văn bản thông báo thu hồi thuốc Cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên toàn quốc và Công ty cổ phần Dược phẩm Pymepharco (địa chỉ: 166 - 170 Nguyễn Huệ, Tuy Hòa, Phú Yên).
Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong quý I, ngành du lịch tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý, xây dựng phát triển và quảng bá các sản phẩm du lịch. Các hoạt động đã góp phần duy trì và thúc đẩy tăng trưởng cho du lịch Thủ đô.
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến liên quan đến dự thảo Thông tư quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở cho việc xác định giá gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian.
Trong ngành giải trí nói chung và âm nhạc nói riêng thử thách là một điều không thể thiếu. Đây cũng là nguồn lực đối với ca sĩ Nguyễn Thạc Bảo Ngọc. Giọng ca 9X đã chinh phục trái tim người nghe bằng niềm đam mê ca hát, nhưng đằng sau ánh đèn sân khấu âm nhạc còn mang lại những giá trị tinh thần sâu sắc mà ít ai hiểu được. Hãy cùng khám phá những giá trị âm nhạc đã mang lại cho Bảo Ngọc trong cuộc sống của cô qua bài viết này.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, 1.000 Thẻ vàng đã được bán chỉ riêng trong ngày hôm qua, cho thấy chương trình Thẻ Vàng của Tổng thống Donald Trump đang nhận được sự quan tâm lớn cho những người muốn “mua quốc tịch Mỹ” hiện thực hóa "giấc mơ Mỹ".
HĐXX quyết định hoãn phiên phúc thẩm vụ án liên quan cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Vă Quyết nhằm đảm bảo quyền lợi của bị cáo, người liên quan, cùng với đó tạo điều kiện cho các bị cáo khắc phục hậu quả.
Bộ Nội vụ cho biết, việc đặt tên đơn vị hành chính mới sau sáp nhập cần ưu tiên sử dụng một trong các tên gọi của các đơn vị hành chính trước khi sáp nhập để đặt tên cho đơn vị hành chính mới nhằm hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ, chỉ dẫn địa lý cấp tỉnh.
Việt Nam là quốc gia được nhiều du khách ghé thăm nhất ở Đông Nam Á trong năm 2024, vượt mặt Singapore. Đứng đầu là Thái Lan và Malaysia, với lần lượt 35 triệu và 25 triệu du khách.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt là đơn vị phân phối kẹo rau củ Kera, bị xử phạt 125 triệu đồng, thu hồi sản phẩm và tiêu huỷ, nộp lại tiền đã thu từ bán sản phẩm.
Sáng 24/3, ông Mai Văn Khiêm, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, năm 2025 dự báo có thể nằm trong nhóm những năm nóng nhất từng ghi nhận, với nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể cao hơn 1,29-1,53 độ C so với mức tiền công nghiệp.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 132/TB-VPCP ngày 24/3/2025 truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc về kết quả kiểm tra rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến 2 Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và Dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) có kế hoạch hoàn thành trong năm 2025.
Bộ Xây dựng vừa có báo cáo Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử về lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học, VNeID tại các cảng hàng không.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/3/2025 giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 21/3/2025.
Quận Hoàn Kiếm vừa kiến nghị UBND TP Hà Nội hạn chế tốc độ tối đa trong khu phố cổ xuống mức 30km/h nhằm tạo điều cho các phương tiện giao thông xanh, nhất là xe điện du lịch hoạt động.
Ngày 21/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố quy chế tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với nhiều điểm mới, trong đó bộ quyết định bỏ xét tuyển sớm thay vì giới hạn tối đa 20% chỉ tiêu so với dự thảo.
Văn phòng UBND Thành phố vừa ban hành Thông báo số 140/TB-VP về kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh tại buổi họp nghe báo cáo về việc cải tạo sông Tô Lịch và chỉnh trang khu vực hai bên sông Tô Lịch.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?